1.5. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực về XKLĐ
1.5.1. Kinh nghiệm của Philippines
Philippines là nƣớc trong khu vực thành công nhất về xuất khẩu lao động. Philippines xem xuất khẩu lao động là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Họ xem mình nhƣ một “Công ty toàn cầu” về cho thuê, cho mƣớn lao động. Theo đó luôn nỗ lực xây dựng một “ Kế hoạch kinh doanh” phù hợp với mục đích chính trị và kinh tế của mình. Mục tiêu tạo việc làm đƣợc xây dựng trong chiến lƣợc kinh tế xã hội thƣờng niên và chiến lƣợc đào tạo nhân công có trình độ cao.
Hiện nay có hơn 5 triệu lao động Philippines đang sống và làm việc tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bình quân mỗi năm có gần 1 triệu ngƣời Philippines ra nƣớc ngoài làm việc. Trong số đó các lao động ra nƣớc ngoài làm việc có gần 85% là thanh niên bắt đầu tham gia vào lực lƣợng lao động vì vậy đã tiết kiệm cho đất nƣớc hàng tỷ USD đầu tƣ giải quyết việc làm, ngoài ra số tiền lao động hàng năm gửi về cho đất nƣớc chiếm hơn 12% GDP (năm 2008 là 19 tỷ USD), gấp 5 lần vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài và bằng 25% nguồn thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, là lƣợng ngoại tệ đáng kể để phát triển kinh tế đất nƣớc.
Philippines khuyến khích xuất khẩu lao động hợp pháp, có thời hạn đồng thời hạn chế tối đa việc ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài bất hợp pháp. Chính phủ Philippines đã ban hành Đạo Luật về lao động di cƣ và ngƣời Philippines ở nƣớc ngoài (1995), phê chuẩn công ƣớc quốc tế về bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động và di cƣ và đồng thời đã ký kết đƣợc 60 văn bản thỏa thuận và hiệp định lao động với 50 nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở Philippines xuất khẩu lao động do nhà nƣớc quản lý thống nhất thông qua Cục Việc làm ngoài nƣớc thuộc Bộ Lao động và Việc làm, việc tuyển dụng và
đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc đƣợc cả các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức tƣ nhân đảm trách. Ngƣời lao động muốn đi xuất khẩu lao động phải đƣợc một trong các tổ chức này tuyển mộ hoặc phải có hợp đồng lao động cá nhân và đƣợc Cục Việc làm ngoài nƣớc công nhận phù hợp với bản thân mình và lợi ích quốc gia. Philippines chỉ chấp nhận cho lao động của mình đến làm việc ở các nƣớc có Luật Bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động nƣớc ngoài.
Tại Philippines nhà nƣớc bắt buộc và khuyến khích các doanh nghiệp lập quỹ đào tạo và không đƣợc thu lệ phí của ngƣời lao động nhằm nâng cao chất lƣợng lao động xuất khẩu. Các trung tâm đào tạo lớn thuộc Cục quản lý lao động và việc làm đƣợc thành lập nhằm đào tạo lại, bổ túc ngoại ngữ, kiến thức pháp luật cho ngƣời lao động. Nhà nƣớc cho phép các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo liên kết với nƣớc ngoài, nhất là nƣớc tiếp nhận lao động để đào tạo ngƣời lao động. Có thể nói đào tạo giáo dục định hƣớng là nhân tố cơ bản làm cho xuất khẩu lao động của Philippines trong nhiều năm qua đã đạt đƣợc kết quả cao nhất so với các nƣớc trong khu vực.
Mặc dù đã giao quyền tự chủ và trách nhiệm tuyển mộ lao động cho các doanh nghiệp lao động nhƣng Chính phủ vẫn duy trì vai trò quản lý và kiểm soát nhằm bảo vệ ngƣời lao động khi làm việc tại nƣớc ngoài. Hiện nay Philippines có hơn 80 văn phòng đại diện tại các nƣớc đứng đầu là ủy viên lao động, ngoài ra ngƣời lao động còn đƣợc trợ giúp bởi các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ khác nhƣ: Cục phúc lợi lao động di cƣ, Ban phát triển việc làm ngoài nƣớc, Văn phòng dịch vụ việc làm, Tổ chức Chữ Thập Đỏ, các hiệp hội xuất khẩu lao động, Ban bảo trợ xã hội và bảo vệ ngƣời lao động ở nƣớc ngoài với 27 chi nhánh làm việc tại 30 nƣớc, chịu trách nhiệm giải quyết mọi liên quan đến ngƣời lao động. Ngoài ra còn có Bộ ngoại giao, Văn phòng nhập cƣ, các tổ chức nghiệp đoàn cùng hỗ trợ ngƣời lao động. Lao động xuất khẩu đƣợc quản lý theo hệ thống thông tin dữ liệu tại đại sứ quán Philippines
ở mỗi nƣớc để nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến ngƣời lao động nhằm hỗ trợ kịp thời khi cần thiết, đƣợc văn phòng hải ngoại bao gồm đầy đủ các đại diện của tất cả các cơ quan liên quan giúp đỡ ngƣời lao động trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, dịch vụ tƣ vấn miễn phí, thủ tục hành chính, thủ tục chuyển tiền về nƣớc.
Lao động sau khi hoàn thành hợp đồng về nƣớc cũng đƣợc nhà nƣớc quan tâm một cách thỏa đáng bằng nhiều chính sách khác nhau nhƣ: ngƣời lao động đƣợc câp giấy chứng nhận “Batik Manggagawa” để đảm bảo chính sách ƣu đãi thuế và tài chính, chính sách ƣu đãi đất đai cho các cơ sở sản xuất kinh doanh do ngƣời lao động lập, chính sách chỗ ở, chính sách giáo dục và đào tạo lại cho gia đình và bản thân ngƣời lao động.