Kinh nghiệm của Indonesia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 41 - 43)

1.5. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực về XKLĐ

1.5.2. Kinh nghiệm của Indonesia

So với các nƣớc trong khu vực, Indonesia là nƣớc có nhiều tiềm năng về xuất khẩu lao động. Ngày nay, xuất khẩu lao động trở thành một ngành công nghiệp không dầu và có một vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc.

Xuất khẩu lao động đƣợc Chính phủ quan tâm từ cuối thập niên 70 khi mà số lao động làm việc ở nƣớc ngoài lên tới hơn 400 ngàn ngƣời, tuy vậy cho đến nay các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động này chỉ dừng lại ở cấp Bộ và Nghị định Chính phủ, cộng với hệ thống tổ chức và quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động yếu kém đang ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của xuất khẩu lao động mang lại.

Chính phủ quản lý và chỉ đạo chƣơng trình xuất khẩu lao động thông qua Bộ Nhân lực với hệ thống cơ quan đại diện trong và ngoài nƣớc nhằm xúc tiến thị trƣờng giúp ngƣời lao động tìm kiếm việc làm phù hợp, và quản lý ngƣời lao động khi làm việc ở nƣớc ngoài. Để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động, Chính phủ ban hành Nghị định PER – 02/MEN năm 1994 quy định

các thủ tục về tổ chức, điều kiện, quy trình tuyển mộ, đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài cũng nhƣ các vấn đề pháp lý và giải quyết tranh chấp. Ngoài ra Chính phủ còn xây dựng kế hoạch xuất khẩu lao động nhằm mục tiêu giảm dần lao động phổ thông, tăng lao động có tay nghề, hạn chế lao động bất hợp pháp, phấn đấu duy trì số lao động làm việc ở nƣớc ngoài thƣờng xuyên khoảng 5 triệu lao động với số ngoại tệ chuyển về nƣớc hàng năm gần 7 tỷ USD. Ngƣời lao động muốn đi làm việc ở nƣớc ngoài hợp pháp phải trực tiếp liên hệ với văn phòng cơ quan lao động Idonesia, đây là cơ quan duy nhất có chức năng xuất khẩu lao động, cơ quan này sau khi liên hệ với nƣớc nhập cƣ và có đƣợc giấy phép tiếp nhận lao động sẽ ký hợp đồng với ngƣời lao động. Sau đó, ngƣời lao động phải đăng ký với văn phòng AKAN thuộc Bộ Nhân lực để đƣợc huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ và kiểm tra tay nghề khi kết thúc khóa học. Chính vì thủ tục hành chính phức tạp, lệ phí cao, thời gian chờ đợi lâu, và điều khiện đòi hỏi cao cộng với chính sách không đồng bộ, tệ quan liêu của bộ máy xuất khẩu lao động đã đẩy ngƣời lao động đến với những văn phòng tuyển mộ lao động bất hợp pháp có mặt mọi nơi trên đất nƣớc Indonesia và chấp nhận ra nƣớc ngoài làm việc bất hợp pháp gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động khi ở nƣớc ngoài. Thống kê cho thấy cứ 1 ngƣời đi xuất khẩu lao động hợp pháp thì có 1 ngƣời đi ra nƣớc ngoài lao động bất hợp pháp và số tiền họ gửi về cho đất nƣớc tƣơng đƣơng nhau, nhƣng rủi ro và khó khăn của lao động bất hợp pháp thì gấp bội. Lao động đi làm việc bất hợp pháp tại nƣớc ngoài bằng nhiều con đƣờng nhƣ: hành hƣơng, du lịch, viếng thăm nhân thân, vƣợt biên, giấy tờ giả, ở lại khi hết hạn hợp đồng.

Lao động Indonesia tham gia xuất khẩu lao động có độ tuổi từ 15 đến 40 với trình độ học vấn thấp, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp hạn chế, họ chấp nhận công việc nặng nhọc, nguy hiểm với đồng lƣơng rẻ mạt, thời gian

làm việc dài. Indonesia là nƣớc hồi giáo duy nhất có nữ tham gia xuất khẩu lao động với số lƣợng ngày càng tăng, đặc biệt ở các nƣớc Trung Đông. Thị trƣờng xuất khẩu lao động chính là Malaysia, Ả rập Xê út, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông.

Việc bảo vệ quyền lợi lao động khi làm việc ở nƣớc ngoài chƣa đƣợc chính phủ quan tâm đúng mức, các văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài hoạt động không hiệu quả, ngƣời lao động chỉ còn cách tự bảo vệ lẫn nhau hoặc nhờ sự giúp đỡ của các hiệp hội lao động, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức tôn giáo mỗi khi có khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)