Mục tiêu và phƣơng hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 73 - 76)

4.1.1. Mục tiêu xuất khẩu và quản lý nhà nước về xuất khẩu LĐ sang thị trường Nhật Bản

4.1.1.1 Mục tiêu xuất khẩu

Trƣớc những biến động phức tạp kể cả về kinh tế lẫn chính trị trên thế giới và xu thế Toàn cầu hoá trong những năm qua đã tác động mạnh mẽ tới chính sách, xuất khẩu lao động của các nƣớc có lao động xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những tác động này cũng sẽ mang đến cho xuất khẩu lao động Việt Nam nhiều cơ hội tốt, tạo điều kiện để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu lao động của mình. Bên cạnh đó, không phải là không có những khó khăn, thách thức nhất định, làm ảnh hƣởng tới việc đẩy mạnh và mở rộng hợp tác trao đổi lao động giữa Việt Nam và các nƣớc tiếp nhận trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Đặc biệt là thị trƣờng Nhật Bản.

Mở rộng thị trƣờng đƣa NLĐ Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản - thị trƣờng có thu nhập cao đối với NLĐ, với đa dạng ngành nghề, tạo thêm nhiều cơ hội có việc làm cho ngƣời Việt Nam đang ở độ tuổi lao động.

Nâng cao thu nhập cho NLĐ góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Muốn đạt đƣợc điều này chúng ta cần nâng cao trình độ về chuyên môn, về ý thức kỷ luật, về tác phong làm việc của NLĐ Việt Nam. Qua đó nâng cao trình độ của NLĐ Việt Nam sau khi hết thời hạn hợp đồng lao động tại Nhật Bản trở về.

Ngoài những ý nghĩa về mặt kinh tế thì thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm đƣợc tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hƣớng đi tích cực cho ngƣời lao động, học tập đƣợc tác phong làm việc chuyên nghiệp từ nƣớc có nền sản xuất phát triển hơn chúng ta.

4.1.1.2. Mục tiêu quản lý

Phát triển XKLĐ đã và sẽ tiếp tục là chủ trƣờng chiến lƣợc lâu dài của Đảng và Nhà nƣớc ta. Nhà nƣớc đã quan tâm đến đầu tƣ nghiên cứu phát triển thị trƣờng tiếp nhận LĐ, đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức các hoạt động đối ngoại, hỗ trợ các DN khai thác thị trƣờng, khuyến khích mô hình liên kết giữa địa phƣơng và các DN nhằm đẩy mạnh hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở thị trƣờng Nhật Bản chung của cả nƣớc và từng địa phƣơng.

Cơ quan QLNN cần phải quản lý đƣợc các DN đƣa NLĐ sang làm việc tại Nhật Bản đảm bảo có cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn tại chỗ để có đƣợc nguồn lao động chất lƣợng.

Cơ quan QLNN cần phải quản lý, giám sát đƣợc các khoản thu phí của DN đối với NLĐ theo đúng quy định, tránh tình trạng NLĐ bị “cò mồi” lừa đảo gây mất uy tin của ngƣời dân đối với Nhà nƣớc.

Giám sát và giảm tối thiểu tình trạng NLĐ bỏ trốn trong khi thực hiện hợp đồng lao động với Nhật Bản và sau khi hết hạn hợp đồng.

4.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về xuất khẩu LĐ sang thị trường Nhật Bản

Xuất khẩu lao động là nhiệm vụ Kinh tế, Chính trị có ý nghĩa chiến lƣợc, là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nƣớc ta và xu thế toàn cầu hoá đồng thời, cũng là vấn đề bức xúc trƣớc mặt về lao động và việc làm. Để có thể mở rộng xuất khẩu lao động với quy mô lớn, có chất lƣợng và hiệu quả cao trong những năm tới, công tác QLNN về xuất khẩu lao động sang thị

trƣờng Nhật Bản cần phải quán triệt và tổ chức thực hiện theo những định hƣớng sau:

Đầu tư mạnh xuất khẩu lao động trên các lĩnh vực:

- Phát triển thị trƣờng;

- Đào tạo nguồn nhân lực, chuyên gia có kiến thức, trình độ tay nghề, ngoại ngữ;

- Bồi dƣỡng, đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc và doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Thực hiện đa dạng hoá:

- Đa dạng hoá về lĩnh vực xuất khẩu lao động; - Đa dạng hoá về cơ cấu ngành nghề xuất khẩu;

- Đa dạng hoá các hình thức và thành phần tham gia xuất khẩu lao động: Cung ứng lao động, hợp tác liên doanh, nhận thầu công trình, cho phép một số doanh nghiệp tƣ nhân có đủ khả năng tham gia thực hiện xuất khẩu lao động.

Hoàn thiện thủ tục hành chính:

- Cải cách, hoàn thiện triệt để, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho ngƣời lao động và doanh nghiệp, để giảm bớt những khó khăn về thời gian và tiền bạc của ngƣời lao động khi tham gia xuất khẩu.

Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu.

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, ngƣời lao động, Bộ, Ngành, Địa phƣơng, Đơn vị… tổ chức đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu về tay nghề, ngoại ngữ, kỷ cƣơng, pháp luật…

Về mức phí xuất khẩu lao động.

- Tiếp tục sửa đổi đối với các chi phí đóng góp của ngƣời lao động trƣớc khi đi và có những chính sách ƣu đãi, hỗ trợ tối đa cho những lao động thuộc diện đặc biệt: gia đình chính sách, ngƣời nghèo, ngƣời dân vùng sâu

vùng xa, vùng dân tộc, vùng khó khăn… nhằm làm giảm tối thiểu chi phí ban đầu và thu hút tối đa lực lƣợng lao động cho xuất khẩu trong nhân dân, đặc biệt là lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)