3.2. Quản lý nhà nƣớc hoạt động quản lý xuất khẩu lao động của Việt Nam
3.2.1. Tình hình chung
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển. Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu đầu tƣ vào Việt Nam. Sự hợp tác trong lĩnh vực gửi và tiếp nhận tu nghiệp sinh từ Việt Nam tới Nhật Bản là một nội dung trong rất nhiều nội dung hợp tác giữa hai nƣớc.
Tháng 4/2008, Bộ Lao động – Thƣơng Binh và Xã hội đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế (JITCO) của Nhật Bản tổ chức một hội thảo về đƣa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hội thảo đã thu hút gần 70 doanh nghiệp Nhật Bản và khoảng 30 doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Hội thảo đã góp phần rất tích cực làm cho các doanh nghiệp của Nhật Bản hiểu đƣợc chính sách của Việt Nam trong việc đƣa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản, hiểu đƣợc nguồn lao động của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp mới đã quan tâm đến việc nhận lao động của Việt Nam.
Ngoài việc đƣa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội còn hợp tác với Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) đƣa tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản theo hình thức phi lợi nhuận, ngƣời lao động không phải chi phí trƣớc khi đi. Chƣơng trình này đã giúp ngƣời lao động thuộc đối tƣợng chính sách, lao động thuộc các tỉnh có khó khăn đƣợc đi tu nghiệp tại Nhật Bản.
Hiện nay Nhật Bản không nhận lao động nƣớc ngoài tay nghề thấp vào làm việc, mà chỉ tiếp nhận lao động thực tập, nâng cao tay nghề (còn gọi là tu nghiệp sinh). Việt Nam đã đƣa tu nghiệp sinh sang Nhật Bản từ năm 2002. Trƣớc đây, tình trạng tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản tự ý bỏ hợp đồng
ra ngoài làm việc với tỷ lệ cao đã làm ảnh hƣởng không tốt đến việc mở rộng thị trƣờng, nên hàng năm Việt Nam chỉ đƣa đi đƣợc khoảng 3.000 tu nghiệp sinh. Từ năm 2005, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2005/NĐ- CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lƣợng tuyển chọn, đào tạo, phổ biến kiến thức cần thiết trƣớc khi đi và tăng cƣờng công tác quản lý tu nghiệp sinh, thì tỷ lệ lao động tự ý bỏ hợp đồng đã giảm rõ rệt, từ khoảng 30% trong các năm trƣớc, xuống còn khoảng 2% hiện nay. Vì vậy, số lƣợng tu nghiệp sinh đƣa đi đã tăng rõ rệt. Năm 2011 đƣa đƣợc khoảng 5.500 ngƣời, năm 2012 đƣa đƣợc gần 6.000 ngƣời, năm 2013 đƣa đƣợc gần 9.700, năm 2014 đƣa đƣợc hơn 19.700 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Biểu...
Tu nghiệp sinh tại Nhật Bản có điều kiện sinh hoạt và làm việc tốt. Thu nhập bình quân của tu nghiệp sinh và thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản dao động 28-30 triệu đồng/tháng, chƣa tính đến thu nhập làm thêm. Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 30 nghìn tu nghiệp sinh ở Nhật Bản, hàng năm gửi về nƣớc khoảng hơn 300 triệu đôla Mỹ đã góp phần không nhỏ nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.
3.2.2. Thị trường lao động Nhật Bản
3.2.2.1. Giới thiệu chung đất nước Nhật Bản
Nhật Bản có hơn 3900 hòn đảo nhỏ và bốn đảo lớn là đảo Honshyu chiếm khoảng 60% toàn thể diện tích, đảo Hokkaido, đảo Kyushyu và đảo Shikoku. Địa hình nƣớc Nhật chủ yếu là đồi núi (chiếm 71%). Có nhiều nguồn gốc núi lửa, và một số ngọn vẫn còn hoạt động, tiêu biểu là núi Phú Sỹ (3,776m).
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh đƣợc coi là một trong những nơi đẹp nhất trên thế giới, đƣợc đánh giá là 1 trong 10 đất nƣớc tuyệt vời nhất
năm (2010) và cũng là đại diện Châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt. Nhật Bản với số dân khoảng 127 triệu ngƣời, xếp hàng thứ 10 trên thế giới. Mật độ dân số của Nhật lên tới 327 ngƣời/km2. Khoảng 49% dân Nhật tập trung quanh ba đô thị lớn là Tokyo, Osaka, Nagoya cùng với các thành phố phụ cận. Tokyo vẫn là nơi đông dân nhất với khoảng 1/3 tổng dân số. Tuổi thọ trung bình của ngƣời Nhật khá cao so với trên thế giới, nữ 81 tuổi và nam: 75 tuổi.
Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, với tỷ lệ GDP bình quân đầu ngƣời $47.244 ( 2010), chỉ số HDI 0.96 (2007).
Xã hội Nhật Bản có nét đặc biệt về giao thiệp. Ngƣời Nhật thƣờng cúi chào bằng cách gập ngƣời xuống và độ hạ thấp tùy thuộc vào địa vị xã hội của cả hai ngƣời. Ngƣời Nhật nổi tiếng là có kỷ luật, cho dù sự kỷ luật đó bắt nguồn từ doàn cảnh sinh sống khó khăn, từ việc nghĩ tới lợi ích chung hay từ văn hóa..v.v..đã trở thành ý thức tự giác. Khi làm việc với ngƣời Nhật, ai cũng thấy là ngƣời Nhật rất trọng nguyên tắc, họ trọng kỷ luật, khi tham gia một tổ chức nào là họ tuân thủ mọi điều lệ một cách chặt chẽ.
3.2.2.2. Chính sách đối với lao động nước ngoài của Nhật Bản
Đối với Nhật Bản hình thức xuất khẩu lao động chủ yếu là TNS. Chƣơng trình thực tập sinh Nhật Bản về cơ bản là chƣơng trình phái cử, nhƣng thực chất mô hình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Thực tập sinh kỹ năng đƣợc ra đời từ chƣơng trình tu nghiệp sinh từ những năm trƣớc đây. Về cơ bản, nó đều là chƣơng trình phái cử, công ty A ở Việt Nam phái cử công nhân của công ty sang Nhật Bản tu nghiệp và trở về công tác tại công ty. Theo hình thức này, bên phía đối tác Nhật Bản tài trợ hoàn toàn chi phí từ đào tạo, vé máy bay, thủ tục,…
Thủ tục và điều kiện để tiếp nhận TNS nƣớc ngoài vào Nhật Bản đƣợc lựa chọn trên các tiêu chuẩn và điều kiện của bản thân TNS và tổ chức tiếp nhận TNS.
Đối với TNS: phải trong độ tuổi từ 20 đến 40, phải có đủ sức khỏe về thể lực và thần kinh để đáp ứng đƣợc yêu cầu ở xí nghiệp tiếp nhận, đƣợc khám sức khỏe trƣớc khi đi và đƣợc xác nhận bởi cơ quan y tế của nƣớc phái cử đảm bảo trong thời gian tu nghiệp không phải đến bệnh viện điều trị bệnh, phải là ngƣời tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc cao hơn, phải tu nghiệp ở trình độ công nghệ, kỹ năng mà không thể hoặc khó có thể có đƣợc ở nƣớc phái cử, hoặc không phải đến Nhật Bản để tu nghiệp trong những công viêc giản đơn; phải là ngƣời đang làm công việc giống nhƣ công việc sẽ tu nghiệp ở Nhật Bản và làm việc tại một công ty hoặc xí nghiệp của nƣớc phải cử; ngƣời chƣa từng đi tu nghiệp ở Nhật Bản; trong thời gian tu nghiệp ở Nhật Bản không đƣợc mang theo thành viên gia đình; phải là ngƣời không thuộc đối tƣợng cấm nhập cảnh vào Nhật Bản theo quy định của Bộ Tƣ Pháp. Ngoài ra để nhập cảnh và lƣu trú tại Nhật Bản, ngƣời nƣớc ngoài trƣớc hết phải có tƣ cách lƣu trú là TNS.
Việc tiếp nhận TNS nƣớc ngoài có thể theo một trong các hình thức sau:
- Chƣơng trình TNS do công ty thực hiện trực tiếp;
- Chƣơng trình TNS do công ty thực hiện thông qua trung gian;
- Chƣơng trình tu nghiệp đƣợc thực hiện với sự giới thiệu của Cơ Quan hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản;
- Các trƣờng hợp khác: bao gồm việc tiếp nhận của cơ quan chính phủ, đoàn thể ....
Nhật Bản không nhận lao động nƣớc ngoài không có tay nghề mà chỉ nhận lao động có trình dộ, tay nghề cao nhƣ các nhà khoa học, kỹ sƣ, lao
động có tay nghề cao tại một số lĩnh vực đặc biệt, dịch vụ, giải trí...hoặc trong khu vực 3D thông qua tuyển chọn nghiêm ngặt. Để hạn chế dòng ngƣời tràn vào Nhật Bản tim kiếm việc làm, Chính Phủ Nhật Bản khuyến khích trợ giúp phát triển chính thức cho các nƣớc đang và chậm phát triển bằng cách tạo ra cơ hội việc làm tại những nƣớc này. Đồng thời chinh phủ Nhật Bản cũng đƣa ra “ Chƣơng trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật nghề”.
Theo quy định, TNS nƣớc ngoài phải là ngƣời đang làm đúng lĩnh vực chuyên môn sẽ tu nghiệp ở Nhật Bản nhƣ đã nói ở trên. Họ đƣợc doanh nghiệp cử đi cam kết làm sẽ tiếp nhận lại làm việc sau khi hết hạn tu nghiệp. Thời hạn tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản từ 1 đến 3 năm tùy theo từng nghề. Trong năm đầu tiên (giai đoạn 1), TNS vừa học lý thuyết vừa đƣợc đào tạo thực hành trong sản xuất, hƣởng quy chế trợ cấp tu nghiệp. Kết thúc giai đoạn 1, TNS phải qua kỳ thi sát hạch để xét tay nghề chuyển sang gia đoạn 2, lúc này TNS đƣợc hƣởng quy chế nhận tiền công theo công việc. Tham gia chƣơng trình này chủ yếu là các nƣớc: Trung Quốc, Thái Lan, Philipin, Indonesia,Việt Nam và một số nƣớc khác.
Việc thực tập sẽ không đƣợc chấp nhận nếu thời gian tu nghiệp quá ngắn. Thời gian thực tập kỹ thuật không đƣợc kéo dài hơn 1,5 lần thời gian của chƣơng trình tu nghiệp. Thời gian của chƣơng trình tu nghiệp và thực tập tổng cộng không đƣợc quá 2 năm. Tuy nhiên, một trong số ngành nghề đặc biệt, kể từ tháng 4/1997, thời gian này có thể kéo dài đến 3 năm.
3.2.2.3. Khả năng đáp ứng lao động Việt Nam đối với thị trường Nhật Bản
Theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nƣớc thuộc Bộ LĐTBXH, năm 2014, số lƣợng lao động đƣa sang các thị trƣờng này tăng đáng kể so với năm 2013, cụ thể: cả năm 2014 đã đƣa khoảng 106.840 ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, trong đó số lao động đƣa đi Đài Loan,
chiếm 58% tổng số lao động đƣa đi của cả nƣớc, tăng 34%; số lao động đƣa đi Nhật Bản, chiếm 18% tổng số lao động đƣa đi, tăng 104%; số lao động đƣa đi Hàn Quốc, chiếm 6,7% tổng số lao động đƣa đi, tăng 33%.
Biểu 3.5: Số lƣợng và cơ cấu lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo nƣớc tiếp nhận Đơn vị tính: % 2004 2009 2010 2013 2014 Tốc độ tăng 2010- 2014 (%/năm) Tốc độ tăng 2004- 2014 (%/năm) Quy mô (nghìn ngƣời) 67,45 73,03 85,55 88,16 106,84 5,57 2,70 Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Đài Loan 55,07 29,68 33.31 52,60 58,15 20,36 6,36 Nhật Bản 4,08 7,47 10.09 10,99 18,50 28,23 16,5 Hàn Quốc 7,09 10,38 5.74 6,18 6,78 -5,85 1,7 Malaysia 21,60 3,82 13.72 8,58 2,11 -6,81 -17,2 Nƣớc khác 12,17 48,65 37,11 21,66 14,47 -14,4 18,4
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH
Năm 2011 đƣa đƣợc khoảng 5.500 ngƣời, năm 2012 đƣa đƣợc gần 6.000 ngƣời, năm 2013 đƣa đƣợc gần 9.700, năm 2014 đƣa đƣợc hơn 19.700 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản (Xem Biểu đồ 3.4)
Biểu đồ 3.4. Số lƣợng tu nghiệp sinh đƣa sang Nhật Bản giai đoạn 2011-2014
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH
Tuy so với các nƣớc có truyền thống XKLĐ ở khu vực Châu Á nhƣ Philipin, Thái Lan, Idonesia...con số trên còn rất khiêm tốn, song đây chắc chắn cũng là một bƣớc khởi đầu tạo đà cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phấn đấu mở thêm thị trƣờng, tăng dần lƣợng lao động xuất khẩu ra nƣớc ngoài trong thời gian tới.
3.2.2.4. Về cơ cấu ngành nghề
Trong giai đoan này, nhờ thực hiện đúng chủ trƣơng của Chính phủ là hạn chế việc đƣa lao động phổ thông đi, mở rộng và phát triển việc đƣa lao động có nghề đi làm việc ở nƣớc ngoài, ta đã đáp ứng đƣợc một cách cơ bản nhu cầu của thị trƣờng Nhật Bản đi làm việc tại các ngành nhƣ: cơ khí, xây dựng, dệt may...
3.2.2.5. Về chất lượng
xứng với yêu cầu rất lớn của doanh nghiệp tiếp nhận. Bên cạnh đó số lƣợng, chất lƣợng cũng là vấn đề đƣợc đề cập đến. Do trƣớc đây, chủ yếu lao động xuất khẩu là lao động phổ thông, đại bộ phận lao động Việt Nam là lao động giản đơn chƣa đƣợc đào tạo về kỹ năng... trong khi đó, nhu cầu của thị trƣờng Nhật Bản là khá lớn lại đòi hỏi lao động có tay nghề cao.
Tuy có thế mạnh về số lƣợng song lao động của ta hiện nay còn cần có thời gian mới đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng kể cả yêu cầu về sức khỏe, thể lực và các yêu cầu về kỷ luật lao động trong công việc. Việc vi phạm pháp luật của các tu nghiệp sinh tăng cao, chủ yếu là tự bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp, một số còn ăn cắp tại các cửa hàng siêu thị... gây ảnh hƣởng không tốt đến những tu nghiệp sinh khác.
Trên thực tế, nảy sinh nghịch lý là mặc dù khả năng cung cấp lao động của ta rất lớn về số lƣợng song các xí nghiệp đối tác vẫn đang phải đối mặt với nạn thiếu lao động, nhất là lao động có trình độ chuyên môn tay nghề giỏi và phù hợp. Nhƣ vậy có thể nhận thấy rằng lao động Việt Nam thừa về số lƣợng song lại thiếu về chất lƣợng.
3.2.2.6. Thực trạng lao động nước ngoài tại Nhật Bản
Nhật Bản là thị trƣờng lao động cao cấp đã và đang hấp dẫn lao động xuất khẩu các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là những nƣớc thuộc khu vực Châu Á, nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Chính sách của Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nƣớc ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nƣớc ngoài có tay nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản. Tuy nhiên lao động phổ thông (lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp) nƣớc ngoài có thể vào Nhật làm việc theo chƣơng trình tu nghiệp sinh tại Nhật Bản với thời gian không quá 1 năm. Chƣơng trình này đƣợc khỏi điểm từ những năm cuối thập kỷ 60
của thế kỷ trƣớc. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hóa và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chƣơng trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm. Lao động nƣớc ngoài, tu nghiệp sinh, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lƣơng thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngƣ ngiệp. Mục tiêu chính của chƣơng trình này là nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các nƣớc đang phát triển.
Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hóa dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lƣợng tu nghiệp sinh nƣớc ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 ngƣời vào làm việc với tƣ cách tu nghiệp sinh.
Hiện nay, có khoảng gần 20 ngàn tu nghiệp sinh Việt Nam đƣợc đƣa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề các ngành dệt, may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến xây dựng và thủy sản.
Tu nghiệp sinh Việt Nam có mặt trên hầu hết các tỉnh của Nhật Bản, trừ Hokkaido, nhƣng tập trung chủ yếu tại các vùng nhƣ Giù, Kanto, Ai-chi và Hiroshima. Số lƣợng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản có thể nói tăng dần theo từng năm. Hiện nay, ta có khoảng 35.000 nghìn lao động và tu nghiệp sinh đang làm việc tại Nhật Bản, chủ yếu trong các nghề may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khi và xây dựng.
Từ tháng 7/2010, Luật pháp Nhật Bản bỏ tƣ cách tu nghiệp sinh và xác lập tƣ cách lƣu trú mới – thực tập sinh cho lao động nƣớc ngoài, trong đó có