3.2. Quản lý nhà nƣớc hoạt động quản lý xuất khẩu lao động của Việt Nam
3.2.3. Tình hình XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản
3.2.3.1. Kết quả đạt được
Nhật Bản là một quốc gia đông dân nhƣng đang thiếu nhân lực ở độ tuổi lao động trầm trọng do số ngƣời già gia tăng. Để giải quyết tình trạng này một trong số những giải pháp đƣợc chính phủ đƣa ra là “ chƣơng trình TNS”
cho phép lao động nƣớc ngoài (gọi là TNS) tham gia tu nghiệp nghề và thực hành tại các xí nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản với số lƣợng khoảng 45.000/ngƣời/năm.
Từ năm 1992 đến nay qua 30 năm thực hiện chƣơng trình TNS tại Nhật Bản, khoảng 100 doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam phối hợp với tổ chức Hợp tác đào tạo Quốc tế Nhật Bản (JITCO) đã đƣa đƣợc khoảng 35.000 ngƣời sang Nhật Bản TNS. Số lƣợng này tăng dần từ năm 1996 đến nay, trung bình mỗi năm có khoảng 1800- 2000 TNS sang Nhật Bản. Lao động Việt Nam tu nghiệp tại Nhật Bản với các ngành nghề khác nhau nhƣ: dệt may, cơ khí, xây dựng, điện tử, cầu đƣờng, chế biến hải sản. Trong đó, lĩnh vực dệt may và xây dựng chiếm tỷ lệ lớn phân bố trên 37 khu vực tập trung chủ yêu ở 6 vùng.
Ngoài ra từ năm 1994, thực hiện thỏa thuận về chƣơng trình tiếp nhận TNS y tá, hàng năm Việt Nam đã đƣa 15 đến 20 ngƣời sang học tại một số trƣờng y tá Nhật Bản, sau khi tốt nghiệp ra trƣờng các y tá này đƣợc làm việc 4 năm tại các bệnh viện Nhật Bản, đƣợc hƣởng lƣơng và các chế độ khác nhƣ lao động ngƣời Nhật.
Phần lớn lao động Việt Nam đi tu nghiệp ở Nhật Bản là đối tƣợng đang trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp, đã có kinh nghiệm, trình độ tay nghề nhất định nên tiếp thu nhanh kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp từ các đồng nghiệp Nhật Bản. Lao động Việt Nam đƣợc phía Nhật Bản đánh giá cao về khả năng tiếp thu nhanh, tính cần cù chịu khó, đƣợc chủ sử dụng lao động đối xử tốt và có thu nhập khá cao. Sau khi về nƣớc tiếp thu tốt những kinh nghiệm tu nghiệp, sử dụng tiếng Nhật thành thạo, tay nghề vững và đƣợc chuyển sang công việc đòi hỏi trình độ cao hơn hoặc sử dụng thu nhập tiết kiệm đƣợc để tự lập doanh nghiệp phát triển kinh tế gia đình. Tiêu biểu là những TNS thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN), sau khi về nƣớc đƣợc giao thực hiện những phần
việc quan trọng đòi hỏi kỹ thuật cao trong việc đóng mới các tàu biển có trọng tải lớn trên 1 vạn tấn.
Song đối với chế độ làm việc và điều kiện sinh hoạt của ngƣời lao động Việt Nam nhƣ hiện nay, theo đánh giá của các cơ quan chức năng Việt Nam là rất khó khăn. Đây cũng là khó khăn chung của ngƣời dân Nhật Bản vì hiện nay Nhật Bản đƣợc coi là nƣớc có giá sinh hoạt đắt và cao vào loại nhất thế giới. Nhƣng bù lại ngƣời Việt Nam cần cù chịu khó cùng với chính sách trả lƣơng xứng đang của các công ty Nhật nên so với điều kiện lao động trong nƣớc, đời sống sinh hoạt của ngƣời dân phần nào đƣợc thoải mái hơn. Ở Nhật Bản giờ làm việc bắt đầu từ 9h sáng và kết thúc vào khoảng 5h chiều (đối với khu vực hành chính). Ngoài giờ làm việc theo quy định, lao động đƣợc tính là giờ làm thêm. Với các công ty xí nghiệp thì khoảng thời gian đó đƣợc kéo dài. Điều này là có lợi cho ngƣời lao động bởi số giờ lao động đƣợc kéo dài hơn thì đồng lƣơng họ nhận đƣợc cũng đƣợc tăng lên.
Chế độ và mức thu nhập hàng tháng của ngƣời lao động Việt Nam tại Nhật Bản cũng đƣợc đánh giá là loại cao nhất so với các thị trƣờng tiếp nhận lao động Việt Nam khác. TNS khi về nƣớc có đƣợc một khoản thu nhập bình quân đáng kể khoảng 17.000 đến 20.000 USD góp phần cải thiện đời sống gia đình mình và trong trƣờng hợp không đƣợc các doanh nghiệp phái cử tiếp nhận trở lại đã dành vồn để tự giải quyết việc làm hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh. Sở dĩ, có đƣợc khoản thu nhập tƣơng đối lớn nhƣ vậy là do ngƣời Việt Nam vốn đã chăm chỉ cần cù nay lại đƣợc trả lƣơng theo khối lƣợng công việc hoặc theo số giờ làm việc trong ngày. Ngoài ra, khi làm thêm họ sẽ đƣợc hƣởng 150% lƣơng so với mức lƣơng chính. Theo số liệu điều tra thực tế năm 2007 mức thu nhập chính thức của ngƣời lao động Việt Nam tại Nhật Bản là trên 1.000 USD/tháng, có một số ngành nghề có mức thu nhập từ 1.500- 2.000 USD/tháng với mức sinh hoạt mỗi tháng khoảng 780 USD tùy
theo nghề (bao gồm cả tiền ăn). Đặc biệt TNS trong ngành y có mức thu nhập từ 2.500- 4.000 USD/tháng với thời gian 7 năm.
Ngoài lực lƣợng lao động chính trên còn có một số ngƣời Việt Nam lao động tự do (những ngƣời tự ý hủy hợp đồng với phía Nhật Bản ra ngoài làm việc). Theo số liệu điều tra đối với một số lao động Việt Nam ở tỉnh Ibaragi về thu nhập hàng tháng: ngoài tiền ăn ở, thuê nhà và sinh hoạt phí khác họ còn gửi về cho gia đình khoảng 1.500- 2.000 USD/tháng. Mặc dù vậy những những công việc này hoàn toàn không ổn đinh. Họ phải tự đi liên hệ lấy công việc, tự thuê nhà ở riêng, nhiều khi họ phải nằm dài ở nhà để chờ có việc. So với những ngƣời lao động tự do này thì chế độ lao động đƣợc áp dụng tại các xí nghiệp theo các hợp đồng đã đƣợc ký kết ở Nhật Bản đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc hơn. Ngƣời lao động cũng đƣợc ký bảo hiểm con ngƣời, bảo hiểm y tế và đƣợc hƣởng mọi quyền lợi giống nhƣ lao động ngƣời Nhật Bản. Hàng năm các cuộc thi tay nghề nâng bậc cũng đƣợc tổ chức rất công phu. Những ngƣời đạt đƣợc trình độ tay nghề cao sẽ đƣợc nâng bậc lƣơng xứng đáng hơn. Qua đó, đã tạo ra động lực thúc đẩy lao động gắn bó với công việc và với xí nghiệp mình đang lao động hơn.
TNS Việt Nam ở nƣớc ngoài đƣợc chủ đối xử rất tốt, ít xảy ra những vấn đề tranh chấp. Các hợp đồng đƣợc các bên thực hiện một cách nghiêm túc, có một số ít bất đồng và tranh chấp giữa TNS và chủ xí nghiệp tiếp nhận đã đƣợc kịp thời giải quyết, hoặc đã đƣợc giải quyết thông qua hòa giải thƣơng lƣợng giữa các bên có liên quan. Nhiều tổ chức tiếp nhận và phái cử đã có sự hợp tác chặt chẽ với nhau, tao mối quan hệ mật thiết giữa 3 bên: TNS, doanh nghiệp phái cử và xí nghiệp tiếp nhận.
Đến nay trên toàn quốc có khoảng 100 doanh nghiệp Việt Nam đƣa TNS đi tu nghiệp tại Nhật Bản. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đƣa TNS là những doanh nghiệp có kinh nghiệm trong công tác xuất khẩu
lao động đối với các thị trƣờng Nhật Bản nói riêng, đặc biệt đã đƣợc các đối tƣợng phía Nhật Bản đánh giá cao.
3.2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những mặt tốt, vẫn còn một số tồn tại trong vấn đề XKLĐ sang Nhật Bản. Cụ thể là tình trạng TNS bỏ hợp đồng để đi làm cho các công ty khác nhằm có thu nhập cao hơn. Theo thống kê của tổ chức đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), tỷ lệ TNS Việt Nam bỏ hợp đồng tu nghiệp ra ngoài làm việc bất hợp pháp trung bình qua các năm đã có xu hƣớng giảm, năm 2000 là 31,2 %, năm 2002 giảm xuống 27,75% và đến năm 2004 giảm còn 14.4%, năm 2005 là 12%, năm 2006 là 4,68%. Sở dĩ có đƣợc những kết quả đáng mừng nhƣ vậy là do có Quyết định số 68/2001/QĐ- TTg ngày 02/05/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số biện pháp xử lý TNS Việt Nam tại Nhật Bản tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp.
Ngoài ra đã nảy sinh hiện tƣợng nhiều TNS Việt Nam lấy trộm hàng hóa trong các siêu thị Nhật Bản, một số đã bị bắt nhiều lần và đƣợc chủ bảo lãnh xin tha, nhƣng tính hình vẫn không đƣợc cải thiện, làm ảnh hƣởng tới uy tín chung của cộng đồng TNS Việt Nam.
3.2.3.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan mang lại:
Thứ nhất, mức thu nhập của lao động làm việc ngoài hợp đồng chênh lệch cao so với ký hợp đồng và thu nhập củ TNS.
Thứ hai, theo báo cáo của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, có một số nhóm ngƣời Việt Nam định cƣ tại Nhật Bản chuyên làm tiền bằng cách móc nối, dụ dỗ các TNS bỏ hợp đồng; giới thiệu việc làm bất hợp pháp. Nghiêm trọng hơn, những nhóm này tổ chức cho TNS ăn cắp và giúp tiêu thụ một số hàng ăn cắp đƣợc. Đã có một số TNS bỏ hợp đồng ra ngoài sống bất hợp pháp cũng gia nhập cùng nhóm này.
Thứ ba, việc truy bắt và trục xuất TNS nƣớc ngoài bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại Nhật Bản không mạnh, vẫn có nhiều xí nghiệp Nhật Bản sẵn sàng tiếp đón, sử dụng và trả lƣơng cao cho những TNS bỏ trốn.
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, về quản lý nhà nƣớc: sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc chức năng chƣa tốt, buông lỏng kiểm tra giám sát đối với công tác tuyển chọn TNS của các doanh nghiệp. Mặc dù đã có Quyết định số 68/2002/QĐ- TTg ngày 2/5/2001 của Thủ tƣớng chính phủ về một số biện pháp xử lý TNS tự ý bỏ hợp đồng song Việt Nam cũng chƣa có cán bộ có chuyên môn quản lý TNS Việt nam tại Nhật Bản nên không nắm đƣợc tình hình tính chất vi phạm để tìm cách giải quyết kịp thời.
Thứ hai, về phía các doanh nghiệp: một số không thực hiện đúng cam kết về tuyển công nhân đang làm việc trong xí nghiệp đã có thâm niên công tác từ 2 năm trở lên theo thỏa thuận với Nhật Bản, mà chủ yêu là tuyển học sinh, lao động bên ngoài xí nghiệp. Có trƣờng hợp còn tuyển qua trung gian nên TNS phải chi khoản tiền lớn trƣớc khi đi. Thêm vào đó các doanh nghiệp cũng chƣa tổ chức đào tạo, giáo dục trƣớc khi đi một cách cẩn thận, chế độ quản lý và thông tin hai chiều cho TNS trong thời gian ở Nhật Bản còn rời rạc không có hệ thống gây nhiều khó khăn cho ngƣời lao động.
Thứ ba, về phía tu nghiệp sinh, một bộ phận không có nhận thức đúng về mục tiêu của “Chƣơng trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật” là phải tu nghiệp để tiếp thu kỹ thuật nâng cao tay nghề để về nƣớc làm việc, nên khi sang tới Nhật Bản chỉ nghĩ về lợi ích trƣớc mắt là kinh tế, bằng nhiều biện pháp để có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, có một số tu nghiệp sinh muốn ở lại sau khi hết hạn hợp đồng, lo ngại về nƣớc không tìm đƣợc việc làm hoặc
chỉ có việc làm với thu nhập thấp. Qua thống kê, phần lớn tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng là những đối tƣợng chuẩn bị hết hợp đồng.
CHƢƠNG 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN
4.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng
4.1.1. Mục tiêu xuất khẩu và quản lý nhà nước về xuất khẩu LĐ sang thị trường Nhật Bản
4.1.1.1 Mục tiêu xuất khẩu
Trƣớc những biến động phức tạp kể cả về kinh tế lẫn chính trị trên thế giới và xu thế Toàn cầu hoá trong những năm qua đã tác động mạnh mẽ tới chính sách, xuất khẩu lao động của các nƣớc có lao động xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những tác động này cũng sẽ mang đến cho xuất khẩu lao động Việt Nam nhiều cơ hội tốt, tạo điều kiện để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu lao động của mình. Bên cạnh đó, không phải là không có những khó khăn, thách thức nhất định, làm ảnh hƣởng tới việc đẩy mạnh và mở rộng hợp tác trao đổi lao động giữa Việt Nam và các nƣớc tiếp nhận trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Đặc biệt là thị trƣờng Nhật Bản.
Mở rộng thị trƣờng đƣa NLĐ Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản - thị trƣờng có thu nhập cao đối với NLĐ, với đa dạng ngành nghề, tạo thêm nhiều cơ hội có việc làm cho ngƣời Việt Nam đang ở độ tuổi lao động.
Nâng cao thu nhập cho NLĐ góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Muốn đạt đƣợc điều này chúng ta cần nâng cao trình độ về chuyên môn, về ý thức kỷ luật, về tác phong làm việc của NLĐ Việt Nam. Qua đó nâng cao trình độ của NLĐ Việt Nam sau khi hết thời hạn hợp đồng lao động tại Nhật Bản trở về.
Ngoài những ý nghĩa về mặt kinh tế thì thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm đƣợc tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, tạo một hƣớng đi tích cực cho ngƣời lao động, học tập đƣợc tác phong làm việc chuyên nghiệp từ nƣớc có nền sản xuất phát triển hơn chúng ta.
4.1.1.2. Mục tiêu quản lý
Phát triển XKLĐ đã và sẽ tiếp tục là chủ trƣờng chiến lƣợc lâu dài của Đảng và Nhà nƣớc ta. Nhà nƣớc đã quan tâm đến đầu tƣ nghiên cứu phát triển thị trƣờng tiếp nhận LĐ, đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức các hoạt động đối ngoại, hỗ trợ các DN khai thác thị trƣờng, khuyến khích mô hình liên kết giữa địa phƣơng và các DN nhằm đẩy mạnh hoạt động đƣa NLĐ đi làm việc ở thị trƣờng Nhật Bản chung của cả nƣớc và từng địa phƣơng.
Cơ quan QLNN cần phải quản lý đƣợc các DN đƣa NLĐ sang làm việc tại Nhật Bản đảm bảo có cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn tại chỗ để có đƣợc nguồn lao động chất lƣợng.
Cơ quan QLNN cần phải quản lý, giám sát đƣợc các khoản thu phí của DN đối với NLĐ theo đúng quy định, tránh tình trạng NLĐ bị “cò mồi” lừa đảo gây mất uy tin của ngƣời dân đối với Nhà nƣớc.
Giám sát và giảm tối thiểu tình trạng NLĐ bỏ trốn trong khi thực hiện hợp đồng lao động với Nhật Bản và sau khi hết hạn hợp đồng.
4.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về xuất khẩu LĐ sang thị trường Nhật Bản
Xuất khẩu lao động là nhiệm vụ Kinh tế, Chính trị có ý nghĩa chiến lƣợc, là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nƣớc ta và xu thế toàn cầu hoá đồng thời, cũng là vấn đề bức xúc trƣớc mặt về lao động và việc làm. Để có thể mở rộng xuất khẩu lao động với quy mô lớn, có chất lƣợng và hiệu quả cao trong những năm tới, công tác QLNN về xuất khẩu lao động sang thị
trƣờng Nhật Bản cần phải quán triệt và tổ chức thực hiện theo những định hƣớng sau:
Đầu tư mạnh xuất khẩu lao động trên các lĩnh vực:
- Phát triển thị trƣờng;
- Đào tạo nguồn nhân lực, chuyên gia có kiến thức, trình độ tay nghề, ngoại ngữ;
- Bồi dƣỡng, đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nƣớc và doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Thực hiện đa dạng hoá:
- Đa dạng hoá về lĩnh vực xuất khẩu lao động; - Đa dạng hoá về cơ cấu ngành nghề xuất khẩu;
- Đa dạng hoá các hình thức và thành phần tham gia xuất khẩu lao động: Cung ứng lao động, hợp tác liên doanh, nhận thầu công trình, cho phép một số doanh nghiệp tƣ nhân có đủ khả năng tham gia thực hiện xuất khẩu lao động.
Hoàn thiện thủ tục hành chính:
- Cải cách, hoàn thiện triệt để, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho ngƣời lao động và doanh nghiệp, để giảm bớt những khó khăn về thời gian và tiền bạc của ngƣời lao động khi tham gia xuất khẩu.
Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu.
- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, ngƣời lao động, Bộ, Ngành, Địa phƣơng, Đơn vị… tổ chức đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn lao động