Trong trận đán hở sông Spây-ơ-bác (Tây Đức) ngày 15 tháng Mười một 1703,

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 13 pps (Trang 42 - 43)

quân Pháp đã đánh thắng quân đội của đế quốc Đức, cuộc đánh giáp lá cà của bộ binh Pháp đã quyết định kết cục của trận đánh.

Trận đánh này xảy ra trong thời kì cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế ngôi vua Tây Ban Nha (1701 - 1714) gây ra bởi cuộc đấu tranh của các nước Tây Âu đòi phân chia các lãnh địa châu Âu và thuộc địa của nước Tây Ban Nha phong kiến đang suy tàn cũng như bởi sự cạnh tranh trên biển và ở thuộc địa của Anh và Pháp. Vua Pháp Lu-i XIV, kẻ ra sức sáp nhập vương quốc Tây Ban Nha, đã thành công trong việc đưa cháu mình là Phi-líp Buốc-bông lên ngai vàng Tây Ban Nha sau khi vương triều Háp-xbuốc Tây Ban Nha không có hoàng nam kế vị. Liên minh chống Pháp và Tây Ban Nha đã hình thành gồm có Anh, vương triều Háp-xbuốc áo (đại biểu của vương triều này cũng là hoàng đế Đức), Hà Lan, Công quốc Xa-voa, Bồ Đào Nha, Phổ và nhiều nước nhỏ ở Đức. Chiến tranh diễn ra trên bốn chiến trường: I-ta-li-a, Tây Ban Nha, miền Tây và Tây-Nam Đức và Hà Lan. Chiến tranh dẫn tới sự kiệt quệ của Pháp, thực hiện phân chia một phần đế quốc Tây Ban Nha. Theo Hoà ước U-tơ-rếch (1713) và Ra-stát (1714) vua Pháp phải từ bỏ kế hoạch hợp nhất vương quốc Pháp và vương quốc Tây Ban Nha, tuy nhiên Phi-líp Buốc-bông vẫn được giữ ngôi vua Tây Ban Nha; lãnh địa của Tây Ban Nha ở Hà Lan và I-ta-li-a được trao cho vương triều Háp-xbuốc áo. Anh được lợi nhất trong chiến tranh, đã làm suy yếu được thế lực của Pháp trên biển và ở thuộc địa, được Gi-bran-ta và đảo Mê-noóc-ca, nhiều thuộc địa Pháp ở Bắc Mỹ và quyền nhập nô lệ da đen vào các thuộc địa Tây Ban Nha.- 116.

69 Bài "Bác-clai-đơ Tô-li", như có thể thấy qua thư của Ăng-ghen gửi Mác ngày 10 tháng Chín 1857 và những tài liệu chuẩn bị mà Mác và Ăng-ghen viết, là tác 10 tháng Chín 1857 và những tài liệu chuẩn bị mà Mác và Ăng-ghen viết, là tác phẩm chung của hai ông, tuy rằng việc sửa chữa cuối cùng về mặt văn chương là do Mác. Trong số những tư liệu mà các tác giả sử dụng khi viết mục này, ngoài những sách báo tham khảo còn có tập hiệp ước và hiệp định của Mác- tanh, tác phẩm của Giô-mi-ni "Vie politique et militaire de Napoléon". Tome, 4, Paris, 1827 ("Hoạt động chính trị và quân sự của Na-pô-lê-ông". Tập 4, Pa- ri, 1827), cuốn sách của nhà sử học Đức Béc-hác "Denkwrdigkeiten aus dem Leben des Grafen von Toll", Leipzig, 1856 ("Ghi chép về cuộc đời của bá tước Tô-li", Lai-pxích, 1856). Trong những cuốn sách ấy, lịch sử cuộc Chiến tranh giữ nước năm 1812 được trình bày phiến diện, đôi chỗ còn hoàn toàn bị xuyên tạc nên không thể không ảnh hưởng đến khi trình bày một số mặt về cuộc chiến tranh này kể cả trong các bài viết của Mác và Ăng-ghen, do thời bấy giờ các

ông thiếu những tài liệu khách quan hơn. Đặc biệt là mục này trình bày không chính xác nguyên nhân cử M. I. Cu-tu-dốp giữ chức tổng tư lệnh quân đội Nga, động cơ Cu-tu-dốp bỏ trận địa ở Ggiát-xcơ (nói chính xác hơn là Txa-re-vô- Dai-mi-sơ), vai trò của ông trong hoạt động quân sự sau này của quân Nga. ở đây Cu-tu-dốp đã bị đối lập một cách vô căn cứ với Bác-clai-đơ - Tô-li là nhà chỉ huy quân sự và nhà yêu nước lỗi lạc của nước Nga, nhưng thua xa vị thống soái vĩ đại Nga về tài thao lược, về sự hiểu biết tính chất của chiến tranh, kinh nghiệm chiến tranh và uy tín trong quân đội và nhân dân. Chính những điều ấy đã giải thích sự bổ nhiệm Cu-tu-dốp làm tổng tư lệnh mà hoàng đế A-lếch- xan-đrơ I, tuy có ác cảm với vị thống soái, đã buộc phải đồng ý do sức ép của dư luận.- 117.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 13 pps (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)