I-lô-ta là dân cư nông nghiệp Nam Pê-lô-pôn-nét bị Xpác-tơ đô hộ Là sở hữu

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 13 pps (Trang 34 - 35)

của nhà nước Xpác-tơ, những i-lô-ta canh tác ruộng đất rồi trao cho cá nhân người Xpác-tơ sử dụng, và họ phải nộp tô theo quy định của nhà nước (khoảng một nửa thu hoạch) cho những người Xpác-tơ ấy. Những cuộc khởi nghĩa thường nổ ra của i-lô-ta đã bị bọn chủ nô đàn áp tàn khốc.- 22.

16 Trận Lép-ctơ-rơ (Bê-ô-ti) giữa quân đội Phi-va và quân đội Xpác-tơ xảy ra năm 371 trước công nguyên trong thời kỳ Chiến tranh Bê-ô-ti (378-362 trước công 371 trước công nguyên trong thời kỳ Chiến tranh Bê-ô-ti (378-362 trước công nguyên).

Trong cuộc chiến tranh này Phi-va, trong đó có các phần tử dân chủ nắm quyền lãnh đạo, đấu tranh chống bá quyền của tập đoàn Xpác-tơ được xác lập ở Hy Lạp sau Chiến tranh Pê-lô-pôn-nét. Trong trận Lép-ctơ-rơ, thống soái Phi-va là Ê-pa- mi-nông lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh đã sử dụng "đội hình chiến đấu lệch", phân bố không đồng đều lực lượng chiến đấu trên chính diện và tập trung

lực lượng đột kích mạnh ở cánh trái trên hướng đột kích chính. Chiến thuật của Ê- pa-mi-nông qui định kết hợp tác chiến phòng ngự với tác chiến tấn công và hiệp đồng giữa kỵ binh và bộ binh. Thất bại ở Lép-ctơ-rơ đã làm tổn hao sức mạnh của Xpác-tơ và mở đầu sự tan rã của Đồng minh Pê-lô-pôn-nét do Xpác-tơ lãnh đạo. Ưu thế của Phi-va được tạm thời xác lập ở Hy Lạp.- 22.

17 ởMan-ti-nây-a (Pê-lô-pôn-nét), năm 362 trước công nguyên, quân của người

Phi-va và quân đồng minh của họ do Ê-pa-mi-nông chỉ huy tiến hành cuộc viễn chinh trên bán đảo Pê-lô-pôn-nét đã đánh bại quân đội Xpác-tơ cũng bằng chiến thuật đã sử dụng trong trận đánh ở Lép-ctơ-rơ. Nhưng những thiệt hại nặng nề mà người Phi-va phải chịu đựng cũng như sự tử trận của thống soái của họ đã ngăn cản họ củng cố thắng lợi. Người Phi-va đã không duy trì được bá quyền ở Hy Lạp.- 22.

18 Đây nói về cuộc vây đánh thành phố Xa-mô-xơ của quân độ A-ten (trên đảo Xa-mô-xơ ở Đông-Nam biển Ê-giê) năm 440 trước công nguyên. Cư dân Xa- Xa-mô-xơ ở Đông-Nam biển Ê-giê) năm 440 trước công nguyên. Cư dân Xa- mô-xơ tham gia Đồng minh trên biển A-ten bất bình với sự thống trị chuyên chế của A-ten đã đứng lên khởi nghĩa nhằm tách khỏi Đồng minh. Một đạo quân viễn chinh lớn gồm hải, lục quân do Pê-ri-clet chỉ huy đã được phái đến chống lại những người khởi nghĩa. Sau cuộc vây đánh nhiều tháng, thành phố Xa-mô-xơ buộc phải đầu hàng và sự thống trị của A-ten dưới hình thức chuyên chế hơn lại được xác lập trên đảo.- 23.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 13 pps (Trang 34 - 35)