Ba trận đánh được nhắc tới thuộc thời kỳ Thuỵ Sĩ của cuộc Chiến tranh ba mươi năm.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 13 pps (Trang 38)

nổ ra vì cuộc đấu tranh giữa tín đồ Tin lành và tín đồ Thiên chúa giáo. Chiến tranh mở đầu bằng cuộc khởi nghĩa ở Tréc-khi-a chống lại ách áp bức của

vương triều

Háp-xbuốc và sự tấn công của thế lực phản động Thiên chúa giáo. Các nước châu Âu tham gia sau đó vào chiến tranh chia thành hai phe. Vương triều Háp-xbuốc Tây Ban Nha và áo, các chư hầu Thiên chúa giáo ở Đức liên hợp dưới ngọn cờ Thiên chúa giáo và được sự ủng hộ của giáo hoàng đã tấn công các nước theo đạo Tin lành: Tréc-khi-a Đan Mạch, Thuỵ Sĩ, Cộng hoà Hà Lan và những quốc gia ở Đức thừa nhận cải cách tôn giáo. Các nước theo đạo Tin lành được sự ủng hộ của vua Pháp - đối thủ của vương triều Háp-xbuốc. Nước Đức thành ra chiến trường chính của cuộc tranh giành này, thành đối tượng sự cướp bóc quân sự và của ý đồ xâm lược của các nước tham chiến.

Cuộc Chiến tranh ba mươi năm chia làm bốn thời kỳ: trong thời kỳ Tréc- khi-a (1618-1624), cuộc đấu tranh chủ yếu diễn ra giữa những tín đồ Tin lành Tréc-khi-a và phe hoàng đế - Thiên chúa giáo và kết thúc bằng thất bại của người Tréc-khi-a. Năm 1625 với sự giúp sức của Pháp, liên minh giữa Anh, Hà Lan và Đan Mạch chống lại vương triều Háp-xbuốc Tây Ban Nha và áo đã được thành lập. Vào thời kỳ Đan Mạch (1625-1629) thì chiến tranh đã mang tính chất toàn

châu Âu. Nhưng quân đội Đan Mạch bị quân đội của hoàng đế - Thiên chúa giáo đánh bại. Năm 1630 Thuỵ Sĩ tham chiến, dưới ngọn cờ bảo vệ chư hầu theo đạo Tin lành, cố sức đứng chân ở phía nam biển Ban-tích. Thời kỳ Thuỵ Sĩ (1630- 1635), chiến tranh mở đầu bằng một loạt thắng lợi của quân đội Thuỵ Sĩ, nhưng năm 1634 người Thuỵ Sĩ bị lực lượng liên hiệp của hoàng đế và Tây Ban Nha đánh bại. Năm 1635 Pháp công khai đứng về phía Thuỵ Sĩ và chư hầu theo đạo Tin lành. Thời kỳ Pháp - Thuỵ Sĩ (1635-1648), ở giai đoạn đầu, chiến tranh mang tính chất chống thế lực phản động của châu Âu phong kiến chuyên chế, rút cục biến thành một loạt cuộc xâm nhập nước Đức của bọn xâm lược nước ngoài kình địch nhau. Chiến tranh kết thúc năm 1648 bằng việc ký kết hoà ước Ve-xtơ-pha-li làm tăng thêm sự phân tán về chính trị của nước Đức.- 46.

41 Ba trận đánh được nhắc tới thuộc thời kỳ Thuỵ Sĩ của cuộc Chiến tranh ba mươi năm. mươi năm.

ở Lai-pxích (hoặc ở Brây-ten-phen-đơ) ngày 17 tháng Chín 1631 và ở khu vực sông Lê-khơ thuộc Ba-vi-e ngày 15 tháng Tư 1632 quân đội của Gu-xtáp-A- đôn-phơ đánh bại quân đội hoàng đế - Thiên chúa giáo do Tin-li chỉ huy. ở

Luy-tơ-xen (Dắc-den) ngày 16 tháng Mười một 1632 Gu-xtáp A-đôn-phơ đánh

bại quân đội hoàng đế của Va-len-xtây-nơ.- 47.

42 Biên khu quân sự là tên gọi các tỉnh phía nam Đế quốc áo vào thế kỷ XVI-XIX (Xlô-vê-ni, Crô-a-xi, Xla-vô-ni-a, Ba-nát) mà cư dân - dân biên giới - phải làm (Xlô-vê-ni, Crô-a-xi, Xla-vô-ni-a, Ba-nát) mà cư dân - dân biên giới - phải làm nghĩa vụ quân sự biên phòng để được sử dụng ruộng đất.- 48.

43 ở Môn-vi-xơ (Xi-lê-di) ngày 10 tháng Tư 1741 quân đội của Phri-đrích II đã đánh bại quân đội áo trong thời kỳ chiến tranh giành quyền thừa kế ngôi vua

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 13 pps (Trang 38)