Chú thích các bản chỉ dẫn

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 13 pps (Trang 30 - 33)

Chú thích

1 Mục "Quân đội" của Ph.ăng-ghen là một trong những mục đầu tiên viết cho bộ sách "New American Cyclopaedia". Được Sác-lơ Đa-na, một trong những bộ sách "New American Cyclopaedia". Được Sác-lơ Đa-na, một trong những người khởi xướng ra việc xuất bản bách khoa toàn thư mời tham gia biên soạn, tháng Tư 1857, theo lời khuyên của Ăng-ghen, Mác đồng ý viết một loạt mục cho bộ sách này. Đồng thời Ăng-ghen hứa giúp đỡ Mác trong việc viết một số mục chuyên đề về quân sự và lịch sử quân sự. Vì muốn tạo điều kiện cho Mác hoàn tất những nghiên cứu về kinh tế, sau này Ăng-ghen đã đảm nhận biên soạn phần lớn các mục. Phần của Mác chủ yếu là biên soạn lược sử của nhiều nhà hoạt động quân sự và chính trị, về mặt này Ăng-ghen cũng giúp đỡ Mác trình bày khía cạnh quân sự của vấn đề. Sự hợp tác của Mác và Ăng-ghen trong việc biên soạn các đề mục cho bách khoa toàn thư cũng như công việc viết bài mà hai ông cùng tiến hành lâu dài cho tờ "New-York Daily Tribune" ("Diễn đàn Niu Oóc hằng ngày") là một trong những tấm gương sáng ngời về tình đoàn kết của những nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học.

Trong số những mục đầu tiên mà Đa-na đặt với Mác và do Ăng-ghen nhận trách nhiệm viết có mục "Quân đội". Trong đó dự định trình bày khái quát lịch sử phát triển của các lực lượng vũ trang, nghệ thuật quân sự, chiến lược và chiến thuật cũng như đưa ra nhận xét về tình hình và tổ chức của các quân đội thời Ăng-ghen. Nhiệm vụ càng trở nên phức tạp khi Ăng-ghen phải viết các đề mục tổng quát song song với nhiều mục khác theo hợp đồng ban đầu. Tuy nhiên, cùng với Mác bắt tay thu thập tài liệu vào tháng Bảy 1857 và trực tiếp viết vào tháng Tám, Ăng-ghen đã hoàn tất công việc này không quá ngày 24 tháng Chín. Trong mục "Quân đội", ông đã tổng kết trên mức độ nhất định sự nghiên cứu sâu sắc nhiều năm của ông về vấn đề quân sự, lịch sử quân sự và kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh thời đại ông. Để viết mục này, Ăng- ghen đã sử dụng nhiều tư liệu chuyên môn kể từ các tác

phẩm của các nhà sử học và tác gia quân sự cổ đại (Hê-rô-đốt, Kxê-nô-phôn-tơ, Xa-li-út-xti-ut, Pô-li-bi-út, Vê-ghê-ti-út v.v.) cho đến tác phẩm của các tác gia thế kỷ XIX: Uyn-kin-xơn, Clau-dơ-vit-xơ, Giô-mi-ni, Ruy-xtôp v.v. cũng như nhiều sách báo tham khảo khác. Ăng-ghen đã nhắc tới một số tài liệu ấy trong các mục viết của mình. Trong những tài liệu chuẩn bị của Ăng-ghen còn giữ lại được những đoạn trích của ông trong cuốn sách của Ruy-xtốp "Heerwesen und Kriegfhrung

G. Julius Csars". Gotha, 1855 ("Quân sự thời I-u-li-ut Xê-da và nghệ thuật thống soái của ông", Gô-ta, 1855) cũng như những đoạn trích trong mục "Quân thống soái của ông", Gô-ta, 1855) cũng như những đoạn trích trong mục "Quân đội" đăng trong bản in lần thứ bảy của "Encyclopaedia Britannica" (1842, v. III). Về phần mình, Mác cũng trích dẫn cho mục này nhiều đoạn trong các tác phẩm khoa học và các tài liệu tham khảo về các vấn đề lịch sử chiến tranh. Hiện người ta còn giữ được những đoạn trích của ông trong tác phẩm gồm 3 tập của Uyn-kin-xơn "Manners and Customs of the Ancient Egyptians". London, 1837 ("Phong tục và tập quán của người Ai Cập Cổ đại". Luân Đôn, 1837), trong các tác phẩm của Hê-rô-đốt, Phu-ki-đit, Pô-li-bi-ut, Giô-dép Phla-vi-ut và các nhà sử học Cổ đại khác. Nhận được mục đã viết xong, Mác đánh giá nó hết sức cao trong thư gửi Ăng-ghen ngày 25 tháng Chín 1857. Ông nhấn mạnh rằng trong bài viết của mình, Ăng-ghen đã thành công trong việc lấy ví dụ về lịch sử quân đội chứng minh được sự liên hệ giữa sự phát triển của các lực lượng sản xuất với sự phát triển của các quan hệ xã hội. Đồng thời Mác cũng đưa ra nhiều ý kiến phê bình khi đề cập tới vấn đề sự ra đời của quân đội đánh thuê thời Cổ đại (của người Các-ta-giơ) cũng như sự phát triển quân sự của người I-ta-li-a vào thế kỷ XV-XVI và của các dân tộc phương Đông. Theo ý kiến của Mác, những vấn đề ấy chưa được trình bày đầy đủ trong bài viết. Những ý kiến này sau được Ăng-ghen chú ý rất nhiều khi viết cho "New American Cyclopaedia" những mục bổ sung cho mục "Quân đội" của ông như "Pháo binh", "Kỵ binh", "Xây công sự" và "Bộ binh".

"New American Cyclopaedia" ("Bách khoa toàn thư mới của nước Mỹ") là một bộ sách tra cứu khoa học do một nhóm các nhà báo và những người làm công tác xuất bản tiến bộ của giai cấp tư sản Mỹ trong ban biên tập tờ "New- York Daily Tribune" xuất bản. Trong số biên tập viên bách khoa toàn thư có

S. Đa-na, thiếu tá Ri-pli và những người khác. Bách khoa toàn thư do nhà xuất bản "Đ. A. Plơ-tơn và công ty" xuất bản thành 16 tập vào năm 1858-1863 và in bản "Đ. A. Plơ-tơn và công ty" xuất bản thành 16 tập vào năm 1858-1863 và in lại nguyên văn vào năm 1868-1869. Nhiều học giả có tên tuổi ở Mỹ và châu Âu đã cộng tác làm bách khoa toàn thư. Xét về quy mô trình bày các lĩnh vực tri thức và sự phong phú của tài liệu tham khảo, thì đây là một trong những xuất bản phẩm tốt nhất thời bấy giờ. Mặc dầu các biên tập viên bộ bách khoa thư còn có hạn chế mang tính chất tư sản, và chủ nghĩa chiết trung vốn có trong bộ sách này cũng như trong các bộ bách khoa toàn thư tư sản khác, trong "New American Cyclopaedia" đã có nhiều mục phản ánh quan điểm của những nhân vật tiêu biểu cho các nhóm tư sản dân chủ và tiến bộ. Chiếm địa vị đặc biệt trong bách khoa toàn thư là các bài của Mác và Ăng-ghen viết theo lập trường vô sản cách mạng và duy vật, bất chấp điều kiện mà ban biên tập đặt ra đối với các tác giả là không được trình bày quan điểm đảng phái.

Những mục trong "New American Cyclopaedia" đều đăng khuyết danh. Chỉ có các tập II, V, XVI có kèm danh sách các tác giả lớn nhất. Trong danh sách có nhắc đến Mác với tư cách là tác giả của các mục "Quân đội", "Pháo binh", "Béc-na-đốt-tơ", "Bô-li-va-rơ", "Kỵ binh", "Xây công sự", "Bộ binh", "Hải quân" (thực ra những mục ấy trừ "Béc-na-đốt-tơ" và "Bô-li-va-rơ" đều do Ăng-ghen viết). Những mục khác là do Mác hay Ăng-ghen viết được khẳng định dựa vào thư từ giữa hai ông, thư của S. Đa-na gửi Mác, sổ tay của Mác trong đó ghi việc gửi bài đi Niu Oóc và những tài liệu lưu trữ khác (dàn bài và những đoạn trích dẫn để viết các mục v.v.). Phát hiện được cả thảy 67 mục do Mác và Ăng-ghen viết cũng như hai đoạn ngắn -"A-ben-xbéc-gơ" và "Các- tút", - có thể là ban biên tập bách khoa toàn thư đã rút ngắn đi rất nhiều, ban biên tập thường tự ý sửa chữa nguyên bản khi xuất bản. Hai đoạn ngắn ấy được đưa vào tập này không phải vào phần nội dung chính mà là vào các chú thích tương ứng (xem chú thích 54 và 253).

Trong lần xuất bản này không có bài "Buy-lốp" vì rằng chúng ta không còn nguyên bản bài viết này, dựa vào thư của Mác và Ăng-ghen và vào tài liệu chuẩn bị để viết mục này hiện còn giữ lại, có thể phán đoán rằng mục này đã bị ban biên tập bách khoa toàn thư lược bớt và sửa chữa đến mức không còn nhận ra được nữa.

số bài mà cho tới nay một số nhà thư tịch học Tây Âu gán ghép một cách vô căn cứ là của Mác và Ăng-ghen. Như tác giả của các mục "Ap-đơ-en-Ca-đe" và "Phong trào Hiến chương" mà người ta gán cho Mác là một người nào đó tên là Uy-li-am Hăm-phri-xơ, của mục "Ê-pi-quya" là nhà báo tự do Đức Héc-man Ra-xthe-rơ, của mục "Chủ nghĩa xã hội" là P. Gô-đu-in, của mục "Hê-ghen" là Hen-ri Xmit.

Những bài viết của Mác và Ăng-ghen cho "New American Cyclopaedia" kéo dài từ tháng Bảy 1857 đến tháng Mười 1860 và những mục của các ông mà chúng ta được biết đã được in trong các tập I-V, VII, IX và XII của bách khoa

toàn thư.

Những mục ấy đã được in nguyên vẹn trong lần in thứ hai của bách khoa toàn thư năm 1868-1869 và sau này lúc sinh thời của các tác giả chúng không được tái bản nữa. Những mục của Mác và Ăng-ghen trong "New American Cyclopaedia" chỉ được in lần đầu tiên dưới hình thức tập hợp ở Liên Xô trước đây vào năm 1933 trong tập XI, phần II của Toàn tập C. Mác và Ph.Ăng- ghen, xuất bản lần thứ nhất. Trong lần xuất bản này những mục ấy được in một cách đầy đủ nhất.- 11.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 13 pps (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)