Những cuộc viễn chinh của các hoàng đế Đức ở I-ta-li-a là những cuộc viễn chinh của bọn chúa phong kiến Đức nhằm cướp phá các thành phố I-ta-li-a và

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 13 pps (Trang 36 - 37)

chinh của bọn chúa phong kiến Đức nhằm cướp phá các thành phố I-ta-li-a và chiếm đoạt đất đai, cuộc đầu tiên do hoàng đế ốt-tôn tiến hành, ốt-tôn đã lên ngôi hoàng đế ở La Mã năm 962 (hoàng đế của cái gọi là Đế quốc La Mã thần thánh). Những cuộc viễn chinh ấy diễn ra đặc biệt thường xuyên vào thế kỷ X - XIII đã kéo dài đến thế kỷ XVI, mặc dầu quyền lực của hoàng đế đã suy tàn và tình trạng phong kiến cát cứ đã tăng cường ngay ở Đức.

Những cuộc viễn chinh thập tự quân là hành động thực dân hoá chiến tranh do bọn chúa phong kiến lớn ở Tây Âu, tầng lớp kỵ sĩ và các thành phố thương nghiệp I-ta-li-a tiến hành ở phương Đông vào các thế kỷ XI-XIII dưới ngọn cờ tôn giáo là giải phóng thánh địa Cơ đốc giáo ở Giê-ru-xa-lem và những

"đất thánh" khác khỏi sự thống trị của Hồi giáo. Các nhà tư tưởng và nhà cổ vũ các cuộc thập tự chinh này là giáo hội Thiên chúa giáo và Toà thánh mưu toan thống trị thế giới, còn lực lượng quân sự chính là tầng lớp kỵ sĩ. Nông dân cũng tham gia những cuộc viễn chinh ấy nhằm tìm ở đó lối thoát khỏi ách phong kiến. Trong lịch sử có tám cuộc thập tự chinh nổi tiếng: 1096-1099, 1147-1149, 1189-1192, 1202-1204, 1217-1221, 1228-1229, 1248-1254, 1270. Những cuộc viễn chinh ấy đều kèm theo sự cướp bóc và cưỡng đoạt dân Hồi giáo cũng như dân Cơ đốc giáo ở những nước mà thập tự quân đi qua. Mục tiêu cướp đoạt của thập tự quân không những là các nước Hồi giáo Xi-ri, Pa-le-xtin, Ai Cập, Tuy-ni-di mà cả Đế quốc Bi-dăng-xơ theo Cơ đốc giáo. Nhưng sự chinh phục của thập tự quân ở Đông Địa Trung Hải tỏ ra không vững vàng và đất đai họ chiếm lĩnh chẳng bao lâu lại rơi vào tay Hồi giáo.- 38.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 14 phần 13 pps (Trang 36 - 37)