Định hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nam Định đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh nam định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 102 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Định hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nam Định đến năm 2020

Xu hƣớng toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn; các diễn biến về mặt chính trị, kinh tế thiên tai trên thế giới đều có tác động nhất định đến các quốc gia, dân tộc. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh, khả năng đối phó những bất lợi sẽ có trong quá trình hội nhập ở tỉnh còn quá yếu.

Tình hình thiên tai, hạn hán, dịch hại ngày càng diễn biến phức tạp, gay gắt và khó lƣờng hơn. Sự biến động kinh tế thế giới và trong nƣớc, sẽ có ảnh hƣởng khá lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những yếu kém, khuyết điểm, tồn tại nêu trên, cũng chính là những cản trở, tác động bất lợi đến quá trình CNH, HĐH của Tỉnh. Trong bối cảnh đó, phƣơng hƣớng và mục tiêu tổng quát trong thời gian tới của tỉnh là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ; đƣa tỉnh Nam Định phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo hƣớng CNH, HĐH. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Phát huy dân chủ gắn với tăng cƣờng pháp chế XHCN và củng cố hệ thống chính trị vững mạnh. Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân - thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 đƣa kinh tế của tỉnh Nam Định đạt mức cao của cả nƣớc, với cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp; có nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Với phƣơng hƣớng đó, trong giai đoạn 2010-2015 (có tính đến năm 2020) cần đạt đƣợc các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản sau:

2020, cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp 42,6%, nông nghiệp 18,9%, dịch vụ 36,5%; phấn đấu sau năm 2015 có cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Quy mô kinh tế năm 2020 gấp 2 lần năm 2008.

2- GDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt trên 2080 USD, gấp 2,1 lần so năm 2011, bằng 80% so với mức bình quân chung của cả nƣớc.

3- Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội giai đoạn 2015-2020 tăng bình quân hàng năm 42%. Tăng thu ngân sách bình quân hàng năm trên 22%.

4- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến năm 2020;

- Thủy lợi: Đảm bảo nguồn nƣớc tƣới cho 89% diện tích cây trồng.

- Giao thông: Nhựa hóa 100% đƣờng tỉnh lộ, 60% đƣờng huyện, 50% số thôn có 3-4 Km đƣờng nhựa.

- Điện: 100% thôn có điện lƣới quốc gia; 100% số hộ đƣợc dùng điện

5- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm trên 17%. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm trên 10%.

6- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,7%, tỷ lệ dân số đô thị chiếm 25%.

7- Đào tạo nghề từ 30 đến 40 ngàn ngƣời; giải quyết việc làm cho 70 ngàn lao động. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn dƣới 10% vào năm 2020. Trong đó, phấn đấu đƣa tỷ lệ hộ nghèo ở vùng kém phát triển tại chỗ từ 34% hiện nay xuống ngang mức bình quân chung của tỉnh.

8- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng xuống còn 6%; 85% dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch; có 13 bác sỹ trên 1vạn dân.

9- Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; phổ cập trung học phổ thông 50% dân số trong độ tuổi; 50% trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

10- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Phấn đấu có trên 80% Tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh và trên 100% các tổ chức chính quyền, mặt trận, đoàn thể đạt tiêu chuẩn vững mạnh.

11- Hoàn chỉnh hệ thống phòng thủ, tiếp tục xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện nhiệm vụ và các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản nêu trên, cần quán triệt sâu sắc các quan điểm sau:

1. Tiếp tục quán triệt quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, ổn định chính trị là nền tảng, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần xã hội xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ.

2. Phát huy nội lực, xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển; đồng thời coi trọng khai thác các nguồn ngoại lực để phát huy nội lực mạnh hơn. Ƣu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp; tập trung phát triển mạnh công nghiệp tạo sự bứt phá cho tăng trƣởng cao và chuyển dịch nhanh nền kinh tế; phát triển dịch vụ, đặc biệt du lịch là mục tiêu cơ bản lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Gắn chặt phát triển kinh tế với nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, hạn chế những hậu quả tiêu cực của sự tăng trƣởng “nóng” đặc biệt, ƣu tiên đối với vùng nông thôn. Đẩy mạnh sự nghiệp y tế và giáo dục nhằm nâng cao thể lực và dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh.

4. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với yêu cầu đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và tăng cƣờng khả năng quốc phòng, giữ vững an ninh biên giới trong tình hình mới. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới; thực thi dân chủ, bảo vệ và phát huy truyền thống đoàn kết.

5. Tiếp tục xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với nhu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế, nhất là giao thông, thủy lợi, giáo dục và y tế. Ƣu tiên đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển đô thị theo hƣớng xanh, sạch, đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc và từng bƣớc hiện đại.

Với những quan điểm trên, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của Tỉnh từ nay đến năm 2020 như sau:

- Về công nghiệp:

Trong thời gian tới tập trung đầu tƣ, phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và đảm bảo yêu cầu về

môi trƣờng. Duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả sản xuất. Trƣớc mắt, ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp theo hƣớng nâng cao chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu; phát triển mạnh vật liệu xây dựng. Tập trung mọi nguồn lực, nhất là con ngƣời và cơ chế chính sách để triển khai nhanh các công trình trọng điểm có tính đột phá tạo động lực cho sự tăng trƣởng nhanh và hiệu quả của nền kinh tế ngay trong giai đoạn 2015-2020.

Hợp tác với các tỉnh lân cận để phát huy lợi thế so sánh đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào đầu tƣ phát triển công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề ở nông thôn, nhất là các ngành nghề truyền thống. Hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, cải cách hành chính, tạo môi trƣờng thông thoáng hấp dẫn nhà đầu tƣ hơn.

Có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ để các doanh nghiệp này mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá thiết bị máy móc, nâng cao khả năng cạnh tranh về hàng hóa, tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Đồng thời quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống.

- Về nông, lâm nghiệp:

Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của tỉnh, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lƣợng, sản lƣợng các sản phẩm nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo chuyển biến đột phá về quy mô và tốc độ chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc bằng các chƣơng trình, dự án cụ thể.

- Về thương mại - dịch vụ:

Hƣớng phát triển thƣơng mại tập trung khai thác tốt thị trƣờng trong tỉnh, đảm bảo các mặt hàng do ngƣời dân trong tỉnh sản xuất ra phải có thị trƣờng tiêu thụ với giá cả ổn định, đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá với các tỉnh trong cả nƣớc, tập trung vào các tỉnh phía Bắc đồng thời cũng cần phải có kế hoạch tìm kiếm thị trƣờng mới kể cả những thị trƣờng ở nƣớc ngoài.

Nâng cao chất lƣợng phục vụ của các hoạt động dịch vụ chính nhƣ: Tài chính, ngân hàng, thông tin liên lạc, vận tải, dịch vụ vui chơi giải trí nhằm tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp và ngƣời dân dễ dàng tiếp cận đƣợc các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chú trọng mở rộng mạng lƣới dịch vụ ở nông thôn nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động trong thời gian nông nhàn.

- Về lĩnh vực xã hội:

Thực hiện tốt chƣơng trình quốc gia về Phát triển dân số và kế hoạch hóa gia đình. Điều chỉnh tốc độ tăng dân số theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho phát triển kinh tế từ 2015 đến 2020 và các năm tiếp theo.

Từng bƣớc phân bố lại dân cƣ trên các địa bàn để phát triển kinh tế, khai thác tốt các thế mạnh về đất đai, các tài nguyên khác và đảm bảo công tác an ninh quốc phòng.

4.2 Phƣơng hƣớng quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nam Định đến năm 2020

- Quản lý NNLCLC là vấn đề quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH tại Nam Định trong thời gian tới.

- Trong quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, cần phải gắn chặt với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt NNLCLC để làm động lực cho quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH.

- Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cả về lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thƣợng tầng. Trong đó, NNLCLC cần phải đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu trong mọi lĩnh vực.

- Xác định rõ các lĩnh vực có nhu cầu cần ngƣời có trình độ cao để từ đó xây dựng chính sách thu hút cho phù hợp. Cần bố trí đúng với chuyên môn, vị trí, việc làm, để phát huy, cống hiến hết năng lực cho công việc tránh việc lãng phí về “chất xám”.

- Để thu hút đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao có hiệu quả, đòi hỏi các chế độ, chính sách đãi ngộ phải thực sự hấp dẫn, đủ sức cạnh tranh với các địa

phƣơng khác trên cả nƣớc; trong đó, yếu tố cần thiết nhất là phải đảm bảo đƣợc đời sống vật chất cho bản thân và gia đình ngƣời lao động. Mặt khác, tỉnh cũng cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tuyển dụng để không bỏ sót ngƣời tài.

- Sau khi đã thu hút đƣợc nhân lực có chất lƣợng cao, tùy theo trình độ, khả năng của từng ngƣời mà phân công, bố trí đúng ngƣời, đúng việc, đảm bảo có sự dẫn dắt, kèm cặp và hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần. Hiện nay, môi trƣờng làm việc tại một số lĩnh vực, một số cơ quan, đơn vị còn chƣa thực sự chuyên nghiệp, khiến cho một bộ phận ngƣời lao động không phát huy hết khả năng, trí tuệ và ảnh hƣởng nhất định đến việc thu hút những ngƣời có tâm và có tầm.

- Xây dựng môi trƣờng làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp chính là việc tạo nên viễn cảnh đẹp để thu hút ngƣời tài. Cùng với việc lắng nghe, trân trọng những đóng góp, sáng kiến lao động thì việc thực hiện các chính sách, chế độ về khen thƣởng, động viên những cống hiến của ngƣời tài cũng là điều cần phải duy trì và tƣơng xứng.

Ngoài ra, cũng thực hiện đồng bộ các chủ trƣơng, chính sách để tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhƣ: đẩy mạnh hơn nữa hoạt động giáo dục, đào tạo nghề cho ngƣời lao động; tổ chức đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ lao động hiện có. Các địa phƣơng cũng cần triển khai hiệu quả hơn nữa các chủ trƣơng, chính sách của Ðảng, Nhà nƣớc trong lĩnh vực giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển chung. Các cơ quan, đơn vị cũng phải chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tránh tình trạng dựa hoàn toàn vào cơ quan quản lý Nhà nƣớc để thu hút ngƣời tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh nam định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)