Mô tả hệ phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh nam định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 57 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Mô tả hệ phƣơng pháp nghiên cứu

Dữ liệu thống kê có nhiều ƣu điểm nhƣ là dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh, chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thống kê rẻ hơn so với lƣợng tiền cần thiết để có đƣợc các dữ liệu sơ cấp, nó có tính sẵn sàng và hợp lý… Nhìn chung, để sƣu tầm những dữ liệu thống kê có hiệu quả, ngƣời nghiên cứu tiến hành một quá trình gồm 4 bƣớc:

- Thứ nhất, xác định những dữ liệu cần thiết cho cuộc nghiên cứu. - Thứ hai, tìm các nguồn dữ liệu.

- Thứ ba, tiến hành thu thập dữ liệu.

- Thứ tƣ, đánh giá các dữ liệu thu thập đƣợc.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “ Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của Nam Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa”, ngƣời thực hiện đã sử dụng rất nhiều thông tin tổng hợp có đƣợc từ các tài liệu thống kê, tài liệu thứ cấp.

Trƣớc hết, đó là những cuốn sách, bài báo liên quan tới nội dung nghiên cứu. Chẳng hạn nhƣ là: “ Niên giám thống kê Nam Định 2013”, “ Kết quả tổng điều tra

Nam”, “Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010”

Một loại tài liệu thứ cấp tiếp theo cũng có ích cho ngƣời nghiên cứu, đó là những kế hoạch, những báo cáo của các cấp, các sở ban ngành liên quan tới nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các doanh nghiệp , nhƣ là Chƣơng trình 07 – Ctr/TU “ Chương trình phát triển một số ngành, nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2010-2015” hay “ Đề án phát triển thị trường lao động giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020” …Bên cạnh đó, các bài báo cáo có liên quan, các chiến lƣợc đƣợc xây dựng và công bố trên mạng, những bài phỏng vấn trên mạng, những số liệu, báo cáo của các cấp, các cơ quan đƣợc công bố rộng rãi trên mạng, đó là những thông tin rất cần thiết.

Với các thông tin, các dữ liệu thu thập đƣợc trong quá trình điều tra bằng cách thu thập thông tin khác nhau. Để làm rõ hơn những vấn đề nghiên cứu trong đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau:

Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu: Các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập đƣợc trong quá trình thu thập, điều tra là các số liệu rời rạc, sử dụng phƣơng pháp thống kê tổng hợp để tổng hợp số liệu vào các bảng thống kê, sau đó đi so sánh số liệu và phân tích số liệu để có những kết luận chính xác về số lƣợng lao động, chất lƣợng, cơ cấu lao động

Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp này dùng để so sánh giữa các kỳ, các năm với nhau nhằm làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu, thấy rõ thực trạng về tình hình tăng giảm lao động, trình độ từ đó thấy đƣợc những thành công và hạn chế trong công tác quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao của tỉnh Nam Định thời gian qua.

Phương pháp phân tích: Thông qua tình hình hoạt động quản lý nhân lực chất lƣợng cao, thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để phân tích tìm hiểu về, tình hình chất lƣợng lao động… hiệu quả sử dụng lao động chất lƣợng cao tại các doanh nghiệp tại Nam Định

Phương pháp tổng hợp: Các thông tin, dữ liệu sau khi thu thập và phân tích sẽ đƣợc tổng hợp lại theo từng nội dung, từng chỉ tiêu để có nhận thức đầy đủ, tìm ra đƣợc bản chất, sự vận động của quản lý nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Phương pháp quy nạp và diễn giải: Phƣơng pháp quy nạp là phƣơng pháp đi từ những hiện tƣợng riêng lẻ, rời rạc, độc lập ngẫu nhiên nhƣ là phân công lao động, tuyển dụng, trả công, kết quả sản xuất kinh doanh,… rồi liên kết với nhau để tìm ra tình hình quản lí sử dụng lao động tại các doanh nghiệp đƣợc hiệu quả chƣa.

Phương pháp xử lý dữ liệu điều tra bằng phần mềm máy tính

Trong nghiên cứu thu thập thông tin sơ cấp tồn tại hai dạng nghiên cứu chính yếu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định luợng. Thông tin trong nghiên cứu định tính không có ý nghĩa về mặt thống kê, quá trình phân tích và xử lý chỉ dừng ở chỗ tập hợp, phân nhóm những ý kiến quan điểm khác biệt và không đòi hỏi nhiều sự hỗ trợ của các công cụ và kiến thức thống kê. Ngƣợc lại, với thông tin nghiên cứu định lƣợng lại đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức phân tích thống kê để tổ chức và phân tích. Các phần mềm sử dụng trên máy vi tính là những công cụ hữu hiệu cho việc xử lý và phân tích những thông tin nghiên cứu định lƣợng này.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CỦA TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA TỪ NĂM 2009- 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh nam định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 57 - 60)