Thực trạng tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định trong giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh nam định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 64 - 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hƣởng đến quản lý nguồn

3.1.2 Thực trạng tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định trong giai đoạn

2008-2013 ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao

GDP Nam Định 5 năm từ năm 2008- 2013 tăng trƣởng từ 8,7%- 10,2% đạt 28,85- 35,615 ngàn tỷ đồng. Cũng theo báo cáo, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 13% so với cùng kỳ năm 2012. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ƣớc đạt 17,198 tỷ đồng, tăng 20,7% so cùng kỳ và đạt 40,2% kế hoạch. Có 24/30 sản phẩm chủ yếu có mức tăng trƣởng cao hơn so cùng kỳ nhƣ nƣớc uống, quần áo may sẵn...Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 19,670 ngàn tỷ đồng, tăng 14,5% so cùng kỳ. Giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn đạt 354,3 triệu USD, tăng 16,5% so cùng kỳ và đạt 38,6% kế hoạch năm. Giá trị hàng hoá nhập khẩu ƣớc đạt 300,7 triệu USD, tăng 13,3% so cùng kỳ. Trong năm 2013 có 255 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 960,39 tỷ đồng, đồng thời có 247 doanh nghiệp ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh, giải thể. Trong khi đó năm 2012 có 202 doanh nghiệp thành lập mới và có 302 doanh nghiệp ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh, giải thể. Các khu công nghiệp trong tỉnh Nam Định bao gồm:

Khu công nghiệp Hòa Xá: thuộc thành phố Nam Định. Tổng diện tích: 326,8 ha. Tổng mức đầu tƣ dự kiến: 347 tỷ đồng, mục tiêu xúc tiến thu hút đầu tƣ lấp đầy với 86 dự án. (Đã lấp gần đầy diện tích)

Khu công nghiệp Mỹ Trung: thuộc huyện Mỹ Lộc và phƣờng Lộc Hạ, ở phía thành phố Nam Định, giáp Quốc lộ 10, khu đất quy hoạch có diện tích 150 ha, có thể phát triển lên 190 ha. Tổng mức đầu tƣ khoảng 300 - 350 tỷ đồng.

Khu công nghiệp Thành An: Thuộc địa bàn thành phố Nam Định và xã Tân Thành - Vụ Bản, nằm giáp trục đƣờng Quốc lộ 10, gần đƣờng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và tuyến đƣờng nối từ Quốc lộ 10 sang đƣờng 21 dẫn đến cảng Hải Thịnh và các huyện phía Nam của tỉnh. Khu công nghiệp Thành An có thể mở rộng với quy mô khoảng 150 ha đã quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tƣ khoảng 350 - 400 tỷ đồng.

Khu Công nghiệp Bảo Minh: Thuộc địa bàn huyện Vụ Bản. Phía Bắc và phía Đông giáp xã Kim Thái, phía Tây giáp xã Liên Bảo, phía Nam giáp đƣờng Quốc lộ

10, cách thành phố Nam Định 10 km, cách Thị trấn Gôi - Vụ Bản 5 km. Khu Công nghiệp Bảo Minh nằm ven trục đƣờng quốc lộ 10 cạnh đƣờng sắt Bắc Nam và Đƣờng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nên giao thông từ khu công nghiệp đến các nơi khác nhƣ Hà Nội, cảng Hải Phòng có nhiều thuận lợi. Diện tích 200 ha đang quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tƣ khoảng 300 - 400 tỷ đồng.

Khu công nghiệp Hồng Tiến: Thuộc địa bàn 2 xã Yên Hồng và Yên Tiến, huyện ý Yên, cách Thành phố Nam Định khoảng 25 km, cách thành phố Ninh Bình khoảng 6 km, nằm gần cảng Ninh Phúc, cạnh tuyến đƣờng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, và có tuyến đƣờng sắt Bắc Nam. KCN Hồng Tiến có thể mở rộng với quy mô khoảng 250ha. Khu công nghiệp đã đƣợc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đăng ký đầu tƣ kinh doanh hạ tầng.

Khu kinh tế Ninh Cơ: Do Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ VINASHIN đề xuất, vị trí tại cửa sông Ninh Cơ, diện tích khoảng 500 ha, bao gồm: cảng biển; công nghiệp đóng tàu; công nghiệp cơ khí, chế biến; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch và các loại hình sảng xuất kinh doanh dịch vụ đa dạng 2 bên cửa sông Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu và Nghĩa Hƣng.

Các cụm công nghiệp khác: Đã xây dựng 17 cụm công nghiệp huyện và thành phố với tổng diện tích 270 ha, thu hút đƣợc 352 doanh nghiệp và các hộ vào đầu tƣ sản xuất với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 1,075 tỷ đồng và thu hút đƣợc hơn 9,000 lao động.

Từ năm 2009- 2013 Nam Định vƣợt lên những khó khăn do suy giảm kinh tế, biến đổi khí hậu và ảnh hƣởng của cơn bão Sơn Tinh, với sự giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ƣơng cùng sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và có bƣớc phát triển; quốc phòng, an ninh đƣợc giữ vững, hầu hết các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vƣợt kế hoạch. Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh năm 2013 tính theo giá cố định 1994 đạt 12.753 tỷ đồng, tăng 11,7%; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 21,1 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 22%. Giá trị các ngành dịch vụ tăng 11,5%. Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn đạt 380,8

triệu USD. Thu ngân sách đạt 2.028 tỷ đồng (kế hoạch 1.900 tỷ đồng). Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 18.561 tỷ đồng, tăng 18,6%; giải quyết việc làm mới cho 30,5 nghìn lƣợt ngƣời; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới xuống còn 6,72%. Các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, tài nguyên môi trƣờng; công thƣơng; đầu tƣ xây dựng; tài chính, ngân hàng, văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; Nam Định đã giữ vững danh hiệu 18 năm liên tục là một trong những tỉnh đứng đầu toàn quốc về chất lƣợng giáo dục, đào tạo. Tỉnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trƣờng - Nam Định, đón nhận Huân chƣơng Hồ Chí Minh, Quyết định công nhận Thành phố Nam Định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và đón nhận Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần - Chùa Phổ Minh. Thông qua các sự kiện chính trị, văn hóa lớn đã khơi dậy niềm tự hào của ngƣời dân Nam Định với truyền thống cách mạng, hào khí Đông A, phát huy giá trị văn hóa lịch sử của mảnh đất "địa linh nhân kiệt", góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hƣơng Nam Định ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Trong mấy năm gần đây (2010- 2013) nền kinh tế của Nam Định duy trì đƣợc mức tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc. Nhƣng so với một số tỉnh thì mức tăng trƣởng của Nam Định vẫn còn thấp. So bình quân cả nƣớc thì Nam Định cao hơn.

Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP- tính theo giá hiện hành)

TT GDP (Tỷ đồng theo giá hiện hành) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Cả nƣớc 490500 516568 551591 584100 2 Đồng Bằng Sông Hồng 145142,9 157290,1 176920,9 197102,5 3 Nam Định 8833,3 9465,0 10456,7 11722,1 4 Ninh Bình 5228,5 6048,2 7006,8 8136,9 5 Thái Bình 8918,0 10017,0 11419,0 12574,0 6 Hà Nội 61635,0 66175,0 73499,0 80952,0

Qua bảng 3.1 ta nhận thấy tổng sản phẩm trong tỉnh Nam Định từ năm 2010 đến năm 2013 có sự gia tăng đáng kể năm 2010 GDP là 8833,3 tỷ đồng thì đến năm 2011 tăng lên 631,7 năm 2012 là 10456,7 tỷ đồng và đến năm 2013 là 11722,1 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 1265,4 tỷ đồng.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch này của Nam Định còn chậm, do lịch sử phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định đã để lại một cơ cấu kinh tế không thuận lợi, nông nghiệp chiếm 39,9% GDP, công nghiệp chiếm 26,4% GDP của tỉnh (năm 2005). Từ năm 2009 đến 2013, tốc độ tăng trƣởng trong công nghiệp đã đƣợc nâng cao. Công nghiệp là động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020 và các năm tiếp theo nên cần tập trung phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Tỉnh xác định phát triển công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp chung của cả nƣớc, của vùng đồng bằng sông Hồng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hƣớng phát huy lợi thế so sánh về nguồn nhân lực dồi dào, chất lƣợng ngày càng cao. Cơ cấu công nghiệp phải phát huy đƣợc lợi thế so sánh của từng phân ngành, từng địa bàn, từng bƣớc hình thành một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh quy mô vùng. Công nghiệp của tỉnh phát triển phải đón nhận đƣợc xu hƣớng chuyển giao công nghệ từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc đang phát triển; áp dụng đƣợc những thành quả của tiến bộ khoa học công nghệ trong nƣớc và thế giới, hợp tác hiệu quả với khu vực và quốc tế. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển công nghiệp, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tƣ. Động lực cho phát triển công nghiệp là khu vực dân doanh và đầu tƣ nƣớc ngoài; Phát triển công nghiệp phải gắn với phát triển dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Do đó, bình quân về công nghiệp, và nông nghiệp của tỉnh Nam Định đã từng bƣớc đuổi kịp mức trung bình của cả nƣớc.

Đơn vị tính %

Hình 3.2: Cơ cấu tổng sản phẩm của các ngành từ năm 2009- 2013 của Nam Định

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nam Định, 2013)

Qua hình 3.2 ta nhận thấy tỷ trọng giữa các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ tại tỉnh Nam Định có sự dịch chuyển đáng kể giữa ngành nông lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng còn ngành dịch vụ ổn định ở tỷ trọng chiếm 34% cụ thể: năm 2009 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy hải sản là 31,88%, năm 2010 là 30,61%, năm 2011 là 29,77%, năm 2012 là 29,80% và năm 2013 là 28,80%. Bên cạnh đó tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng năm 2009 tỷ trọng chiếm 31,10%, năm 2010 là 35,14%, năm 2011 là 35,79%, năm 2011 là 35,89% và năm 2013 tỷ trọng chiếm 37,15%. Nhƣ vậy tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng là một trong những ngành đƣợc tỉnh Nam Định có chiến lƣợc đầu tƣ trong thời gian qua và đạt đƣợc những thành công nhất định từ năm 2009- 2013.

Việc thu, chi ngân sách trên địa bàn Nam Định năm 2013 đạt gần 2 nghìn tỷ đồng (1903,0) nhƣng chi ngân sách lại trên 8 nghìn tỷ đồng (8334,6) thu không đủ chi. Về đời sống, tỷ lệ hộ đói nghèo còn 11%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng còn 13%. Những đặc điểm kinh tế - xã hội nói trên gây ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực ở Nam Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh nam định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 64 - 69)