Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 88 - 91)

3.1 .Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách

4.2.2. Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước đối với các

nguồn thu ngân sách chủ yếu trên địa bàn

4.2.2.1. Đối với nguồn thu từ thuế Công thương nghiệp – ngoài quốc doanh.

* Giải pháp về quản lý đối tƣợng nộp thuế

Để thực hiện việc quản lý thu thuế đƣợc tốt thì trƣớc hết cần phải có những biện pháp quản lý thích hợp đối với đối tƣợng nộp thuế. Cần phải đƣa tất cả mọi đối tƣợng kinh doanh trên địa bàn quản lý vào diện quản lý và thu. Muốn làm đƣợc điều này, phải thực hiện các giải pháp nhƣ sau:

- Tổ chức một đợt tổng điều tra mang tính chất điều tra cơ bản đối với các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh CTN-NQD trên địa bàn huyện.

Cách thức tiến hành: Cơ quan thuế tham mƣu cho UBND huyện, chỉ đạo phối hợp các ngành có liên quan và chính quyền cấp xã tiến hành khảo sát, điều tra nắm hết những tổ chức kinh tế (hợp tác xã, công ty,...) và hộ kinh doanh thực tế có hoạt động trong từng ngành nghề, từng thành phần kinh tế trên địa bàn quản lý... kết hợp với việc giáo dục, thuyết phục các đối tƣợng thực hiện đầy đủ các chế độ về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ kịp thời cho Ngân sách nhà nƣớc.

Phƣơng pháp điều tra là kết hợp phát biểu mẫu cho cán bộ điều tra và các đối tƣợng kê khai và đi thực tế trên địa bàn.

- Sau kết quả cuộc điều tra, tiến hành lập danh bạ các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Danh bạ này khi lập đƣợc phân tổ theo từng loại hình kinh doanh, theo ngành nghề và theo từng địa bàn và phải dành chỗ để bổ sung thêm các đối tƣợng kinh doanh phát sinh, loại bỏ các đối tƣợng nghỉ, bỏ kinh doanh. Danh bạ này đƣợc coi là “cẩm nang” sử dụng cả thời kỳ cho đến khi có cuộc điều tra mới.

- Tiếp theo đợt điều tra này cần phải chấn chỉnh và thực hiện công tác đăng ký kinh doanh kết hợp với đăng ký và cấp mã số thuế. Đối với các đối tƣợng chƣa đăng ký kinh doanh, chƣa có giấy phép kinh doanh và giấy phép hành nghề (đối với các ngành nghề, mặt hàng kinh doanh có điều kiện) thì bắt buộc phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Trên cơ sở đó mới tạo điều kiện cho cơ quan thuế quản lý về thuế đƣợc tốt, đúng pháp luật.

- Trên cơ sở danh bạ, hàng năm Chi cục thuế lập bộ thuế môn bài để quản lý và thu thuế. Bộ thuế môn bài đảm bảo quản lý hết đối tƣợng thực tế có sản xuất kinh doanh trên địa bàn không phân biệt quốc tịch, dân tộc, kinh doanh tại chỗ hay lƣu động, tạm thời hay lâu dài, kinh doanh chuyên nghiệp hay nửa chuyên nghiệp.

- Sau đợt tổng điều tra và quá trình quản lý, theo dõi, tiến hành phân loại hộ. Trên cơ sở phân loại hộ để có hình thức, biện pháp quản lý thu thuế phù hợp.

Cần chú ý là công tác đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế không chỉ tập trung vào một đợt nhất định mà phải làm thƣờng xuyên đối với tất cả các cơ sở mới ra kinh doanh hoặc có thay đổi về các chỉ tiêu đã kê khai đăng ký. Cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh khi hoàn thành thủ tục phải giữ hồ sơ đầy đủ, kịp thời cho cơ quan thuế đúng theo quy định để nắm và quản lý thu thuế. Định kỳ (tháng, quý) cơ quan thuế và cơ quan cấp đăng ký kinh doanh thực hiện việc thông tin, đối chiếu số liệu với nhau để tăng cƣờng công tác quản lý. Đối với các cơ sở kinh doanh nhƣng không xin phép, đăng ký kinh doanh ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo Luật thuế quy định, các cơ quan chức năng (Quản lý thị trƣờng, Thuế, Thanh tra chuyên ngành...) phải xử phạt một cách nghiêm minh. Có nhƣ vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế đƣa hết các hoạt động kinh doanh vào “ống kính quản lý” bảo

đảm việc thi hành các Luật thuế đƣợc nghiêm chỉnh và chống thất thu thuế có hiệu quả nhằm phát huy toàn diện tác dụng của chính sách thuế .

* Giải pháp về quản lý doanh thu và chi phí, chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ.

Trong quá trình kê khai nộp thuế, các đối tƣợng nộp thuế thƣờng tìm cách hạ thấp doanh thu và tăng chi phí trong lúc kê khai so với doanh thu và chi phí thực tế để giảm số thuế phải nộp.

Nhiệm vụ của cơ quan thuế là phải tìm cách đƣa doanh thu tính thuế và chi phí đƣợc trừ đúng với doanh thu và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Muốn vậy, cần phải có biện pháp quản lý cụ thể, phù hợp với từng đối tƣợng.

Để thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các Luật thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nƣớc và đảm bảo sự bình đẳng, công bằng xã hội, điều cần thiết là phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

4.2.2.2. Đối với các khoản thu từ đất đai

Đối với các khoản thu từ đât đai phải tiếp tục chỉ đạo các địa phƣơng thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 để có căn cứ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo đúng luật định, tránh tình trạng đầu cơ chờ quy hoạch để trục lợi.

Thực hiện công bố công khai các thông tin liên quan đến các dự án đầu tƣ, quy hoạch và các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.

Thay đổi phƣơng thức đấu giá cấp quyền sử dụng đất, các cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá phải xác định rõ vị trí lô đất đƣợc đấu giá, có thể tham gia đấu giá nhiều lô nhƣng phải nộp lệ phí và tiền cọc cho từng lô tham gia đấu giá. Việc đấu giá đƣợc tổ chức bằng cách hô giá trực tiếp bằng lời (không ghi phiếu).

4.2.2.3. Các khoản thu phí và lệ phí

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng cung cấp dịch vụ công. Tập trung vào việc tiếp tục rà soát, khai thác các nguồn thu trên địa bàn, áp dụng đúng mức thu và tỷ lệ điều tiết các khoản thu phí và lệ phí theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; tăng cƣờng công tác kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp phí và lệ phí vào Ngân sách nhà nƣớc của các đơn vị, địa phƣơng và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy trình quản lý thu phí và lệ phí trong việc sử dụng chứng từ, mức thu và chế độ thu nộp không đúng quy định. Chi cục Thuế đôn đốc các đơn vị ủy nhiệm thu kê khai, thu nộp phí và lệ phí theo quy định hiện hành. Tập trung quản lý, khai thác những nguồn thu mới phát sinh nhƣ phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt... Cùng với các biện pháp trên, các địa phƣơng, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ hơn với ngành chức năng, niêm yết công khai các loại phí và lệ phí, mức thu để ngƣời dân thực hiện và giám sát hoạt động này của chính quyền, ngành chức năng. Đối với các loại phí mới, nguồn thu lớn cần xây dựng đề án chống thất thu riêng. Cơ quan thuế kiểm tra việc sử dụng ấn chỉ, chứng từ thu tại các đơn vị từ đó có biện pháp chấn chỉnh những sai phạm kịp thời. Các tổ chức cá nhân tham gia thu phí và lệ phí thƣờng xuyên cập nhật chính sách mới và thực hiện nghiêm quy trình thu, nộp phí và lệ phí theo quy định của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)