Máy móc và đại công nghiệp

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 4 doc (Trang 44 - 49)

a) Bản thân máy móc

Trong khi ở công trường thủ công, điểm xuất phát của cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất là sức lao động, thì ở đây nó là tư liệu lao động.

Tất cả mọi máy móc đã phát triển đều gồm có: 1) máy động cơ, 2) cơ cấu truyền lực và 3) máy công cụ (tr.357). Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII bắt đầu từ máy công cụ. Điểm đặc trưng của cuộc cách mạng này là công cụ lao động, dưới dạng thay đổi ít nhiều, chuyển từ con người sang máy móc, máy này khi hoạt động thì đưa công cụ vào hoạt động. ở đây liệu con người là động lực hay sức mạnh của tự nhiên, điều này hiện thời không quan trọng. Sự phát triển đặc thù là ở chỗ con người chỉ có thể sử dụng các cơ quan của riêng mình, còn máy móc trong những giới hạn nào đó, có thể sử dụng số công cụ mà nó cần

(guồng tự kéo sợi có 1 cọc sợi, máy Gien-ni1* có từ 12-18 cọc sợi). Vì trong chiếc guồng tự kéo, cuộc cách mạng công nghiệp không nhằm vào bàn đạp, không nhằm vào sức kéo mà nhằm vào cọc sợi - lúc đầu con người vẫn còn thực hiện ở khắp nơi cả chức năng động lực lẫn chức năng kiểm tra cùng một lúc. Ngược lại, cuộc cách mạng trong máy công cụ ngay từ đầu đã đòi hỏi hoàn thiện máy _____________________________________________________________________________________________

1*- máy kéo sợi

hơi nước, và sau đó đã thực hiện được điều này (tr.359-360 và tiếp theo là tr.361-362).

Trong đại công nghiệp người ta sử dụng hai loại máy móc: hoặc là 1) sự hiệp tác của nhiều máy móc cùng loại (máy dệt cơ giới, máy làm phong bì, máy này làm công việc của cả một loạt công nhân riêng rẽ bằng cách kết hợp những công cụ khác nhau) - ở đây đã có sự thống nhất về công nghệ nhờ cơ cấu truyền lực và động cơ, hoặc là 2) hệ thống máy móc, sự kết hợp các máy công tác bộ phận khác nhau (về kéo sợi). Hệ thống máy móc đã tìm được cơ sở tự nhiên của mình trong việc phân công lao động của công trường thủ công. Trong công trường thủ công, cần phải làm cho mỗi quá trình bộ phận thích ứng với người công nhân; ở đây thì điều đó không cần thiết: quá trình lao động có thể được phân chia một cách khách quan thành những bộ phận cấu thành của mình và vấn đề thực hiện mỗi một quá trình bộ phận nhờ máy móc đã được giải quyết bằng khoa học hay kinh nghiệm thực tiễn dựa vào khoa học. ở đây tỉ lệ số lượng của các nhóm công nhân riêng rẽ được lặp lại dưới dạng tỉ lệ của các nhóm máy móc riêng rẽ (tr.363-366).

Trong cả hai trường hợp, công xưởng tạo nên máy móc tự động lớn (tuy nhiên, máy này vừa mới được hoàn thiện vào thời gian gần đây theo hướng đó), và đó là hình thức tương ứng của nó (tr.367). Hình thức hoàn thiện nhất của máy tự động là máy tự

động sản xuất ra máy móc, máy tự động xóa bỏ cơ sở thủ công và

công trường thủ công của đại công nghiệp và do đó lần đầu tiên nó đã làm cho nền sản xuất máy móc có một hình thức hoàn chỉnh (tr.369-372).

Mối liên hệ giữa các cuộc cách mạng trong các ngành riêng rẽ cho đến khi có những phương tiện giao thông (tr.371).

Trong công trường thủ công, sự kết hợp của công nhân có tính chủ quan, còn ở đây chúng ta có một cơ cấu sản xuất cơ giới

kh ách quan mà n gư ời côn g nh ân tì m ra dưới d ạng có s ẵn và cơ cấu n ày chỉ có thể hoạt động tron g l ao độn g chun g: tính

382 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương IV... 383

chất hiệp tác của quá trình lao động hiện nay là một tất yếu kỹ thuật (tr.372).

Lực lượng sản xuất nảy sinh nhờ hiệp tác và phân công lao động thì không tốn kém gì đối với tư bản; lực lượng tự nhiên, hơi nước, nước cũng không tốn kém gì đối với tư bản. Người ta cũng có thể nói vậy về ngay những lực lượng do khoa học khám phá ra. Nhưng những lực lượng này có thể chỉ được sử dụng với sự giúp đỡ của một bộ máy tương ứng, mà bộ máy này chỉ có thể có được nhờ những chi phí lớn, cũng đúng như vậy những máy công tác tốn kém hơn rất nhiều so với các công cụ trước đây. Nhưng những máy này có tuổi thọ cao hơn rất nhiều và phạm vi sản xuất rộng hơn rất nhiều so với các công cụ và vì vậy chúng mang lại cho sản phẩm giá trị theo tỷ lệ ít hơn rất nhiều so với công cụ và vì vậy, sự phục vụ không công của máy móc (và sự phục vụ này không xuất hiện lại trong giá trị của sản phẩm) là lớn hơn rất nhiều so với sự phục vụ của công cụ (tr.374, 375-376).

Do việc tập trung sản xuất trong đại công nghiệp nên sản phẩm rẻ hơn rất nhiều so với trong công trường thủ công (tr.375).

Giá cả của các hàng hóa là thành phẩm cho thấy máy móc đã làm cho sản xuất rẻ đi biết chừng nào và cái phần giá trị do tư liệu lao động chuyển sang tăng lên một cách tương đối, nhưng lại giảm xuống một cách tuyệt đối. Năng suất của máy móc được đo bằng mức độ mà máy đó thay thế sức lao động của con người. Các ví dụ (tr.377-379).

Chúng ta giả định rằng một cái máy hơi nước thế chân 150 công nhân, tiền công hàng năm của số công nhân là 3 000 p. xt.; trong trường hợp trên đây thì số tiền công hàng năm này không

phải là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động mà công nhân

đã bỏ ra, mà chỉ là của s ố lao độn g cần thiết. Nhưng ngoài ra họ còn man g lại lao động thặng dư. Nếu như cái máy hơi nước n ày trị giá 3 000 p . xt. thì đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ l ao đ ộn g chứ a tron g cái máy đ ó; do đó, n gay n ếu cái máy trị giá ngang với sức lao động mà nó thay thế thì lao động của

con người thể hiện trong cái máy đó bao giờ cũng ít hơn rất nhiều so với số lao động mà cái máy đó thay thế (tr.380).

Với tư cách là phương tiện làm cho sản xuất rẻ đi thì máy móc

phải trị giá số lao động ít hơn số lao động mà nó thay thế. Nhưng

đối với nhà tư bản thì giá trị của nó cần phải ít hơn giá trị của

sức lao động mà nó thay thế. Vì vậy, ở Mỹ có những máy người ta

thấy có lợi nhưng ở Anh thì lại không có lợi (thí dụ như máy đập đá). Vì vậy, do những giới hạn nhất định có tính luật pháp mà có những máy móc bỗng nhiên có thể được sử dụng, những máy mà trước đây không có lợi đối với tư bản (tr.380-381).

b) Việc chiếm hữu sức lao động nhờ sử dụng máy móc máy móc

Vì bản thân máy móc có cái sức làm cho nó chuyển động nên giá trị của sức bắp thịt giảm xuống. Lao động của phụ nữ và trẻ em, sự tăng nhanh số công nhân làm thuê bằng cách lôi cuốn những thành viên trong gia đình từ trước tới nay chưa đi làm thuê. Bằng cách đó giá trị sức lao động của đàn ông bị phân ra thành sức lao động của toàn thể gia đình, do đó, sức lao động này bị giảm giá trị. Để nuôi sống một gia đình thì giờ đây không những cả 4 người phải cung cấp lao động cho tư bản mà còn mang lại cho nó cả lao động thặng dư nữa, trong khi đó trước đây chỉ có một người làm việc này. Vì vậy, ngay từ đầu, cùng với việc tăng

tư liệu để bóc lột thì mức độ bóc lột cũng tăng lên (tr.383).

Trong đây việc bán và mua sức lao động là quan hệ của những

người tự do, còn giờ đây người ta mua những người chưa đến

tuổi thành niên và trẻ em, người lao động giờ đây bán cả vợ con

mình và trở thành người lái buôn nô lệ (những ví dụ ở các trang 384-385).

Sự suy thoái về thể lực. Tỷ lệ chết cao của công nhân trẻ em (tr.386); ở những vùng trồng trọt được tiến hành theo chế độ công nghiệp cũng vậy. (Gang system1*) (tr.387).

_____________________________________________________________________________________________ 1* - Hệ thống ác-ten 1* - Hệ thống ác-ten

384 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương IV... 385

Sự huỷ hoại về tinh thần (tr.388). Những điều luật công xưởng về giáo dục và sự chống đối của các chủ xưởng (tr.390).

Rút cục, việc lôi cuốn phụ nữ nữ và trẻ em vào làm việc trong các công xưởng đã đập tan sự chống đối của công nhân - nam giới

đối với sự chuyên chế của tư bản (tr.391).

Nếu như máy móc rút ngắn thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một vật phẩm nào đó thì khi nằm trong tay của tư bản, nó trở thành phương tiện mạnh mẽ nhất để kéo dài ngày lao động ra vượt quá những giới hạn tinh thần của nó. Một mặt, nó tạo ra những điều kiện mới giúp cho tư bản thực hiện điều đó, mặt khác, nó tạo ra những động cơ mới để làm việc đó.

Máy móc có khả năng hoạt động vĩnh cửu và nó chỉ bị hạn chế do sự yếu đuối và do sự hạn chế của sức lao động bổ trợ của con người. Một chiếc máy làm 20 giờ một ngày bị hao mòn trong 7ẵ

năm thì nó nuốt cho nhà tư bản một số lao động thặng dư đúng bằng chiếc máy đó làm việc 10 tiếng một ngày và bị hao mòn trong 15 năm, nhưng trong trường hợp thứ nhất điều đó chỉ diễn ra t r o n g c ó m ộ t n ử a t h ờ i g i a n n à y (tr.393).

Sự nguy hiểm của sự hao mòn vô hình của máy móc - by superseding1* - đồng thời cũng giảm đi (tr.394).

Ngoài ra, người ta thu hút một số lượng lao động lớn hơn mà

không phải tăng những chi phí về nhà cửa và máy móc, do đó,

cùng với việc kéo dài ngày lao động thì không những giá trị thặng dư tăng lên mà số vốn đầu tư để có được giá trị thặng dư đó, lại giảm xuống một cách tương đối. Điều này càng quan trọng hơn khi phần tư bản cố định càng chiếm phần lớn hơn như thường vẫn diễn ra trong nền đại công nghiệp (tr.395).

Vào giai đoạn xuất hiện đầu tiên của máy móc, tức là khi nó còn mang tính chất độc quyền, thì lợi nhuận rất lớn, và vì thế xuất hiện sự thèm khát kéo dài ngày lao động một cách vô hạn _____________________________________________________________________________________________

1*- bằng cách thay thế

độ. Khi mà máy móc đã được phổ biến rộng rãi thì lợi nhuận độc quyền biến mất và xuất hiện sự tác động của cái quy luật là giá trị thặng dư không phải nảy sinh từ lao động được máy móc thay thế mà là từ lao động sử dụng máy móc đó, do đó là từ tư bản khả biến; nhưng trong nền sản xuất cơ khí thì số tư bản khả biến này cần phải giảm xuống do có những đầu tư lớn. Vì vậy, trong việc sử dụng máy móc của chủ nghĩa tư bản có một mâu thuẫn nội tại: với một khối lượng tư bản nào đó thì máy móc làm tăng

một yếu tố là giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư bằng cách làm giảm yếu tố khác là số lượng công nhân. Một khi giá trị của hàng hóa do máy móc sản xuất ra trở thành giá trị có tính chất điều tiết xã hội của hàng hóa này thì cái mâu thuẫn đó xuất hiện và lại thúc đẩy nhà tư bản kéo dài ngày lao động (tr.397).

Nhưng bên cạnh việc làm cho công nhân không có việc làm, chèn ép họ, lôi cuốn phụ nữ và trẻ em vào sản xuất thì đồng thời máy móc cũng sản xuất ra nhân khẩu lao động dư thừa bắt buộc phải phục tùng những quy luật của tư bản. Vì vậy, nó lật đổ mọi giới hạn đạo đức và thể lực của ngày lao động; do đó mà xuất hiện cái nghịch lý là một phương tiện mạnh mẽ nhất để rút ngắn thời gian lao động đã trở thành một phương tiện chắc chắn nhất để biến cả đời người lao động và gia đình của anh ta thành thời gian lao động sẵn sàng để cho tư bản sử dụng để tăng thêm giá trị của nó (tr.398).

Chúng ta đã thấy phản ứng của xã hội xuất hiện ở đây như thế nào qua việc quy định ngày lao động bình thường, và hiện thời trên cơ sở này, người ta đang phát triển việc tăng cường độ

lao động ra sao (tr.399).

Lúc đầu, cùng với việc tăng tốc độ của máy móc thì đồng thời người ta cũng tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động. Nhưng không bao lâu thì tình hình sẽ dẫn tới chỗ việc tăng cường độ lao động và việc kéo dài ngày lao động sẽ loại trừ lẫn nhau. Tình hình sẽ khác đi nếu rút ngắn thời gian lao động. Lúc này

386 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương IV... 387

cường độ lao động có thể tăng lên. Trong suốt mười giờ lao động người ta có thể đem lại một số lượng lao động ngang bằng số lượng trước đây làm trong 12 tiếng hoặc trên 12 tiếng, và lúc này một ngày lao động có cường độ căng hơn được tính toán như một ngày lao động được nâng lên luỹ thừa, và lao động không chỉ được đo bằng độ dài của thời gian mà còn bằng cường độ của nó (tr.400). Bằng cách đó, người ta có thể nhận được một giá trị thặng dư sau 5 giờ lao động cần thiết và 5 giờ lao động thặng dư ngang bằng với giá trị thặng dư mà người ta nhận được sau 6 giờ lao động cần thiết và 6 giờ lao động thặng dư với mức cường độ thấp hơn (tr.400).

Vậy lao động được tăng cường độ như thế nào? ởc ô n g t r ư ờ n g t h ủ c ô n g , như chúng ta đã thấy (chú thích 159) trong ngành sản xuất đồ gốm và các ngành khác chẳng hạn thì chỉ cần rút

ngắn ngày lao động cũng đủ để tăng năng suất lên rất nhiều.

Còn trong lao động máy móc thì điều này hết sức mơ hồ. Nhưng

có bằng chứng của R.Gác-nơ (tr.401-402).

Một khi việc rút ngắn ngày lao động được pháp luật buộc thi hành thì máy móc liền trở thành phương tiện để bóp nặn ở người công nhân nhiều lao động hơn hoặc bằng cách tăng tốc độ của máy móc hoặc bằng cách giảm số công nhân so với số máy móc. Những thí dụ (tr.403-407). Cùng với việc này người ta còn mở rộng và làm phong phú thêm cho các công xưởng. Những bằng chứng (tr.407-409).

c) Công xưởng nói chung và hình thức cổ điển của nó

Trong công xưởng, máy móc đảm bảo việc sử dụng hợp lý công cụ lao động; do đó, sự khác nhau về chất của lao động đã được phát triển ở công trường thủ công thì ở đây đã bị gạt bỏ, lao động ngày càng bị cào bằng, và sự khác nhau giữa công nhân chủ yếu chỉ còn lại là sự khác nhau về tuổi tác giới tính. Sự phân công lao động ở đây được quy thành sự phân phối công nhân giữa các

máy móc chuyên môn. ở đây chỉ có sự phân công giữa những

công nhân cơ bản thực sự đứng máy và giữa những feeders1*

(điều này chỉ đúng với máy sợi con dọc di động, trong một mức độ ít hơn đối với máy sợi con mịn và ít hơn nữa đối với máy dệt cơ khí); cần phải bổ sung thêm vào đây những loại người nữa như: cai, kỹ sư, thủ kho, thợ cơ khí, thợ mộc v.v. tức là những loại người chỉ bề ngoài gia nhập công xưởng (tr.411-412).

Việc người công nhân cần phải thích ứng với sự vận động liên tục của máy tự động đòi hỏi anh ta phải học việc từ những năm còn trẻ, nhưng tuyệt nhiên nó không đòi hỏi như ở trong công trường thủ công, nơi cả cuộc đời người công nhân bị gắn chặt vào một chức năng bộ phận. Có thể có sự thay đổi người trên cùng một chiếc máy (chế độ làm ca); do việc học nghề dễ dàng nên

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 4 doc (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)