Những mâu thuẫn của công thức chung

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 4 doc (Trang 27 - 29)

Hình thái lưu thông mà trong đó tiền trở thành tư bản, mâu thuẫn với tất cả các quy luật trình bày trên đây về bản chất của hàng hóa, của giá trị, của tiền tệ và của bản thân lưu thông. Sự khác nhau thuần tuý về hình thức của trình tự đảo ngược có thể đẻ ra điều đó chăng?

Ngoài ra, trình tự đảo ngược đó chỉ tồn tại đối với một trong ba nhân vật. Với tư cách là nhà tư bản tôi mua hàng hóa của A và sau đó bán lại cho B.A và B chỉ xuất hiện đơn thuần với tư cách là người mua và người bán hàng hóa. ở cả hai trường hợp, đối với họ bản thân tôi chỉ đơn thuần l à người chủ tiền hoặc

348 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương Ii... 349

chủ hàng hóa, đối với một người tôi là người mua hoặc là tiền, còn đối với người kia tôi là người bán hoặc là hàng hóa. Nhưng đối với bất cứ ai trong hai người đó tôi đều không phải là nhà tư bản hoặc người đại biểu cho một cái gì đó hơn là tiền hoặc hàng hóa. Đối với A giao dịch bắt đầu bằng việc bán, đối với B giao dịch kết thúc bằng việc mua, nghĩa là hoàn toàn giống như trong trao đổi hàng hóa. Và nếu như quyền được có giá trị thặng dư của tôi dựa vào trình tự đảo ngược, thì A có thể bán trực tiếp cho B, và khi đó khả năng thu được giá trị thặng dư không còn nữa.

Chúng ta giả định rằng A và B mua hàng hóa trực tiếp của nhau. Về giá trị sử dụng mà nói thì cả hai bên đều có thể có lợi, A thậm chí có thể sản xuất hàng hóa của mình được nhiều hơn so với B có thể sản xuất trong thời gian ấy và vice versa, thành thử cả hai bên đều có lợi. Về mặt giá trị trao đổi thì lại khác. ở đây, những giá trị có đại lượng bằng nhau được trao đổi với nhau ngay cả trong trường hợp tiền làm trung gian giữa chúng với tư cách là phương tiện lưu thông (tr.119).

Nếu xét một cách trừu tượng, thì trong lưu thông hàng hóa giản đơn, ngoài việc thay thế một giá trị sử dụng bằng một giá trị sử dụng khác, chỉ diễn ra sự thay đổi hình thức của hàng hóa. Chừng nào lưu thông hàng hóa chỉ đem lại sự thay đổi hình thức giá trị trao đổi của hàng hóa, thì nó đem lại, - nếu hiện tượng đó diễn ra ở dạng thuần tuý, - sự trao đổi những vật ngang giá.

Thật ra hàng hóa có thể bán theo giá chênh với giá trị của chúng, nhưng sự chênh lệch đó là sự vi phạm các quy luật của trao đổi hàng hóa. ở dạng thuần tuý của nó, trao đổi hàng hóa là sự trao đổi những vật ngang giá và, do đó nó không phải là phương tiện để làm giàu (tr.120).

Do đó tất cả những mưu toan cho rằng giá trị thặng dư là do lưu thông hàng hóa mà ra đều là sai lầm. Công-đi-ắc (tr.121). Niu-men (tr.122).

Nhưng chúng ta giả định rằng việc trao đổi diễn ra không phải

ở dạng thuần tuý và người ta trao đổi với nhau những vật không ngang giá.

Chúng ta giả định rằng người bán nào cũng bán hàng hóa của mình cao hơn 10% so với giá trị của nó. Mọi việc vẫn như trước: cái mà từng được lợi với tư cách là người bán, thì anh ta bị mất đi với tư cách là người mua. Hoàn toàn giống như giá trị tiền tệ thay đổi 10%. Nếu những người mua mọi hàng hóa thấp đi 10% s o với giá trị của n ó thì tình hình xảy ra cũ ng thế (tr.123) (Tô-ren-xơ).

Có người giả thiết rằng giá trị thặng dư phát sinh do việc tăng giá hàng, giả thiết đó phải có tiền đề là sự tồn tại một giai

cấp chỉ mua, mà không bán, tức là giai cấp chỉ tiêu d ùn g mà

không sản xuất, giai cấp mà tiền thường xuyên bỗng dưng tuôn

chảy vào túi họ. Bán hàng hóa cho những đại biểu của giai cấp ấy cao hơn giá trị của chúng chỉ có nghĩa là hoàn lại cho mình một phần số tiền đã biếu không mà thôi (Tiểu á và La Mã). Tuy vậy, người bán vẫn luôn luôn bị lừa và không thể trở thành giàu có hơn, không thể thu được giá trị thặng dư.

Nhưng chúng ta hãy cứ giả định trường hợp lừa dối. A bán cho B rượu vang trị giá 40 p. xt. để đổi lấy số lúa mì trị giá 50 pao xtéc-linh. A đã được lợi 10 pao xtéc-linh. Nhưng A+B vẫn chỉ có 90 p. xt., A có 50, còn B chỉ có 40; giá trị có chuyển dịch, nhưng không được tạo ra. Toàn bộ giai cấp những nhà tư bản của một nước nhất định không thể làm giàu bằng mồ hôi của chính mình được (tr.126).

Như vậy, những vật ngang giá được trao đổi với nhau thì không nảy sinh bất kỳ giá trị thặng dư nào, và nếu những vật không ngang giá được trao đổi với nhau, thì cũng không nảy sinh giá trị thặng dư. Lưu thông hàng hóa không tạo ra giá trị mới.

Bởi vậy, ở đây chúng ta không xem xét đến những hình thức cổ xưa nhất là thường thấy nhất của tư bản, tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay nặng lãi. Để giải thích sự tăng lên của tư bản

350 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương Ii... 351

thương nghiệp bằng một cách khác ngoài sự lừa gạt đơn thuần, thì cần phải có một số tiền đề trung gian mà ở đây còn chưa có. Đối với tư bản cho vay nặng lãi và tư bản mang lại lợi tức thì lại càng như vậy. Sau đây chúng ta sẽ thấy rõ rằng cả hình thức tư bản đó đều chỉ là những hình thức phát sinh, cũng như chúng ta cũng sẽ thấy tại sao hai hình thức tư bản đó, về mặt lịch sử lại

xuất hiện trước tư bản hiện đại.

Như vậy, giá trị thặng dư không thể phát sinh từ lưu thông. Thế thì ở ngoài lưu thông chăng? ở ngoài lưu thông người chủ hàng hóa chỉ là người sản xuất ra hàng hóa của mình mà giá trị của hàng hóa đó phụ thuộc vào số lượng lao động của anh ta chứa đựng trong hàng hóa, lao động này được đo theo một quy luật xã hội xác định; giá trị này được biểu hiện bằng đồng tiền kế toán, thí dụ bằng giá cả là 10 pao xtéc-linh. Nhưng giá trị đó không phải đồng thời là giá trị 11 pao xtéc-linh; lao động của anh ta đã tạo ra giá trị, nhưng không phải những giá trị tăng lên. Anh ta có thể thêm vào giá trị đã có một giá trị phụ thêm, nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra bằng cách thêm vào một lượng

lao động bổ sung. Bởi vậy, người sản xuất hàng hóa ở ngoài lĩnh

vực lưu thông, không tiếp xúc với các chủ hàng hóa khác, thì

không thể sản xuất ra giá trị thặng dư.

Bởi vậy, tư bản phải xuất hiện trong lưu thông hàng hóa, đồng thời lại không phải trong lưu thông hàng hóa (tr.128).

Như vậy là phải giải thích việc tiền biến thành tư bản trên cơ sở những quy luật nội tại của trao đổi hàng hóa, nghĩa là việc trao đổi những vật ngang giá phải là điểm xuất phát của chúng ta. Người chủ tiền của chúng ta, hiện tại mới chỉ là nhà tư bản ở dạng ấu trùng, phải mua hàng hóa theo giá trị của chúng, nhưng dù sao ở cuối của quá trình đó vẫn thu được giá trị nhiều hơn là số mà anh ta đã bỏ vào đó. Việc ấu trùng biến thành con bướm, tức là thành nhà tư bản thực thụ phải được tiến hành trong lĩnh vực lưu thông và đồng thời không phải ở trong lĩnh vực lưu thông.

Những điều kiện của vấn đề là như thế. Hic Rhodus, hic salta!1* (tr.129).

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 4 doc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)