và công trường thủ công
Công trường thủ công, hình thức cổ điển của hiệp tác, dựa trên cơ sở phân công lao động, thống trị khoảng từ năm 1550 đến năm 1770.
Công trường thủ công phát sinh:
1) Hoặc là bằng con đường tập hợp các nghề thủ công khác nhau, mỗi nghề thực hiện một thao tác nghiệp vụ bộ phận (thí dụ việc sản xuất xe ngựa), người thợ thủ công riêng lẻ tương ứng rất nhanh chóng mất khả năng làm mọi công việc của nghề mình nói chung, nhưng anh ta lại thành thạo trong việc làm một bộ phận cá biệt. Do đó, ở đây toàn bộ quá trình sản xuất sẽ dẫn tới việc phân công hoạt động chung thành các phần hoạt động riêng rẽ (tr.318, 319).
2) Hoặc là bằng cách nhiều người thợ thủ công cùng làm một công việc y như nhau hay cùng một loại, tập hợp lại, trong một công xưởng, và do đó những công việc khác nhau không phải do một công nhân làm mà nhiều công nhân khác nhau đồng thời cùng
376 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương IV... 377
thực hiện và phân chia với nhau (như làm kim v.v.). Lúc này sản phẩm không còn là thành quả của một người thợ thủ công mà là kết quả của một nhóm thợ, trong đó mỗi người chỉ làm một thao tác nghiệp vụ bộ phận (tr.319-320).
Trong cả hai trường hợp, kết quả của công trường thủ công là:
một guồng máy sản xuất mà khí quan là những con người. Sản
xuất vẫn giữ tính chất thủ công ; mỗi quá trình bộ phận mà sản phẩm đi qua đều được thực hiện bằng lao động chân tay, do đó, ở
đây khả năng phân chia một cách thực sự khoa học quá trình sản
xuất bị loại trừ. Chính do tính chất thủ công của lao động nên
mỗi người công nhân riêng rẽ hoàn toàn bị cột chặt vào một chức năng bộ phận (tr.321).
Bằng cách đó người ta tiết kiệm được lao động so với người thợ thủ công, và sự tiết kiệm lao động này còn tăng lên hơn nữa do việc truyền đạt các kỹ năng thu được cho thế hệ sau. Bằng cách đó sự phân công lao động kiểu công trường thủ công phù hợp với khuynh hướng của các xã hội trước kia muốn cho nghề thủ công trở thành cha truyền con nối; các phường hội mang tính chất đẳng cấp (tr.322).
Các công cụ được phân nhỏ thành nhiều loại do chúng được sử dụng vào các thao tác nghiệp vụ bộ phận khác nhau - có 500 loại búa ở Bớc-minh-hêm (tr.323-324).
Khi xem xét dưới góc độ một bộ máy tổng hợp thì công trường thủ công có hai mặt: nó hoặc là sự hợp nhất có tính chất máy móc thuần túy của các sản phẩm bộ phận độc lập (làm đồng hồ), hoặc là một loạt những quá trình có liên quan với nhau trong một xưởng (làm kim).
Trong công trường thủ công, mỗi nhóm công nhân cung cấp cho nhóm khác nguyên liệu cần thiết cho nhóm đó. Vì vậy, một điều kiện cơ bản là: mỗi nhóm sản xuất ra một số lượng nhất định trong thời gian nhất định, do đó, tạo ra được một sự liên tục, một trật tự, một sự thống nhất và một cường độ lao động
hoàn toàn khác với trong bản thân sự hiệp tác. Vì vậy, điều sau đây trở thành quy luật c ô n g n g h ệ c ủ a q u á t r ì n h s ả n x u ấ t : la o đ ộ n g l à l a o đ ộn g xã h ội c ầ n th i ế t (tr.329).
Sự không đồng đều về thời gian cần thiết để thực hiện những thao tác nghiệp vụ cá biệt khiến cho những nhóm công nhân khác nhau có thành phần và số lượng khác nhau (trong việc đúc chữ thì cứ 1 thợ đánh bóng cần 4 người thợ đúc và 2 thợ tách chữ). Vì vậy, công trường thủ công tạo ra tỷ lệ xác định về mặt toán học cho quy mô về số lượng của các khí quan riêng biệt của người lao động tổng thể; và sản xuất chỉ có thể được mở rộng bằng cách nhận một số lượng công nhân mới là bội số của nhóm công nhân tổng thể. Thêm vào đó còn có một tình hình là việc tách những chức năng nào đó riêng ra - như giám sát, vận chuyển những sản phẩm từ chỗ này sang chỗ khác v.v. - trở nên chỉ có lợi khi đạt được mức sản xuất nhất định (tr.329, 330).
Cũng còn có cả trường hợp những công trường thủ công khác nhau thống nhất lại thành một công trường thủ công chung, nhưng ngay như vậy họ vẫn không thể nào có được một sự thống nhất thực sự về công nghệ , mà sự thống nhất này chỉ xuất hiện sau khi người ta sử dụng máy móc (tr.331).
Trong công trường thủ công máy móc xuất hiện tương đối sớm nhưng thất thường, và chúng chỉ đóng vai trò thứ yếu, chẳng hạn như máy xay, đòn bẩy v.v.. Máy móc chính của công trường thủ công là người công nhân tổng thể kết hợp; người công nhân này có trình độ hoàn thiện cao hơn nhiều so với người công nhân thủ công riêng rẽ trước kia và tất cả những cái chưa hoàn thiện của anh ta thường phát triển một cách tất yếu ở người công nhân riêng rẽ, đều biểu hiện là những cái hoàn thiện (tr.333). Công trường thủ công phát triển sự khác nhau giữa những công nhân riêng rẽ này, giữa những công nhân lành nghề và không lành nghề, và thậm chí còn tạo ra một hệ thống đẳng cấp thực sự của công nhân (tr.334).
378 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương IV... 379
nghiệp, công nghiệp và ngành thuỷ vận v.v.), 2) sự phân công đặc thù (thành từng loại và thứ) và 3) sự phân công cá biệt (trong công xưởng). Sự phân công lao động xã hội cũng phát triển từ những điểm xuất phát khác nhau:1) trong gia đình và trong thị tộc - đó là sự phân công lao động tự nhiên theo giới tính và tuổi tác, sự phân công này vẫn còn được mở rộng bằng cách dùng bạo lực nô dịch các bộ lạc láng giềng (tr.335); 2) các công xã khác nhau sản xuất ra sản phẩm khác nhau tùy theo vị trí của mình, tùy theo thời tiết, mức phát triển văn hoá, và những sản phẩm
này được trao đổi ở những nơi các công xã giao tiếp với nhau
(tr.49). Việc trao đổi với công xã khác là một trong những biện pháp chính phá hủy mối liên hệ tự nhiên bên trong của công xã của mình do sự phát triển hơn nữa của sự phân công lao động tự nhiên (tr.335).
Vì vậy, sự phân công lao động của công trường thủ công, một mặt, đòi hỏi phải có một trình độ phát triển nhất định của phân công lao động xã hội, và mặt khác, nó phát triển hơn nữa sự phân công lao động xã hội - sự phân công lao động theo vùng là như vậy (tr.337, 338).
Tuy nhiên, giữa phân công lao động xã hội và phân công lao động trong công trường thủ công cũng có sự khác nhau là trong phân công lao động xã hội người ta tất yếu phải sản xuất hàng hóa, trong khi đó trong phân công lao động trong công trường thủ công người công nhân cá thể lại không sản xuất hàng hóa. Bởi thế trong sự phân công lao động này có sự tập trung và tổ chức, còn trong sự phân công lao động xã hội lại là tình trạng phân tán và lộn xộn cạnh tranh (tr.339, 341).
Về tổ chức sơ kỳ của các công xã ấn Độ (tr. 341, 342), về các phường hội (tr.343, 344). Trong lúc trong tất cả các trường hợp này đều tồn tại sự phân công lao động trong xã hội thì sự phân công lao động trong công trường thủ công lại là cái sáng tạo có
tính đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Trong công trường thủ công cũng như trong hiệp tác, có thể
lao động hoạt động là một hình thức tồn tại của tư bản. Vì vậy, sức sản xuất phát sinh từ sự kết hợp các dạng lao động khác nhau, lại biểu hiện ra như là sức sản xuất của tư bản. Nhưng trong khi sự hiệp tác nói chung vẫn để nguyên phương thức lao động của từng công nhân riêng rẽ, thì công trường thủ công lại đảo lộn hẳn phương thức đó, nó làm cho người công nhân què quặt đi; vốn không có khả năng sản xuất ra một sản phẩm độc lập, anh ta chỉ là một vật phụ thuộc vào công xưởng của nhà tư bản. Trí lực lao động biến mất ở nhiều người để tăng quy mô của mình ở một vài người cá biệt. Sự phân công lao động trong công trường thủ công dẫn tới chỗ là trí lực của quá trình lao động đối lập với công nhân như là sở hữu của người khác và là lực lượng
thống trị họ. Quá trình tách biệt này bắt đầu ngay trong thời kỳ
hiệp tác và phát triển trong thời kỳ công trường thủ công và kết thúc vào thời kỳ đại công nghiệp là thời kỳ tách khoa học, với tư cách là tiềm lực sản xuất độc lập, ra khỏi lao động và bắt khoa học phục vụ cho tư bản (tr.346).
Những đoạn trích209 (ở tr.347).
Một mặt công trường thủ công là tổ chức nhất định của lao động xã hội, mặt khác, nó là một phương pháp đặc biệt sản xuất ra giá
trị thặng dư tương đối (tr.350). Đó chính là ý nghĩa lịch sử của nó.
Những trở ngại cho sự phát triển của công trường thủ công thậm chí tồn tại ngay trong thời kỳ cổ điển của nó: việc giảm số lượng những công nhân chưa được đào tạo do tăng cường sử dụng số lượng công nhân đã được đào tạo; hạn chế sử dụng lao động của trẻ em và phụ nữ do sự phản kháng của công nhân đàn ông lớn tuổi; viện dẫn những laws of apprenticeship1* cho tới thời gian gần đây nhất, thậm chí cả ở những nơi điều này thực chất là một điều không cần thiết; việc công nhân thường xuyên không phục tùng, bởi vì người công nhân tổng thể chưa có được _____________________________________________________________________________________________
380 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương IV... 381
một cái khung độc lập đối với bản thân người công nhân; tình trạng di cư của công nhân (tr.353, 354).
Hơn nữa, bản thân công trường thủ công không đủ khả năng cải tạo tận gốc toàn bộ nền sản xuất xã hội hoặc chí ít chỉ chiếm lĩnh nó thôi. Cơ sở hạ tầng chật hẹp về mặt kỹ thuật của bản thân nó mâu thuẫn với những nhu cầu sản xuất do chính nó tạo ra. Xuất hiện nhu cầu về máy móc và công trường thủ công đã dạy cách chế tạo ra những máy móc này (tr.355).