Ngày lao động

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 4 doc (Trang 34 - 36)

Thời gian lao động tất yếu cố định. Lao động thặng dư là một đại lượng khả biến, nhưng trong những giới hạn nhất định. Nó không bao giờ có thể bằng 0, bởi vì như vậy thì sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ ngừng lại. Nó cũng không bao giờ có thể kéo dài 24 tiếng vì những lý do về thể chất; ngoài ra, giới hạn tối đa còn luôn luôn bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân về tinh thần. Nhưng giới hạn đó rất co giãn. Đòi hỏi kinh tế là ngày lao động không được dài quá cái giới hạn mà trong đó người công nhân bị hao mòn một cách bình thường thôi. Nhưng bình thường nghĩa là thế nào? ở đây đã nảy sinh mâu thuẫn, và vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng sức mạnh. Từ đó đã nảy sinh cuộc đấu tranh đòi ngày

làm việc bình thường giữa giai cấp công nhân và giai cấp các nhà

tư bản (198-202).

Lao động thặng dư đã có trong những thời đại xưa của xã hội. Chừng nào giá trị trao đổi còn chưa có ý nghĩa quan trọng hơn giá trị sử dụng, thì lao động thặng dư còn có chừng mực hơn, ví dụ, như ở người thời cổ; chỉ có ở nơi nào mà giá trị trao đổi - vàng và bạc - được sản xuất ra một cách trực tiếp, thì ở đó lao động thặng dư thật là khủng khiếp (tr.203). Tại những bang có chế độ chiếm hữu nô lệ ở Mỹ cũng có tình trạng hệt như vậy cho đ ến khi có n ền sản xuất bông đ ại qu y mô đ ể xu ất kh ẩu . Đối

với lao động diêu dịch, thí dụ ở Ru-ma-ni cũng hệt như vậy. Lao động diêu dịch là ví dụ tốt nhất để so sánh với sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, bởi vì ở đó lao động thặng dư đã được ấn định và chỉ rõ thời gian lao động phải cung cấp một cách chuyên riêng. Règlement organique207 ở xứ Va-la-ki (tr.204-206).

Hệt như Règlement là biểu hiện chính diện của sự thèm khát mãnh liệt lao động thặng dư, thì Factory acts1* của nước Anh là biểu hiện phản diện của sự thèm khát đó.

Factory acts. Đạo luật năm 1850 (tr.207) quy định 10ẵ giờ lao động trong một ngày và 7ẵ giờ lao động vào ngày thứ bẩy, tổng cộng là 60 giờ lao động trong một tuần. Lợi nhuận của bọn chủ xưởng do né tránh không thực hiện đạo luật đó đem lại (tr.208-211).

Sự bóc lột trong các ngành công nghiệp không bị pháp luật

hạn chế hoặc mãi về sau mới bị pháp luật hạn chế: ngành thêu

ren (tr.212), ngành đồ gốm (tr.213), ngành làm diêm (tr.214),

n gà nh giấ y bồi tư ờn g (tr.214- 217), n gành làm bán h mì

(tr.217-222), nhân viên đường sắt (tr.223), thợ may (tr.223-225),

thợ rèn (tr.226); lao động ban ngày và ban đêm, chế độ làm ca:

a) ngành công nghiệp luyện kim và gia công kim loại (tr.227-235).

Những sự thật đó chứng minh rằng tư bản coi người công nhân chỉ là sức lao động, toàn bộ thời gian của người công nhân trong chừng mực có thể, là thời gian lao động, rằng nhà tư bản không hề quan tâm đến sức lao động đó có sống lâu được hay không (tr.236-238). Nhưng điều đó phải chăng không mâu thuẫn với ngay chính lợi ích của các nhà tư bản sao? Việc thay thế những người công nhân bị suy mòn nhanh chóng ra sao? Việc buôn bán nô lệ một cách có tổ chức ở Hợp chúng quốc đã nâng việc làm cho nô lệ bị suy mòn một cách nhanh chóng lên thành một nguyên tắc kinh tế; việc công nhân từ các vùng nông thôn v.v. đổ về cũng đóng một vai trò như vậy ở châu Âu (tr.239). Poorhouse - _____________________________________________________________________________________________

362 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương IIi... 363

supply1* (tr.240). Nhà tư bản chỉ nhìn thấy nạn nhân khẩu thừa luôn luôn tồn tại và sẵn sàng phục vụ hắn và hắn lợi dụng các nạn nhân khẩu thừa đó. Sự tuyệt diệt của người công nhân không làm hắn lo sợ - après moi le deluge!2*

Tư bản không bao giờ thương xót sức khoẻ và sinh mạng của người công nhân ở bất kỳ nơi nào mà xã hội không buộc nó phải có một thái độ khác, còn trong điều kiện tự do cạnh tranh, những quy luật nội tại của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tác động đến từng nhà tư bản cá biệt với tư cách là những quy luật cưỡng chế bên ngoài (tr.243).

Việc quy định ngày lao động bình thường là kết quả của cuộc đấu tranh kéo dài nhiều thế kỷ giữa nhà tư bản và công nhân.

Thoạt đầu các đạo luật được ban bố nhằm kéo dài thời gian lao động, hiện tại những đạo luật đó được ban bố nhằm rút ngắn thời gian lao động (244). Statute of Labourers3* đầu tiên (được thông qua vào năm thứ 23 triều vua Ê-đu-a III, 1349), đã được ban bố với lý do cho rằng dường như bệnh dịch hạch đã làm giảm số dân tới mức mỗi người cần phải làm việc nhiều hơn lên. Bởi vậy đạo luật đã quy định mức tối đa của tiền công và giới hạn ngày lao động. Năm 1496, dưới thời Hen-ri VII, ngày lao động của công nhân nông nghiệp và tất cả thợ thủ công (artificers) về mùa hè từ tháng Ba đến tháng Chín phải kéo dài từ 5 giờ sáng đến 7-8 giờ tối và được nghỉ để ăn cơm một lần 1 giờ, một lần 1ẵ

giờ và một lần 1/2 giờ = 3 giờ, về mùa đông kéo dài từ 5 giờ sáng đến lúc sập tối. Quy chế đó không bao giờ được thi hành nghiêm chỉnh cả. Ngay trong thế kỷ XVIII tư bản còn chưa chi phối được

toàn bộ lao động trong tuần của người công nhân (trừ công nhân

nông nghiệp). Xem cuộc bút chiến (tr.248- 251). Chỉ khi xuất hiện nền đại công nghiệp tư bản mới đạt được điều đó; hơn thế n ữa, đ ại công n ghiệp đ ã phá vỡ mọi gi ới h ạn và bắt đầu bóc l ột công nhân hết sức trắng trợn. Ngay khi giai cấp vô sản đã giác ngộ, họ đã bắt đầu phản kháng. Năm đạo luật về lao động _____________________________________________________________________________________________

1*- Sức lao động do các nhà tế bần cung cấp 2*- sau ta thì dù có nạn hồng thủy cũng mặc! 3*- Quy chế lao động

từ năm 1802 đến 1833 chỉ tồn tại trên giấy, vì không có những viên thanh tra. Chỉ có đạo luật năm 1833 là quy định ngày lao động bình thường trong bốn ngành công nghiệp dệt: làm việc từ 5 giờ 30 sáng đến 8 giờ 30 tối, trong khoảng thời gian đó young persons1* từ 13 đến 18 tuổi chỉ phải làm việc 12 giờ và được nghỉ giải lao 1ẵ giờ, trẻ em từ 9 đến 18 tuổi chỉ làm việc 8 giờ, nhưng cấm sử dụng trẻ em và thiếu niên lao động ban đêm (tr.253-255). Relaissystem2* và việc lạm dụng chế độ đó nhằm mục đích né tránh đạo luật (tr.256). Cuối cùng, đạo luật năm 1844, coi phụ

nữ ở mọi lứa tuổi ngang với thiếu niên, giới hạn lao động trẻ em

là 6ẵ giờ và hạn chế chế độ làm ca. Thế nhưng giờ đây người ta đã bắt đầu cho phép sử dụng lao động trẻ em 8 tuổi trở lên. Sau cùng năm 1847, dự luật ngày làm 10 giờ đối với phụ nữ và thiếu niên đã được thông qua (tr.259). Các nhà tư bản mưu toan chống lại nó (tr.260.268). Những thiếu sót trong đạo luật năm 1847 đã được dùng làm cái cớ để cho ra đời đạo luật có tính chất thỏa hiệp năm 1850 (tr.269), đạo luật này quy định ngày lao động của phụ nữ và thiếu niên là 10ẵ giờ trong 5 ngày của tuần lễ và 7ẵ

giờ cho 1 ngày cuối = 60 giờ trong một tuần, thêm vào đó công việc phải được tiến hành trong khoảng từ 6 giờ sáng đến 6 giờ

tối. Còn lại thì đạo luật năm 1847 đối với lao động trẻ em vẫn giữ

nguyên hiệu lực. Ngành công nghiệp tơ lụa là một ngoại lệ (tr.270). Năm 1853 thời gian lao động của trẻ em cũng đã được giới hạn trong thời gian khoảng từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối (tr.272).

Printworks - Act3* ban hành năm 1845 hầu như không giới hạn gì cả. Trẻ em và phụ nữ có thể làm việc 16 giờ.

Đối với các xưởng tẩy vải và nhuộm vải, luật công xưởng đã được ban hành vào năm 1860, đối với xưởng thêu ren thì năm _____________________________________________________________________________________________

1*- thiếu niên 2*- Chế độ làm ca

364 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương IIi... 365

1861, đối với ngành gốm và nhiều ngành khác thì năm 1863 (trong thời kỳ này người ta đã ban bố những đạo luật đặc biệt đối với xưởng tẩy vải ở ngoài trời và đối với xưởng bánh mì) (tr.274).

Như vậy, đại công nghiệp lần đầu tiên tạo ra nhu cầu hạn chế thời gian lao động, nhưng rồi sau đó lại hoá ra là chính cái lao động quá sức đó đã len lỏi dần dần vào tất cả các ngành khác nữa (tr.277).

Tiếp nữa lịch sử chứng minh rằng đặc biệt với việc sử dụng lao động nữ và lao động trẻ em, người công nhân "tự do" riêng lẻ

không có gì che chở trước nhà tư bản, anh ta phải khuất phục và điều đó dẫn tới chỗ mở rộng cuộc đấu tranh giai cấp giữa công nhân và nhà tư bản (tr.278).

ở nước Pháp chỉ đến năm 1848 mới thi hành đạo luật về ngày làm việc 12 giờ đối với công nhân mọi lứa tuổi và trong tất cả các ngành lao động. (Tuy nhiên, xem tr.253, chú thích về đạo luật năm 1841 của Pháp về lao động trẻ em, nhưng mãi đến năm 1853 đạo luật này mới được thi hành thực sự trong thực tế, và chỉ ở trong tỉnh No-rơ). ở Bỉ "tự do lao động" hoàn toàn. ở Mỹ có phong trào đòi ngày làm việc 8 giờ (tr.279).

Vì vậy, công nhân ra khỏi quá trình sản xuất hoàn toàn khác với khi anh ta bước vào quá trình đó. Giao kèo lao động đối với anh ta không phải là khế ước của một nhân viên tự do của nền sản xuất. Thời gian mà anh ta tự do bán sức lao động của mình là thời gian mà anh ta buộc phải bán sức lao động, và chỉ có tiến hành sự phản kháng có tính chất quần chúng công nhân mới có thể giành được đạo luật của nhà nước khả dĩ ngăn cản ngay chính bản thân họ tự bán mình và giống nòi mình để lấy cái chết và sự nô lệ bằng một hợp đồng tự nguyện với nhà tư bản. Thay cho bản danh mục hoa mỹ về những quyền không thể chuyển nhượng của con người là một bản Magna Charta1* về luật công xưởng (tr.280, 281).

_____________________________________________________________________________________________ 1*- Đại hiến chương 1*- Đại hiến chương

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 4 doc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)