Công thức chung của tư bản

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 4 doc (Trang 26 - 27)

Lưu thông hàng hóa là điểm xuất phát của tư bản ở khắp mọi nơi sản xuất hàng hóa, lưu thông hàng hóa và sự phát triển của nó, thương nghiệp đều là những tiền đề lịch sử của sự xuất hiện của tư bản. Lịch sử hiện đại của sự tồn tại của tư bản bắt đầu với sự xuất hiện thương mại thế giới hiện đại và thị trường thế giới vào thế kỷ XVI (tr.106).

Nếu chỉ xét những hình thái kinh tế do lưu thông hàng hóa đẻ ra, thì sẽ thấy rằng sản phẩm cuối cùng của lưu thông hàng hóa là tiền và tiền là hình thái biểu hiện đầu tiên của tư bản. Xét về phương diện lịch sử thì ở đâu tư bản cũng đối lập với sở hữu ruộng đất, thoạt tiên với tư cách là tài sản bằng tiền, tư bản của giới thương nhân và tư bản cho vay nặng lãi; và cả giờ đây nữa mỗi tư bản mới đều xuất hiện trên vũ đài dưới dạng tiền tệ, tiền này phải được chuyển hóa thành tư bản bằng những quá trình nhất định.

Tiền với tư cách là tiền và tiền với tư cách là tư bản thoạt tiên khác nhau chỉ ở hình thái lưu thông không giống nhau. Bên cạnh H-T-H còn có hình thái T-H-T, tức là mua để mà bán. Số tiền vận động theo hình thái lưu thông đó trong sự vận động của nó sẽ trở thành tư bản, bản thân nó đã là tư bản rồi (nghĩa là xét theo chức năng của nó).

T-T tức là trao đổi gián tiếp tiền lấy tiền là kết quả của quá trình T-H-T. Tôi mua bông với giá 100 p. xt. và bán số hàng đó với giá 110 pao xtéc-linh; rốt cục là tôi đổi 100 p. xt. lấy 110 p. xt., tức đổi tiền lấy tiền.

Nếu như quá trình đó đem lại kết quả là người ta vẫn nhận được chính các giá trị bằng tiền mà người ta đã bỏ vào đó lúc đầu, 100 p. xt. thay cho 100 p. xt., thì quá trình đó là vô nghĩa. Nhưng với 100 p. xt. của mình người thương nhân có thu được 100 p. xt., hay 110 p. xt. hay chỉ 50 p. xt., thì vô luận thế nào đi nữa tiền của anh ta vẫn vận động theo một sự vận động độc đáo, hoàn toàn khác với sự vận động của lưu thông hàng hóa H-T-H. Khi xem xét sự khác nhau về hình thức của sự vận động đó và của sự vận động H-T-H, thì ta cũng thấy cả sự khác nhau về nội dung của chúng.

Hai giai đoạn của quá trình tách riêng ra cũng vẫn là hai giai đoạn trong H-T-H. Nhưng giữa các quá trình nói chung có sự khác nhau lớn. Trong H-T-H tiền làm môi giới, còn hàng hóa là điểm xuất phát và là điểm kết thúc. Trong H-T-H, tiền bị chi tiêu hẳn, còn trong T-H-T thì tiền chỉ là khoản ứng trước và phải được nhận trở lại. Tiền quay trở lại điểm xuất phát của nó,

- do vậy, ngay ở đây đã có sự khác nhau rõ rệt giữa lưu thông tiền tệ với tư cách là tiền và lưu thông tiền tệ với tư cách là tư bản.

Trong H-T-H, tiền chỉ có thể quay trở lại điểm xuất phát của nó bằng con đường lập lại toàn bộ quá trình, bằng con đường bán những hàng hóa mới; do vậy, việc tiền quay ngược trở lại không phụ thuộc vào bản thân quá trình ấy. Ngược lại, trong T-H-T, việc tiền quay trở lại được quy định trước bởi chính tính chất của quá trình: quá trình này sẽ không trọn vẹn, nếu tiền không quay trở lại được (tr.110).

H-T-H có mục đích cuối cùng là giá trị sử dụng, còn T-H-T thì có mục đích cuối cùng là bản thân giá trị trao đổi.

346 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương Ii... 347

Trong H-T-H hai cực có cùng một hình thái kinh tế xác định. Cả hai đều là hàng hóa, và hơn nữa chúng là hàng hóa bằng

nhau về lượng giá trị. Nhưng đồng thời chúng là những giá trị sử

dụng khác nhau về chất lượng, và quá trình đó có nội dung là sự trao đổi vật chất mang tính xã hội. Trong T-H-T thoạt nhìn dường như lặp lại, không có nội dung. Đổi 100 p. xt. lấy 100 p. xt. mà lại bằng đường vòng - điều đó dường như vô lý. Một số tiền chỉ có thể khác một khoản tiền khác về mặt đại lượng. Bởi vậy T-H-T chỉ có được nội dung của nó nhờ sự khác nhau về lượng của hai

cực. Người ta thu được từ lưu thông số tiền lớn hơn số tiền người

ta đã bỏ vào đấy. Ví dụ, bông được mua với giá 100 p. xt., lại được bán với giá 100 p. xt. + 10 pao xtéc-linh; do vậy, quá trình có hình thái là T-H-T', trong đó T' - T + T. T, số tăng thêm này, là giá trị thặng dư. Giá trị được ứng ra ban đầu không chỉ được bảo tồn trong lưu thông, mà còn cộng thêm giá trị thặng dư, hoặc tăng lên - chính sự vận động đó biến tiền thành tư bản.

Trong H-T-H cũng có thể có sự khác nhau về giá trị của hai cực, nhưng sự khác nhau như vậy là một sự ngẫu nhiên thuần tuý đối với hình thái lưu thông đó, và H-T-H không mất ý nghĩa của nó, nếu hai cực bằng nhau về giá trị, - ngược lại, nói cho đúng ra đó là điều kiện cho sự diễn biến bình thường của quá trình.

Việc lặp lại H-T-H có giới hạn của nó là cái mục đích cuối cùng nằm ngoài quá trình đó, tức là sự tiêu dùng, sự thoả mãn những nhu cầu nhất định. Trong T-H-T, thì ngược lại, điểm đầu và điểm cuối đều là cùng một thứ là tiền, vì vậy, sự vận động này là sự vận động không ngừng. Thực ra, T+T khác với T về mặt số lượng, nhưng vẫn chỉ là một số tiền có hạn. Nếu số tiền đó bị chi tiêu, thì nó không còn là tư bản nữa, nếu số tiền đó được rút khỏi lưu thông, thì nó được giữ nguyên ở dạng tiền tích trữ. Một khi có nhu cầu tăng giá trị, thì nhu cầu đó tồn tại đối với T' cũng như đối với T, và sự vận động của tư bản là vô hạn, vì ở điểm cuối của quá trình mục đích của sự vận động ấy cũng

không đạt được giống như ở điểm đầu của quá trình (tr.111, 112). Với tư cách là người đại biểu của quá trình đó người chủ tiền trở thành nhà tư bản.

Nếu trong lưu thông hàng hóa giá trị trao đổi nhiều lắm cũng chỉ phát triển thành một hình thái độc lập so với giá trị sử dụng của hàng hóa, thì ở đây giá trị trao đổi đột nhiên thể hiện như một thực thể tự phát triển, tự vận động, đối với thực thể này hàng hóa và tiền chỉ là những hình thức mà thôi. Hơn thế nữa, với tư cách là giá trị ban đầu nó khác với bản thân nó với tư cách

là giá trị thặng dư. Nó trở thành những đồng tiền tự vận động,

và với tư cách như vậy, nó là tư bản (tr.116).

Thật vậy, T-H-T' dường như là một hình thức riêng có chỉ của tư bản thương nhân mà thôi. Nhưng ngay cả tư bản công nghiệp cũng là tiền được chuyển hóa thành hàng hóa và sau đó được chuyển hóa trở lại thành số tiền lớn hơn bằng con đường bán hàng hóa. Những hành vi được tiến hành ở ngoài lĩnh vực lưu

thông trong khoảng giữa mua và bán không làm thay đổi gì điều

đó cả. Cuối cùng ở tư bản mang lại lợi tức thì quá trình thể hiện trực tiếp là T-T', dưới dạng một giá trị dường như lớn hơn chính bản thân nó (tr.117).

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 4 doc (Trang 26 - 27)