Tỷ suất giá trị thặng dư

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 4 doc (Trang 33 - 34)

K = 500 p. xt. = 410c + 90v. ở cuối quá trình lao động, trong đó v đã chuyển hóa thành sức lao động, người ta nhận được 410c + 90v + 90m = 590. Chúng ta giả định rằng c gồm có nguyên liệu trị giá 312 p. xt., vật liệu phụ trị giá 44 p. xt.. Và hao mòn máy móc là 54 p. xt. = 410 pao xtéc-linh.

Giả định toàn bộ giá trị của máy móc là 1054 pao xtéc-linh. Nếu chuyển nhập toàn bộ giá trị của máy móc, thì c ở cả hai vế phương trình sẽ là 1410 pao xtéc-linh; còn giá trị thặng dư cũng vẫn là 90 như trước (tr.179).

Vì giá trị c chỉ tái hiện lại trong sản phẩm, nên giá trị sản

phẩm thu được khác so với giá trị mới được tạo ra mà người ta

thu được trong quá trình đó, do đó giá trị mới được tạo ra không phải là c + v + m, mà chỉ là v + m. Do vậy, đối với quá trình làm tăng giá trị, đại lượng c không có ý nghĩa giá cả, tức là c = 0 (tr.180). Trên thực tế cũng diễn ra như vậy, khi người ta không chú ý gì đến cách tính toán thương mại, ví dụ, khi tính thu nhập của một nước do công nghiệp đem lại, người ta không tính đến số nguyên liệu nhập khẩu (tr.181). Về quan hệ giữa giá trị thặng dư với tổng tư bản tất cả những điều cần thiết sẽ được bàn đến trong quyển III206.

Như vậy là: tỷ suất giá trị thặng dư = m: v, trong trường hợp này là 90 : 90 = 100%.

Thời gian lao động mà trong đó người công nhân tái sản xuất ra giá trị của sức lao động của mình, - trong các quan hệ tư bản

360 ph.ăng-ghen Tóm tắt tập I bộ "tư bản" của C.Mác. chương IIi... 361

chủ nghĩa hoặc các quan hệ khác, - là lao động tất yếu, còn lao động kéo dài quá giới hạn đó và tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì là lao động thặng dư (tr.183, 184). Giá trị thặng dư là lao động thặng dư kết tinh lại, và những hình thái xã hội khác nhau chỉ khác nhau ở hình thức bòn rút ra giá trị thặng dư mà thôi.

Những ví dụ về sự tính toán sai giá trị thặng dư, đưa cả c vào tính toán, xin xem tr.185-196 (Xê-ni-o).

Tổng số lao động tất yếu và lao động thặng dư = ngày lao động.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 16 phần 4 doc (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)