Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa công sở tại UBND huyện lục nam – tỉnh bắc giang (Trang 41 - 42)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu khái quát về UBND huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, đƣợc thành lập theo Nghị định số 24/NĐ-TTg ngày 21/01/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ, phía Bắc giáp huyện Lục Ngạn, phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng, phía Nam giáp tỉnh Hải Dƣơng và Quảng Ninh. Có diện tích gần 600km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 18.720 ha, đất lâm nghiệp 27 nghìn ha, còn lại là một số diện tích đất khác; dân số gần 21 vạn ngƣời, gồm 13 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó ngƣời dân tộc thiểu số chiếm gần 13%. Toàn huyện có 25 xã và 2 thị trấn, với 334 thôn bản; hệ thống giao thông khá thuận lợi có Quốc lộ 31, QL 37 và tỉnh lộ 293, tỉnh lộ 295 chạy qua, kết hợp với tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Quảng Ninh và tuyến đƣờng sông Lục Nam, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lƣu buôn bán.

Lục nam có vị trí chiến lƣợc trọng yếu, có đƣờng giao thông lớn nối liền với các tỉnh trong vùng. Huyện có thuận lợi trong giao lƣu văn hoá, kinh tế giữa các vùng miền núi và đồng bằng, là thời cơ để Lục Nam có những bƣớc bứt phá, chuyển mình, tạo nên diện mạo mới của một huyện đang phát triển. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của toàn huyện đạt 9,5% năm 2014. Chiếm 17,9%, ngành công nghiệp-TTCN và xây dựng cơ bản, nông-lâm-ngƣ nghiệp đạt 6,8%, ngành thƣơng mại-dịch vụ đạt 7,1%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn huyện ƣớc đạt 39,8 tỷ đồng trong năm 2015, đạt 119% kế hoạch. Không chỉ làm tốt công tác phát triển kinh tế, Lục Nam còn chú trọng tới phát triển văn hoá-xã hội nhƣ: Giáo dục, Y tế, Du lịch, Văn hoá ...Huyện Lục Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, coi trọng phát triển công nghiệp–TTCN,

chú trọng đầu tƣ khai thác du lịch, dịch vụ trong những năm tới. Đây chính là thế mạnh giúp huyện phát triển tạo ra thế chân kiềng đi lên của huyện. Trong những năm vừa qua, đƣợc sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Tổng cục du lịch, Huyện uỷ, UBND huyện đã xác định phát triển du lịch là tiềm năng, có thế mạnh của huyện. Lục Nam là huyện có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú, điều đáng chú ý là các cảnh quan thiên nhiên đẹp kết hợp với yếu tố văn hoá tâm linh. Khu di tích thắng cảnh Suối Mỡ đƣợc du khách đánh giá đánh giá là điểm hẹn du lịch trong tƣơng lai. Nơi đây có cảnh quan huyền bí của núi rừng với dòng suối hoang sơ nhƣng đầy quyến rũ. Đến với Suối Mỡ du khách đƣợc tận hƣởng bầu không khí trong lành, cùng những cảnh quan thiên núi rừng và đƣợc trở về với thế giới tâm linh và tín ngƣỡng với những ngôi đền thờ Thánh mẫu thƣợng ngàn, Đền thờ đức Thánh Trần, để cầu phúc, cầu lộc cầu tài. Ngoài di tích thắng cảnh Suối Mỡ, huyện Lục Nam còn nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khác nhƣ: Suối Nƣớc Vàng nằm giữa vùng Tây Yên Tử, thác Rêu hay công trình hồ nhân tạo Hồ Suối Nứa và những đồi rừng, vƣờn cây ăn quả, kết hợp bạt ngàn rừng Tây Yên Tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa công sở tại UBND huyện lục nam – tỉnh bắc giang (Trang 41 - 42)