Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 35 - 38)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn

*Phân tích và tổng hợp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng. Mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiều một cách thấu đáo, cặn kẽ. Trên cơ sở đó, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.

Ở chƣơng 1, từ việc phân tích rất nhiều công trình khoa học, tìm ra những yếu tố hợp lý, những kết quả liên quan đến đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để khái quát những kết quả nghiên cứu của các công trình đó; chỉ ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.

Để xây dựng khung khổ lý thuyết về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện, phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp đã đƣợc sử dụng. Để hệ thống hóa lý thuyết về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện, luận văn đã phân tích những khái niệm cơ bản: ngân sách nhà nƣớc, quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện… rồi tổng hợp lại để đƣa ra khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện. Từ khái niệm đó, tác giả luận văn tiếp tục phân tích các nhân tố ảnh hƣởng và tổng hợp lại để đƣa ra nội hàm và các điều kiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện theo hƣớng hoàn thiện.

Phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng ở chƣơng 3 nhằm phân tích mức độ hoàn thiện của quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện theo các nội dung lý luận đã đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 1. Trên cơ sở đó, tác giả đã tổng hợp lại, đƣa ra những đánh giá khái quát về những thành tựu và hạn chế của quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện Quốc Oai.

Ở chƣơng 4, cặp phƣơng pháp này tiếp tục đƣợc sử dụng. Xuất phát từ cơ sở lý luận ở chƣơng 1, thực trạng ở chƣơng 3, luận văn đã tổng hợp lại để đƣa ra những quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện trong những năm tới tiếp tục đƣợc hoàn thiện.

*Lô gich và lịch sử

Là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của hoạt động phát triển kinh tế gắn với quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện theo hƣớng hoàn thiện theo một trình tự liên tục và nhiều mặt. Sử dụng phƣơng pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ các

29

điều kiện và các mối liên hệ đa dạng của quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện theo hƣớng hoàn thiện với các vấn đề khác. Đồng thời đặt quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện theo hƣớng hoàn thiện trong mối quan hệ tƣơng tác qua lại, thúc đẩy hoặc cản trở lẫn nhau trong quá trình phát triển. Bằng phƣơng pháp này, luận văn đã trình bày bức tranh khoa học của các hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trong những năm vừa quagiai đoạn 2011-2014.

Khi trình bày các thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện, luận văn đã chú ý đến sự vận động "logich" của các hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện, chỉ ra xu hƣớng vận động có tính chất quy luật của chúng, loại bỏ các chi tiết không cơ bản. Luận văn sử dụng phƣơng pháp logic để xem xét, nghiên cứu ra các quan hệ giữa các hoạt động kinh tế với quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện dƣới dạng tổng quát, nhằm chỉ ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động. Phƣơng pháp logic sử dụng các luận điểm khoa học trong tƣ duy nhằm lý giải, đánh giá và rút ra những kết luận từ thực tiễn về các hoạt động kinh tế, các chính sách nhà nƣớc liên quan tới quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã.

*Trừu tượng hóa khoa học

Để sử dụng phƣơng pháp này, tác giả luận văn đã phải loại bỏ những hiện tƣợng bề ngoài, những yếu tố ngẫu nhiên, những quan hệ không bản chất để tập trung vào những yếu tố và quan hệ bản chất của các sự vật và hiện tƣợng, hình thành các phạm trù, quy luật, rồi sau đó vạch rõ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tƣợng.

Luận văn nghiên cứu quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã vừa dựa trên những nguyên lý chung mà địa phƣơng nào cũng phải thực hiện, vừa phải tính đến đặc thù của từng địa phƣơng. Đó là mối liên hệ phổ biến đƣợc thể hiện ở các hoạt động kinh tế, các chính sách nhà nƣớc có quan hệ chặt chẽ với quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện theo hƣớng hoàn thiện. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện theo hƣớng

hoàn thiện phải nắm đƣợc khuynh hƣớng vận động, biến đổi tƣơng lai của nó, đồng thời cần nhận thức rõ, có rất nhiều nhân tố tác động theo xu thế phá vỡ tính hoàn thiện. Do đó, quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện là công việc rất khó khăn, phức tạp.

Bằng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, tác giả luận văn đã bỏ qua nhiều nhân tố không quan trọng; chỉ ra những quan điểm và giải pháp quan trọng nhất cần thực hiện để quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện những năm tới thật sự hoàn thiện.

*Các phương pháp nghiên cứu định lượng

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp này thông qua các bảng thống kê về số lƣợng của hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện, vạch ra tính quy định thuộc về bản chất quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện. Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê để làm rõ thực trạng, chỉ ra các ƣu nhƣợc điểm trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp xã trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)