Hoàn thiện công tác tổ chức trong quản lý chi ngân sách cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 89 - 93)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.6. Hoàn thiện công tác tổ chức trong quản lý chi ngân sách cấp xã

Xã là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, đó không chỉ là một đơn vị hành chính về mặt nhà nƣớc mà còn là “ngôi nhà chung” của cộng đồng dân cƣ. Ngày nay với vai trò, vị trí của cấp xã càng đựơc nâng cao, quy mô NSCX ngày một lớn dần, để quản lý tốt NSCX trong những năm tới không thể không quan tâm tới việc xây dựng, tổ chức bộ máy chính quyền xã cũng nhƣ tăng cƣờng tổ chức bộ máy quản lý NSX các cấp. Xác định rõ vị trí vai trò NSX vừa là công cụ vừa là phƣơng tiện vật chất để chính quyền xã hoàn thành chức năng và nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc và nhân dân giao phó.

* Đối với cấp huyện

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có Tổ NSX, chuyên đảm nhận công việc hƣớng dẫn, triển khai thực hiện kiểm tra mọi hoạt động thu, chi NSCX trên địa bàn huyện theo đúng quy định của luật ngân sách và các văn bản, thông tƣ hƣớng dẫn của cấp trên. Định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình thu, chi ngân sách của các xã trong toàn huyện. Qua thực tế, đề xuất những biện pháp quản lý NSCX với phòng để tham mƣu cho UBND huyện chỉ đạo kịp thời, sát với thực tế của địa phƣơng. Đặc biệt đối với huyện Quốc Oai cần phải bố trí thêm nhân sự sao cho phù phù hợp với trình độ và khối lƣợng công việc.

Trong quá trình điều hành nếu thấy kế toán NSX yếu về năng lực, thiếu tinh thần trách nhiệm làm việc cần nghiêm khắc kiểm điểm, có thể yêu cầu cấp xã và Phòng Nội vụ cho thay thế kế toán do không đủ trình độ, năng lực và tinh thần, trách nhiệm, thái độ làm việc. Đồng thời với kế toán làm tốt, cần có hính thức khen thƣởng. Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc tốt hay không tốt đề nghị UBND huyện xét tăng lƣơng trƣớc thời hạn hoặc kéo dài thời hạn tăng lƣơng, xóa bỏ tƣ duy lối mòn “đến hẹn lại lên lƣơng, sống lâu lên lão làng”.

Bố trí luân chuyển cán bộ theo dõi chuyên quản NSCX qua nhiều vị trí để nắm bắt tốt công việc ở tất cả các bộ phận, giúp công tác phối hợp với các bộ phận tốt hơn khi đƣợc phân công nhiệm vụ tại Tổ NSX.

Chủ tịch xã với tƣ cách là chủ tài khoản của ngân sách xã cho nên phải có sự am hiểu nhất định về quản lý NSX. Còn Chủ tịch HĐND xã là ngƣời giữ vai trò quan trọng trong việc giám sát. Do đó, Phòng Tài chính - Kế hoạch cần tổ chức định kỳ và thƣờng xuyên tập huấn nâng cao năng lực về quản lý chi ngân sách cho các chức danh Chủ tịch xã, Chủ tịch HĐND xã ở đầu, trong mỗi nhiệm kỳ;

HĐND cấp xã hoạt động kém hiệu quả do trình độ năng lực đại biểu HĐND và cũng do tỷ lệ số lƣợng đại biểu HĐND chuyên trách thấp, trong khi NSCX có đặc thù vừa là cấp ngân sách, vừa là đơn vị sử dụng ngân sách nên trong điều hành có thể rơi vào tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. HĐND khi ấy chỉ là một hình thức để hợp lý hóa các quyết định về ngân sách. Hiện nay, Quốc hội và nhiều giới khoa học trí thức đang tranh luận về việc xóa bỏ HĐND cấp cơ sở. Trong khi chƣa có quyết định chính thức thì cần tập huấn, nâng cao trình độ của đại biểu và hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã. Tăng cƣờng năng lực giám sát NSCX. Tăng cƣờng các cán bộ giỏi của huyện về ứng cử đại biểu HĐND cấp xã để tăng hiệu quả giám sát.

Huyện cần thực hiện thay thế những lãnh đạo xã có năng lực yếu, không còn uy tín trong nhân dân, đặc biệt là ở những xã nóng về khiếu kiện.

83

UBND huyện cũng cần tăng cƣờng luân chuyển cán bộ về những xã thiếu cán bộ. Tăng cƣờng số lƣợng cán bộ giỏi và thời gian thực hiện tiếp dân, kịp thời giải quyết những bức xúc trong nhân dân.

Vừa qua, có hiện tƣợng và nhiều dƣ luận xung quanh việc 30 thạc sỹ loại giỏi, xuất sắc ở nƣớc ngoài, cử nhân bằng giỏi nƣớc ngoài, thủ khoa xuất sắc các trƣờng đại học trong nƣớc trƣợt kỳ thi sát hạch công chức do cách tổ chức thi và nội dung thi sát hạch không phù hợp. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi sự thay đổi từ cấp trên, là cấp dƣới, huyện cần thực hiện nghiêm chỉnh việc tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã (kể cả cán bộ không chuyên trách) để tuyển đƣợc những ngƣời có năng lực thật sự;8

* Đối với cấp xã

Trong điều kiện hiện nay nguồn thu ngân sách của xã ngày càng phong phú đa dạng, nội dung chi cũng ngày càng lớn và gia tăng với tốc độ mạnh, đòi hỏi cần phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực để nắm bắt, ghi chép hạch toán đầy đủ, chính xác nội dung thu, chi ngân sách xã là điều tất yếu. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi phải làm tốt các vấn đề sau:

Bố trí sử dụng cán bộ Kế toán ngân sách xã đƣợc tuyển dụng thông qua thi tuyển có năng lực trình độ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ thay cho cán bộ hợp đồng; phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

Phải thay thế những cán bộ Kế toán ngân sách xã yếu về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

4.2.7. Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên (trung ương và thành phố)

Theo Thông tƣ số 123/2014/TT-BTC ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính về Hƣớng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quản lý chi ngân sách và Kho bạc (TABMIS) thì có rất nhiều điểm quy định thời hạn

8

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nhieu-thac-si-cu-nhan-xuat-sac-gioi-o-nuoc-ngoai-truot-cong- chuc-ha-noi-1063254.htm (18h38)

nhập dự toán gây khó khăn cho các cơ quan tài chính các cấp trong quản lý chi ngân sách. Đối với cơ quan tài chính cấp huyện thì tại tiết a điểm 2 Điều 9 quy định “Đối với quy trình phân bổ từ cấp 1 đến cấp 4 (đơn vị sử dụng ngân sách) tùy theo từng khối lƣợng bút toán (ví dụ phân bổ kinh phí ngành giáo dục, y tế, dự án): không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc văn bản giao dự toán, trƣờng hợp giao bổ sung và điều chỉnh không quá 5 ngày làm việc”. Quy định nhƣ trên đƣợc hiểu là việc nhập dự toán bổ sung cho các xã trên hệ thống TABMIS chậm nhất là 10 ngày, trong khi để có nguồn bổ sung đó thu ngân sách đƣợc giao thực hiện trong cả năm ngân sách. Đồng thời việc nhập dự toán bổ sung hết một lần cũng khiến các xã chi tiêu không đúng kế hoạch. Nên sửa lại theo hƣớng định kỳ hoặc tiến độ chi.

Xem xét bỏ HĐND cấp xã khi năng lực không đủ để giám sát nhƣng vẫn biểu quyết thông qua các quyết định. Hầu hết các vụ sai phạm đƣợc phát hiện qua khâu thanh tra, kiểm toán, hầu nhƣ không có sự phản biện từ HĐND cấp xã. Nếu vẫn để tồn tại HĐND cấp xã sẽ khiến ngƣời đƣa ra quyết định về ngân sách giảm nhẹ trách nhiệm khi có sự phê chuẩn của HĐND cấp mình, đồng thời vẫn phải tốn ngân sách để nuôi bộ máy này.

Nghiên cứu hình thức và nội dung thi tuyển phù hợp, có cơ chế đãi ngộ xứng đáng để tuyển đƣợc những công chức thật sự có trình độ không chỉ ở các cơ quan cấp cao mà ở cấp thấp nhất cũng có đƣợc những công chức giỏi, tận tâm, thậm chí là các thạc sỹ, cử nhân giỏi ở nƣớc ngoài hay thủ khoa xuất sắc trong nƣớc.

Thành phố cần sớm ban hành các văn bản hƣớng dẫn cơ chế khi phát sinh nhiệm vụ mới để địa phƣơng không bỡ ngỡ và khó khăn khi thực hiện. Với tình trạng nợ đọng XDCB trong công tác dồn điền đổi thửa để lại, đề nghị thành phố cho phép ƣu tiên 100% tiền thu đấu giá đất để trả nợ, hỗ trợ lại phần ngân sách thành phố hƣởng điều tiết từ nguồn thu tiền sử dụng đất lại cho địa phƣơng. Cho phép huyện điều chỉnh nguồn phân cấp cho huyện trong năm 2015 để trả nợ XDCB.

85

Trên đây là một số kiến nghị về cơ chế, chính sách và cả sự quan tâm của cấp trên mà trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình, địa phƣơng không thể thực hiện đƣợc mà cần có sự giúp đỡ từ trên để thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)