Quản lý quyết toán chi ngân sách cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 69 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3. Quản lý quyết toán chi ngân sách cấp xã

Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi ngân sách. Mục đích để tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình thu, chi NSCX trong một năm ngân sách đã qua, cung cấp đầy đủ thông tin cho những đối tƣợng quan tâm, sử dụng số liệu.

Qua báo cáo định kỳ của các xã, thị trấn, cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch kiểm tra việc hạch toán kế toán của các xã, thị trấn, kiểm tra tình hình thu, chi và tồn quỹ ngân sách. Các báo cáo đƣợc xem xét trên cơ sở có sự đối chiếu của Kho bạc Nhà nƣớc huyện. Yêu cầu Kế toán ngân sách xã các xã, thị trấn kiểm tra việc hạch toán các khoản thu, chi. Bản thân Phòng Tài chính - Kế hoạch khi tổng hợp báo cáo trên toàn huyện cũng rà soát các khoản thu, chi, kiểm tra số thu phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định. Cán bộ cơ quan tài chính cũng thƣờng xuyên kiểm tra, đối chiếu tình hình rút bổ sung dự toán từ ngân sách huyện về NSX. Qua kiểm tra báo cáo cũng theo dõi tiến độ chi các nhiệm vụ chi đƣợc bổ sung từ cấp trên, nếu khoản chi nào

chậm triển khai, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã có văn bản yêu cầu xã hoặc tham mƣu UBND huyện ban hành văn bản đôn đốc các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ chi.

Nhìn chung thì công tác quyết toán NSCX trên địa bàn huyện Quốc Oai đƣợc các xã, thị trấn thực hiện tốt, hầu hết số liệu trong báo cáo quyết toán là chính xác và đầy đủ. Báo cáo quyết toán đƣợc lập theo đúng các nội dung trong dự toán đƣợc giao và theo đúng mục lục NSNN. Quyết toán năm của các xã, thị trấn đều có số thu lớn hơn hoặc bằng số chi, thực hiện đúng theo nguyên tắc cân đối ngân sách địa phƣơng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc lập báo cáo quyết toán ở một số xã hiện nay còn mang tính hình thức, số liệu chƣa thực sự chính xác. Còn một số xã trong báo cáo quyết toán năm vẫn còn thiếu báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng giảm các chỉ tiêu thu, chi so với dự toán. Nhiều xã còn sửa đổi số liệu hạch toán sau thời gian chỉnh lý quyết toán gây khó khăn cho việc tổng hợp quyết toán chung toàn huyện. Cùng với đó là thời gian lập và gửi báo cáo quyết toán lên Phòng Tài chính - Kế hoạch chƣa đúng tiến độ, Phòng Tài chính - Kế hoạch thƣờng phải đôn đốc kế toán các xã, thị trấn nộp báo cáo quyết toán đúng thời hạn. Còn một số khoản chi các xã, thị trấn chƣa chi hết nhƣng cũng chƣa chủ động nộp trả cấp trên.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do chính quyền cấp xã chƣa thực sự coi trọng và quan tâm đầy đủ đến công tác này, còn buông lỏng trong quản lý, Phòng Tài chính - Kế hoạch chƣa có sự chỉ đạo quản lý, hƣớng dẫn các xã, thị trấn kịp thời; chƣa kiên quyết xử lý các sai phạm trong quản lý NSX. Mẫu biểu báo cáo còn chƣa phù hợp, trong khi kế toán ngân sách xã chƣa nghiên cứu kỹ biểu mẫu thì Phòng Tài chính - Kế hoạch cũng chƣa chủ động đƣa ra các biểu mẫu phù hợp để khai thác các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó trình độ cán bộ NSX chƣa đồng đều, về cơ bản chƣa đƣợc đào tạo bài bản nên họ thiếu và yếu cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm, làm cho công tác kế toán ở xã chƣa đảm bảo yêu cầu.

63

Nhƣ vậy, công tác quyết toán NSCX trên địa bàn huyện hiện nay bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì vẫn còn một số mặt cần phải khắc phục và cải cách để giúp hoàn thiện công tác quản lý NSCX nói chung và công tác quản lý chi NSCX nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện quốc oai, hà nội (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)