7. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực nông thôn
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh thuần nông, đất chật người đông, có 80% dân số sống ở nông thôn và dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Những năm qua, tỉnh Thái Bình có nhiều nỗ lực trong phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình ý thức được rằng: Một tỉnh thuần nông muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu thì phải đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn với nội dung chủ yếu là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế cùng với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thì chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo và đào tạo nghề cho người lao động. Đến nay cơ cấu kinh tế của Thái Bình chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đồng thời giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Kết quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Về nông nghiệp năm 2007 tỷ trọng đạt 29,4%, năm 2010 tỷ trọng đạt 23,2% như vậy tỷ trọng trong nông nghiệp trong ba năm giảm 6,2%; Về sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2007 tỷ trọng đạt 28,3%, năm 2010 tỷ trọng đạt 29,2% tăng 0,9%; về dịch vụ năm 2007 tỷ trọng đạt 42,3%, năm 2010 tỷ trọng đạt 47,6% tăng 5,3%. Tổng sản phẩm (GDP) đạt 11.000 tỷ đồng/ 2010; thu ngân sách đạt 2.427 tỷ đồng/2010.
Qua nghiên cứu phát triển NNL nông thôn ở Thái Bình có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Thái Bình đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Đồng thời trong nông nghiệp đã tập trung chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giảm diện tích trồng lúa tăng cường trồng cây thực phẩm, công nghiệp ngắn ngày và phát triển cây ăn quả.
- Tập trung đầu tư nguồn lực và phát triển mạnh giáo dục, đào tạo và đào tạo nghề cho người lao động, đồng thời tạo nhiều việc làm cho người lao động. Trong những năm qua giáo dục, đào tạo của Thái Bình là đơn vị mạnh trong phạm vi cả nước.
- Phát huy vai trò của hộ nông dân tự chủ sản xuất kinh doanh, chú ý đến phát triển các trang trại trong nông nghiệp, toàn tỉnh Thái Bình hiện có 347 trang trại.
- Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: điện, đường, trường, trạm, nước sạch. Thái Bình là tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
- Quan tâm phát triển các dịch vụ ở nông thôn: Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phòng chống dịch bệnh cho cây trồng;, vật nuôi...
- Khôi phục và phát triển các làng nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và xuất khẩu.
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở tỉnh Hà Nam
Hà Nam được tái lập tỉnh năm 1997, đồng thời là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi: Nằm giáp sông Hồng, được phù sa bồi đắp rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Mặt khác có đường quốc lộ 1A, đường sắt chạy qua nối liền sự giao lưu, trao đổi với mọi miền trong cả nước.
Nhận thức được vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời quan tâm đầu tư cho phát triển NNL lao động nhằm thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể nói đến nay kinh tế của tỉnh Hà Nam có bước phát triển khá tiến bộ: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có tỷ trọng tăng trưởng cao, nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng năm 2005 đạt 40,5% đến năm 2010 đạt 46,5% tăng 4,5%. Tỷ trọng dịch vụ năm 2005 đạt 29% đến năm 2010 đạt 32,5% tăng 3,5%. Tỷ trọng nông nghiệp năm 2005 đạt 30,5% đến năm 2010 giảm còn 21%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.100 tỷ đồng/ 2010; thu nhập 45 triệu đồng/ha; xuất khẩu đạt trên 32 triệu USD.
Qua nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở Hà Nam, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Hà Nam tập trung đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; đồng thời cũng chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Chú trọng phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa. Đồng thời tạo nhiều việc làm cho người lao động nông thôn khi không còn đất sử dụng do chuyển đổi mục đích sử dụng
- Phát huy quyền tự chủ của hộ nông dân đi đôi với việc mở rộng và phát triển các trang trại nhằm nâng cao năng suất và thu nhập cho các hộ gia đình.
- Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, điện, nước và công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
1.2.3. Một số bài học rút ra được từ những thực tế trên cho Ninh Bình
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chung tham khảo và vận dung để phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình. Cụ thể là:
Thứ nhất: Tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế với hướng tăng
tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Đồng thời tích cực chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng,vật nuôi trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động.
Thứ hai: Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chất lượng nghề đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục, phong trào khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập cho mọi người.
Thứ ba: Phát huy vai trò của hộ nông dân tự chủ sản xuất kinh doanh,
đến phát triển các trang trại trong nông nghiệp.
Thứ tư: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo
tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới.
Thứ năm: Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, phát
triển tiểu thủ công nghiệp địa phương, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và tham gia xuất khẩu.
Như vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng ngày càng tiến bộ là một xu thế tất yếu khách quan của nền kinh tế, mỗi quốc gia vừa có những nét chung mang tính quy luật, vừa có nét riêng mang tính đặc thù phù hợp với yêu cầu và điều kiện của mỗi quốc gia, mỗi tỉnh trong những thời kỳ khác nhau. Qua đây có thể thấy, mỗi vùng, mỗi tỉnh muốn phát triển kinh tế - xã hội đều phải thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt phải chú trọng đến phát triển NNLNT. Vì quá trình này không chỉ đơn thuần làm tăng tốc độ và tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp mà NNL đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN TỈNH NINH BÌNH