7. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình
3.3.5. Tăng cường huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực
3.3.5.1. Huy động nguồn vốn đầu tư để phát triển nguồn nhân lực
Tăng ngân sách Nhà nước cho phát triển nhân lực.
- Ngân sách Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp vốn để thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực. Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học và mua sắm các trang thiết bị dạy nghề theo chiều sâu và có trọng tâm, trọng điểm.
- Xây dựng kế hoạch phân bố ngân sách địa phương đảm bảo mức chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu bằng mức giao dự toán chi ngân sách tối thiểu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo hướng tập trung chi để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, nghị quyết, đề án đào tạo nhân lực, đề án dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời, hàng năm dành một khoản ngân sách để đền bù giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cho các cơ sở xã hội hóa lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo Nghị định số 69/2008/NĐ - CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
- Kinh phí ngân sách chi thường xuyên cho sự nghiệp đào tạo hàng năm đảm bảo tỷ lệ chi lương và có tính chất lương, đảm bảo kinh phí chi cho sự nghiệp đào tạo tính theo định mức chi học sinh trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức đầu tư trang trải từ nguồn thu phí và nguồn khác của đơn vị; chú trọng bố trí ngân sách cho đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng cho người lao động.
3.3.5.2. Huy động chuyên gia và các nhà quản lý giỏi
Nghiên cứu, ban hành các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ đặc thù (về tiền lương, phụ cấp, nhà ở, các điều kiện làm việc…) đối với các chuyên gia, nhà quản lý giỏi về làm việc tại một số lĩnh vực trọng yếu của tỉnh
3.3.5.3. Quy hoạch và bố trí đất đai để phát triển giáo dục - đào tạo.
Đối với các trường phổ thông: Bố trí đủ quỹ đất để đảm bảo khuôn viên theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
Đối với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, dạy nghề…Căn cứ nhu cầu lao động theo từng ngành nghề của tỉnh và nhu cầu đào tạo của trường, bố trí quỹ đất hợp lý để các cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo.
3.3.5.4. Tăng cường sự phối hợp, hợp tác trong nước và quốc tế nhằm huy động nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực
- Sự phối hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương.
Cần phát huy sức mạnh của sự đoàn kết trong liên minh công nhân - nông dân - trí thức để xây dựng một đội ngũ những người lao động có trình độ cao phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan tổ chức Trung ương để được hướng dẫn về chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực, nâng cao trình độ giáo viên và tìm nguồn vốn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực địa phương từ trung ương. Khai thác có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển nguồn nhân lực của Trung ương nhằm góp phần thúc đầy nguồn nhân lực của Ninh Bình.
- Tăng cường sự phối hợp, hợp tác bằng nhiều hình thức: Liên kết, liên thông, phối hợp khai thác cơ sở vật chất, nguồn giáo viên, giảng viên với các tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Hồng và tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình trong việc đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh; đồng thời giao lưu học hỏi, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề.
- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực dưới nhiều hình thức: Gửi những sinh viên có khả năng học tập, tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đi đào tạo đại học, sau đại học tại một số nước tiên tiến trên thế giới. Cử giáo viên đi thực tập sinh, trao đổi học giả ở các trường có uy tín trên thế giới và khu vực; tổ chức và tham gia các cuộc hội thảo quốc tế. Mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm với các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm của khu vực, của tỉnh. Hợp tác với các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu của các nước trong khu vực để nghiên cứu, nâng cao chất lượng đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ; tạo điều kiện tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm để nắm bắt thông tin thị trường, công nghệ và khoa học kỹ thuật…đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư dây truyền sản xuất, công nghệ hiện đại vào tỉnh, thu hút lao động và cử công nhân đi đào tạo ở công ty mẹ.
Khai thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của tổ chức quốc tế như WB, ADB…để phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, phát triển NNL của tỉnh. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát triển NNL.