Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 57 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai

- Đất đai và sử dụng đất: Tổng quỹ đất là 137.807,7ha, phân bố trên cả 03 vùng sinh thái như đã phân tích ở trên. Đất đai vùng đồng bằng rất thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đất đai vùng bãi bồi ven biển thuận lợi trồng và phát triển cói, nuôi trồng thủy sản và vùng đồi núi thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại. Qua số liệu (Bảng 2.1) ta thấy: tổng diện tích tự nhiên qua

03 năm(2010 - 2012) biến động tăng giảm không đáng kể, gần như ổn định. Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu đất đai của tỉnh và sự tăng giảm cũng không đáng kể. Cụ thể năm 2012 đất nông nghiệp là 95.717,8 ha (chiếm 69,5%) so với năm 2010, giảm đi 87,4 ha, nhưng so với năm 2011 thì lại tăng 39,8ha.

Đất phi nông nghiệp năm 2012 là 34.080,3 ha (chiếm 24,7%) tăng 386ha so với năm 2010. Đất chưa sử dụng năm 2012 chỉ có là 8.009,6ha (chiếm 5,8%) giảm xuống 178 ha so với năm 2010.

Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 45% năm 2012 và giảm 500 ha so với năm 2010. Đất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng; đất lâm nghiệp chiếm 20,5% tăng 300 ha so với năm 2010, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 4,5% tăng 170 ha so với năm 2010. Bên cạnh đó đất chuyên dùng năm 2012 tăng gần 200 ha so với năm 2010; đất ở tăng lên 150 ha so với năm 2010.

Bảng 2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của tỉnh (2010 - 2012) ĐVT: (ha, %) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 SL (ha) Cơ cấu % SL (ha) Cơ cấu % SL (ha) Cơ cấu % Tổng số 137.686,7 100 137.669 100 137.807,7 100 1. Đất nông nghiệp 95.805,2 69,5 95.687 69,4 95.717,8 69,5

- Đất sản xuất nông nghiệp 61.463,9 44,6 61.333 44,2 60.913,4 44,2 - Đất lâm nghiệp có rừng 28.336,0 20,6 28.354 20,5 28.667,6 20,8 - Đất nuôi trồng thủy sản 5.771,3 4,2 5.775 4,5 5.935,4 4,4 - Đất nông nghiệp khác 234,0 0,2 225 0,2 201,4 0,1

2. Đất phi nông nghiệp 33.694,3 24,5 33.800 24,6 34.080,3 24,7

- Đất ở 6.090,5 4,4 6.156 4,5 6.225,4 4,5

- Đất chuyên dùng 20.250,0 14,7 20.391 14,7 20.411,1 14,8 - Đất tôn giáo 245,9 0,2 250 0,2 237,0 0,2 - Đất nghĩa trang 1.401,0 1,0 1.400 1,0 1.405,5 1,0 - Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng

5.604,7 4,2 5.603 4,1 5.733,9 4,2

- Đất phi nông nghiệp khác 102,2 0,1 100 0,1 31,4 0,02

3. Đất chƣa sử dụng 8.187,2 6,0 8.182 6,0 8.009,6 5,8 - Đất bằng chưa sử dụng 4.804.2 3,5 4.715 3,6 4.678,2 3,4 - Đất đồi núi chưa sử dụng 1.339,3 0,97 1.226 0,9 1.206,4 0,9 - Núi đá không có rừng cây 2.043,7 1,5 2.241 1,5 2.125,0 1,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010, 2011, 2012.

Nhìn chung tình hình biến động về sử dụng đất của tỉnh Ninh Bình trong 03 năm 2010 - 2012 là không nhiều. Tuy nhiên trong cơ cấu đất nông

trồng thủy sản; đồng thời đất ở, đất chuyên dùng tăng, đất chưa sử dụng giảm xuống. Sở dĩ có sự biến động không nhiều trong 03 năm qua là vì trong những năm từ 2005 - 2009 tỉnh đã thực hiện việc chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang xây dựng các khu, cụm công nghiệp, phát triển đô thị khá mạnh. Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh năm 2007, tỉnh đã chuyển 2.500ha đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng để phát triển công nghiệp và đô thị.

Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 740m2/ người, thấp hơn mức trung bình cả nước (970m2/người), nhưng cao hơn mức trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (490m2/người).

2.1.2.2. Tình hình dân số của tỉnh

Theo số liệu thống kê năm 2012 dân số Ninh Bình là 915.945 người, tăng 15.325 người so với năm 2010 (Bảng 2.2). Bình quân mỗi năm tăng

0,82%. Mật độ dân số 665 người/km2 thấp hơn mật độ trong vùng sông Hồng. Độ tuổi trung bình của dân số tương đương với độ tuổi trung bình của cả nước và đang trong thời kỳ “ thời kỳ dân số vàng” [34].

Dân số của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Tuy 03 năm dân số nông thôn có giảm chút ít nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao: chiếm 81% năm 2012. Điều này một phần do đặc điểm cơ cấu của tỉnh quy định.

Từ lâu sản xuất nông nghiệp đã là đặc trưng của tỉnh, do đó số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn và đang có xu hướng giảm qua các năm: Từ 56,9% năm 2010 giảm xuống 54,8% năm 2011 và còn 54,2% năm 2012. Trong khi đó các hộ thủy sản, hộ sản xuất công nghiệp và xây dựng, hộ thương nghiệp không ngừng tăng qua các năm. Điều đó phản ánh đúng tính quy luật của nền kinh tế nói chung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ ngành nông nghiệp của tỉnh nói riêng.

Bảng 2.2. Tình hình phân bố dân số tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) (ĐVT: nghìn, %) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số lƣợng (Ngƣời) Cơ cấu % Số lƣợng (Ngƣời) Cơ cấu % Số lƣợng (Ngƣời) Cơ cấu % 2011/ 2010 2012/ 2011 Bình quân 1- Tổng dân số (ngƣời) 900.620 100 907.696 100 915.945 100 100,66 100,91 100,82

* Chia theo giới tính

- Nam 447.867 49,72 451.889 49,78 455.996 49,78 100,77 100,55 100,86 - Nữ 452.753 50,28 455.807 50,22 459.949 50,22 100,91 100,91 100,91

* Chia theo khu vực sống

- Thành thị 171.004 18,98 172.388 18,99 174.557 19,06 100,68 101,26 101,06 - Nông thôn 729.616 81,02 735.308 81,01 741.388 80,94 100,65 100,83 100,70

2- Dân số trong độ tuổi lao động 562.110 62,41 567.310 62,50 572.465 62,49 100,92 100,90 100,91

3- Số người trong độ tuổi lao

động tham gia lao động

514.400 91,51 518.683 91,40 523.337 91,42 100,83 100,89 100,85

-Thành thị 95.268 18,50 93.363 18,0 96.305 18,4 98,10 103,15 101,43 - Nông thôn 419.132 81,50 425.320 82,0 427.032 81,6 101,45 100,41 100,78

* Chia theo giới tính

- Nam 255.400 49,65 257.889 49,72 260.569 49,79 100,97 101,03 101,01 - Nữ 259.000 50,35 260.794 50,28 262,768 50,21 100,69 100,75 100,73 4- Tổng số hộ của tỉnh (hộ) 261.778 100 263.735 100 265.170 100 100,74 100,54 100,61 - Hộ nông nghiệp 148.951 56,9 144.526 54,8 144.782 54,2 97,02 100,17 99,10 - Hộ lâm nghiệp 1.832 0,7 1.846 0,7 1.856 0,7 100,76 100,54 100,65 - Hộ thủy sản 3.141 1,2 3.692 1,4 3.977 1,5 17,54 107,71 110,38 - Hộ công nghiệp và xây dựng 40.837 15,6 42.725 16,2 44.548 16,8 104,62 104,26 104,30 - Hộ thương nghiệp 15.968 6,1 17.933 6,8 20.152 7,6 112,30 112,37 111,84 - Hộ khác 51.046 19,5 53.274 20,2 49.851 18,8 104,36 93,57 97,00

5- Một số chỉ tiêu bình quân.

Bình quân khẩu/hộ

3,54 3,51 3,50 99,20 99,70 99,40

Qua số liệu về dân số và phân bố dân số trong 03 năm ta thấy: Nhìn chung sự phân bố dân cư hiện nay chưa tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, tỷ lệ dân cư sống ở nông thôn còn quá cao, đây là nguồn lực cho sự phát triển NNL của tỉnh nói chung, NNL NT nói riêng.

2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Ninh Bình có mạng lưới giao thông đường bộ khá hợp lý và thuận lợi. Có 4 tuyến quốc lộ (1A,10, 12B, 45) với tổng chiều dài 110km. Trục chính là quốc lộ 1A chạy dọc từ Bắc xuống phía Nam và sang phía Tây của Tỉnh nối liền giao thông Hà Nam với Thanh Hóa; Đường quốc lộ 10 chạy từ phía Đông tỉnh qua thành phố Ninh Bình rồi xuôi về phía Nam, Tây Nam tỉnh, nối liền Nam Định với Thanh Hóa (phía Đông của Thanh Hóa). Bên cạnh đó còn có hệ thống đường của Tỉnh quản lý với 16 tuyến, có tổng chiều dài là 215km: Đường 58, đường 12, đường 477, đường Anh Trỗi…. nối liền giao thông các thị trấn, thị xã, thành phố, huyện lỵ, các khu kinh tế của tỉnh. Ngoài hệ thống đường tỉnh, các khu dân cư của huyện có mạng lưới đường huyện, đường xã, đường thôn dày đặc rất thuận lợi cho giao thông trong vùng, trong thôn xóm. Đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài là 1.428km, trong đó được cứng hóa mặt đường là 95% (bảng 2.3).

- Hệ thống đường thủy: Có 18 tuyến sông với tổng chiều dài gần 299.8km, trong đó Trung ương quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Nhà Lê) với tổng chiều dài 156,5km. Tỉnh có 3 cảng chính là: Cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc, cảng K3 (thuộc Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình) đã được nâng cấp và hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hóa, ụ tàu nằm trên các bờ sông, cửa sông được tu sửa.

- Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh có chiều dài 19km thuận lợi trong vận chuyển hành khách, hàng hóa nhất là vật liệu xây dựng.

- Về hệ thống thủy lợi phòng chống thiên tai. Được quan tâm đầu tư cải tạo, xây dựng. Trong thời gian vừa qua đã thực hiện nâng cấp, cải tạo hệ thống đê sông với chiều dài trên 160km và 60km đê biển. Bê tông hóa kênh mương với chiều dài 300km, nâng tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương lên 92%. Hệ thống các hồ, đập, các trạm bơm phục vụ tưới tiêu được cải tạo, nâng cấp.

Bảng 2.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 1. Đƣờng giao thông - Quốc lộ Km 110 110 110 - Tỉnh lộ Km 215 215 215 - Huyện lộ Km 295 295 346

- Đường giao thông nông thôn Km 1316 1428 1428

+ Cứng hóa mặt đường % 87 90 95

2. Thủy lợi

- Đê sông Km 160 160 160

- Đê biển Km 60 60 60

- Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương % 88 90 92

3. Điện

-Tỷ lệ hộ dùng điện % 99,8 100 100

4. Tỷ lệ thôn, bản đƣợc phủ sóng

phát thanh, truyền hình. % 100 100 100

5. Bƣu điện Cái 145 145 145

6. Thôn, xóm có nhà văn hóa % 67 71 78

- Trường mầm non Trường 149 149 149

- Trường tiểu học Trường 153 152 151

- Trường THCS Trường 143 143 143

- Trường THPT Trường 27 27 27

- Trung tâm KTHN, ngoại ngữ Trung tâm 2 2 2

- Trung tâm GDTX Trung tâm 8 8 8

- Trung tâm dạy nghề Trung tâm 8 8 8

- THCN và trung cấp nghề Trường 4 4 4

- Cao đẳng, đại học Trường 5 5 5

8. Y tế

- Trạm xá Trạm 145 145 145

- Bệnh viện BV 11 12 12

9. HTX sản xuất cung ứng giống

- Công ty giống Công ty 1 1 1

- Trạm giống Công ty 6 6 6

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010 - 2012

- Về mạng lưới Bưu điện và Bưu chính Viễn thông được tỉnh trang bị tới từng thôn, xã. Các xã đều có bưu điện văn hóa. Số máy điện thoại đạt 65 máy/100 dân (năm 2010)

- Hệ thống các trường học trong ngành Giáo dục - Đào tạo và hệ thống các bệnh viện, trạm xá trong ngành Y tế được phát triển rộng khắp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn; cơ sở vật chất các trường học, bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và các trạm y tế các xã được trang bị đầu tư theo hướng kiên cố hóa,

cao tầng hóa, hiện đại hóa và chuẩn hóa, 100% số xã có trường học cao tầng và kiên cố.

- Phát thanh, Truyền hình có 100% thôn, bản được phủ sóng.

- Hệ thống công trình du lịch đã có khởi sắc do được đầu tư nâng cấp, xây dựng ở quy mô lớn như khu sinh thái Tràng An, khu tâm linh chùa Bái Đính, khu Tam Cốc - Bích Động… Cùng với các làng nghề truyền thống được khôi phục cải tạo đã góp phần thu hút được nhiều khách du lịch.

Với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật như trên rất thuận lợi để Ninh Bình phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung trong thời gian tới.

2.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh

Thứ nhất, kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính, nghiên cứu sự phát triển nghề truyền thống với thu hút lao động.

- Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính:

Thông qua số liệu trong bảng 2.4 cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh thể hiện rất rõ nét. Tổng giá trị sản xuất của Tỉnh liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 19,9%, năm 2012 tăng 15,4%. Bình quân mỗi năm tăng 15,8%. Sở dĩ có sự tăng trưởng nhanh như vậy là do giá trị sản xuất của các ngành đều tăng.

Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản mỗi năm tăng bình quân 6%. Trong khi đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 16%/ năm gấp 2,5 lần tốc độ giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, còn giá trị ngành sản xuất dịch vụ tăng 20,8%.

Bảng 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành chính của tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012) (ĐVT: Tỷ đồng, %) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh SL (tỷ đồng) cấu (%) SL (tỷ đồng) cấu (%) SL (tỷ đồng) cấu (%) 2011 2010 2012 2011 BQ Tổng giá trị sản xuất 188.857 100 24.360 100 27.707 100 119,9 115,4 115,8 1. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản 3.292 17 3.654 15 4.156 15 103,0 107,0 106 2. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng 8.988 48 11.936 49 13.022 47 123,3 113,2 116,0 3. Sản xuất kinh doanh nghành dịch vụ 6.575 35 8.769 36 10.528 38 123,8 121,8 120,8

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2012

Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh cũng có sự thay đổi tích cực. Năm 2010 ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 17%, năm 2011 và năm 2012 con số này chỉ còn 15%. Song song với quá trình giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế thì tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lại tăng lên qua các năm. Tuy vậy, mặc dù

tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm đi rõ rệt trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nhưng giá trị sản xuất của ngành này không ngừng tăng lên.

Nhìn vào cơ cấu của các ngành, nhận thấy rằng có sự chuyển dịch kinh tế tích cực rõ rệt theo hướng CNH - HĐH, đang tích cực góp phần hoàn thành các mục tiêu cho công cuộc CNH - HĐH của tỉnh.

- Sự phát triển nghề truyền thống với thu hút lao động.

Ninh Bình có trên 110 nghề, trong đó có 75 nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có sức hấp dẫn và thu hút lao động cao. Trong những năm qua lãnh đạo tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tiến hành khảo sát nhu cầu lựa chọn các nghề phù hợp, bền vững có khả năng thu hút nhiều lao động vào việc làm, thu nhập cao để phát triển nghề nói chung, làng nghề nói riêng.

Kết quả nhiều nghề, làng nghề được khôi phục, đầu tư phát triển, đồng thời cũng đưa vào địa phương một số nghề mới phù hợp với thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, ngoài nước và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay. Thời gian qua phát triển nghề nói chung, nghề truyền thống nói riêng đã thu hút hàng vạn lao động có việc làm và có thu nhập khá cao. Theo thống kê của Sở Công Thương Ninh Bình, đến hết năm 2012 thì tổng số hộ làm trong các làng nghề là 14.369 hộ với 27.220 lao động. Giá trị sản xuất nghề năm 2012 đạt 1.407,7 tỷ đồng. Tiêu biểu một số nghề truyền thống ở Ninh Bình đang phát triển và có sức hấp dân đó là nghề thêu ren Ninh Hải - Hoa Lư, mỹ nghệ cói Kim Sơn, làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân - Hoa Lư, làng mộc Ninh Phong - Hoa Lư…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)