Về chất lượng nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 71 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực tiễn phát triển nguồn nhân lực nông thôn tỉnh Ninh Bình

2.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Ninh Bình

2.2.2.1. Tình trạng sức khỏe (thể lực)

Tình trạng sức khỏe của nhân dân và thể lực của người lao động Ninh Bình chưa cao và không đồng đều giữa các huyện. Theo điều tra mức sống

của dân cư Ninh Bình (Báo cáo kinh tế xã hội tháng 11/2011 của Cục thống kê tỉnh) về tình trạng dinh dưỡng của người lớn phản ánh bởi chỉ số BMI (Body MassIndex) cho thấy người bình thường là 55,2%, người quá gầy chiếm 3,5%, người gầy chiếm 20,5%, người hơi gầy 15,1%, số người béo và quá béo 5,7%.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng này là do mức sống thu nhập bình quân đầu người tuy đã có cải thiện nhiều nhưng vẫn chưa cao, thu nhập bình quân đầu người của Ninh Bình vào mức trung bình của khu vực đồng bằng sông Hồng. Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người là 1.950 nghìn đồng/ tháng (Ninh Bình bằng 92% vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 94% bình quân cả nước), trong đó khu vực thành phố là 3.040 nghìn đồng/ tháng, khu vực nông thôn là 1.657 nghìn đồng/ tháng, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng chỉ đạt từ 900 đến 950 nghìn đồng/ tháng. Với mức thu có tiến bộ, nhưng người dân phải chi phí cho sinh hoạt khá lớn nên dẫn đến cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, gian truân. Bên cạnh đó thì tỷ lệ hộ nghèo của Ninh Bình còn 9,85% và tình trạng thoát nghèo chưa vững chắc, tái nghèo vẫn còn cao, chuẩn nghèo chưa thực sự phản ánh đúng đối tượng nghèo. Đáng chú ý là sự chênh lệch trong thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao nhất và nhóm người thu nhập thấp nhất là 5,4 lần và khu vực thành phố và nông thôn lên tới 1,8 lần. Thu nhập thấp và chênh lệch giàu nghèo cao là nguyên nhân dân đến sự mất công bằng trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục, mặc dù tỉnh đã có chính sách nhằm hạn chế tình trạng này nhưng kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn.

Sự không đảm bảo về dinh dưỡng, điều kiện sống và những yếu kém của hệ thống y tế là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mắc bệnh truyền nhiễm còn cao gây ảnh hưởng đến chất lượng NNL cả hiện tại lẫn tương lai.

Bảng 2.8. Chỉ số sức khỏe tổng quát của bà mẹ và trẻ em năm 2012 Chỉ tiêu Tỷ lệ thiếu cân (%) Tỷ lệ thiếu chiều cao (%) Tỷ lệ tử vong (trên 1000 ca) 1. Trẻ sơ sinh 15 27 2. Trẻ dưới 5 tuổi 31 29 31

3. Bà mẹ sinh con (trên 100.000 ca) 120

Nguồn: Sở Y tế

Mặc dù chỉ số này được cải thiện nhiều so với những năm trước đây, nhưng suy dinh dưỡng vẫn là vấn đề nổi cộm ở Ninh Bình. Tỷ lệ thiếu cân trẻ sơ sinh còn ở mức cao 15% và thiếu chiều cao đối với trẻ dưới 5 tuổi vẫn ở mức cao 31 (Bảng 2.8). Tuy nhiên, do mức tăng trưởng kinh tế của Tỉnh ở mức khá nên thu nhập bình quân đầu người cũng được tăng đã góp phần tích cực vào cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nên tình hình sức khỏe của nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình đang thay đổi theo chiều hướng tiến

Bảng 2.9. Trình độ văn hóa của lực lƣợng lao động tỉnh Ninh Bình (2010 - 2012)

(ĐVT: Người, %)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổngsố (Ngƣời) Thành thị Nông thôn Tổngsố (Ngƣời) Thành thị Nông thôn Tổngsố (Ngƣời) Thành thị Nông thôn Tổng cộng 514.400 95.268 419.132 518.683 93.363 425.320 523.337 96.305 427.032 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 1. Chưa biết chữ 1650 95 1.555 1.556 83 1.473 1.413 72 1.341 0,32% 0,09% 0,37% 0,30% 0,08% 0,34% 0,27% 0,07% 0,31% 2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 22.370 2.327 20.043 21.672 1.859 19.813 15.700 1.144 14.556 4,35 % 2,44 % 4,78% 4,17 % 1,99 % 4,65 % 3,0 % 1,50 % 3,40 % 3. Đã tốt nghiệp tiểu học 126.080 22.600 103.480 126.672 21.960 104.712 131.357 23.227 108.130 24,51% 23,72% 24,68% 24,30% 23,50% 24,61% 25,10% 24,11% 25,32% 4. Đã tốt nghiệp THCS (Cấp 2) 225.670 43.150 182.520 225.627 42.200 183.427 223.466 42.181 181.285 43,87% 45,30% 43,50% 43,50% 45,20% 43,12% 42,70% 43,80% 42,45% 5. Đã tốt nghiệp THPT 138.630 27.096 111.534 143.156 27.261 115.895 151.401 29.651 121.720 26,95% 28,40% 26,60% 27,60% 29,20% 27,24% 28,93% 30,82% 28,50%

Trình độ văn hóa của nguôn nhân lực nông thôn Ninh Bình đã và đang được nâng lên đáng kể (Bảng 2.9). Trong những năm qua số lao động nông

thôn đã tốt nghiệp THCS và THPT năm 2010 đạt 70,1% đến năm 2012 là 70,95%, trong đó có 28,5% tốt nghiệp THPT, đây là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo NNL nông thôn, nhất là người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Tuy nhiên, nguồn nhân lực nông thôn có trình độ chuyên môn từ tiểu học trở xuống vẫn còn cao chiếm tỷ lệ 29,03% (2012), trong đó chưa tốt nghiệp tiểu học và mù chữ chiếm 3,71%, do đó cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa cho lực lượng này.

2.2.2.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2010 và 2010 - 2020, trong những năm qua công tác đào tạo nâng cao trình độ CMKT cho lực lượng lao động đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo sát sao và đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi.

Nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nông thôn nói riêng của tỉnh có trình độ chuyên môn, bao gồm từ trình độ sơ cấp đến sau đại học đang được cải thiện tích cực (Bảng 2.10). Năm 2010 nguồn nhân lực nói chung có 205.760 người có trình độ chuyên môn đạt 40%, trong đó nguồn nhân lực nông thôn có 162.889 người có trình độ chuyên môn đạt 38,86%, đến năm 2012 nguồn nhân lực nói chung có 231.839 người có trình độ chuyên môn đạt 44,3%, trong đó nguồn nhân lực nông thôn có 186.094 người có trình độ chuyên môn đạt 43,58%. Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2012 nguồn nhân lực nói chung đã tăng lên 4,3%, nguồn nhân lực nông thôn tăng 4,72% số người có trình độ chuyên môn.

Trong cơ cấu nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nông thôn nói riêng đã qua đào tạo chỉ tính riêng năm 2012 thì lực lượng công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất đó là nguồn nhân lực nói chung có trình độ công nhân kỹ thuật là 20,09%, nguồn nhân lực nông thôn là 21,12%. Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên nguồn nhân lực nói chung có 11,98%, nguồn nhân lực nông thôn là 11,13%, trong đó trình độ từ đại học trở lên NNL có 6,88%, NNL nông thôn có 4,85%, đây là lực lượng lao động giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảng 2.10. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lƣợng lao động Ninh Bình năm 2010 -2012

(ĐVT: Người, %)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổngsố (Ngƣời) Thành thị Nông thôn Tổngsố (Ngƣời) Thành thị Nông thôn Tổngsố

(Ngƣời) Thành thị Nông thôn Tổng cộng 514.400 95.268 419.132 518.683 93.363 425.320 523.337 96.305 427.032

100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

I. Chưa qua đào tạo 308.640 52.397 256.243 299.280 50.416 248.864 291.498 50.560 240.938

60% 55% 61,13% 57,70% 54% 58,51% 55,7% 52,5% 56,42%

II. Đã qua đào tạo 205.760 42.871 162.889 219.403 42.947 176.456 231.839 45.745 186.094

40% 45% 38,86% 42,3% 46% 41,48% 44,3% 47,5% 43,58%

1. Đào tạo ngắn hạn (cả sơ cấp)

11.630 1.496 10.134 16.857 1.596 15.261 19.101 1.968 17.133

2,26% 1,57% 2,41% 3,25% 1,71% 3,58% 3,64% 2,04% 4,01%

2. Công nhân kỹ thuật 103.910 18.290 85.620 107.367 18.319 89.048 109.377 19.164 90.213 20,20% 19,19% 20,42% 20,70% 19,62% 20,23% 20,90% 19,9% 21,12% 3. Trung cấp nghề và trung học chuyên nghiệp 34.920 9.250 25.670 37.165 9.141 28.624 40.592 9.418 31.174 6,79% 9,7% 6,12% 7,16% 9,7% 6,59% 7,75% 9,78% 7,3% 4. Cao đẳng (CĐ nghề và CĐ chuyên nghiệp) 31.150 7.820 23.330 32.543 7.935 24.608 35.429 8.571 26.858 6,05% 8,2% 5,56% 6,27% 8,5% 5,78% 6,76% 8,9% 6,28% 5. Đại học trở lên 24.150 6.015 18.135 25.471 5.956 19.515 27.340 6.624 20.716 4,69% 6,31% 4,32% 4,91% 6,38% 4,58% 5,22% 6,88% 4,85%

Lao động đào tạo bậc trung cấp còn hạn chế, nguồn nhân lực nói chung chiếm 7,75%, nguồn nhân lực nông thôn chiếm 7,3%, do đó cơ cấu lao động qua đào tạo của tỉnh còn bất hợp lý.

Một đặc điểm đáng lưu ý khác là một số đáng kể người lao động được đào tạo nhưng không làm đúng nghề; chất lượng đào tạo chưa cao, hàng năm có khoảng 12% lao động đã qua đào tạo từ bậc trung cấp trở xuống phải đào tạo lại. Đặc biệt lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao đến 55,7% đối với NNL nói chung và 56,42% đối với nguồn nhân lực nông thôn nói riêng. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động.

2.2.2.4. Phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của nguồn nhân lực nông thôn

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cộng đồng dân cư sống trên vùng đất Ninh Bình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc nhau chống chọi với thiên tai, dịch họa nhằm duy trì cuộc sống và bảo vệ quê hương. Người dân lao động Ninh Bình, đời này nối tiếp đời kia hun đúc nên những phẩm chất cao đẹp, đó là:

Tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, truyền thống này được hun đúc từ bao đời nay, mỗi khi đất nước có họa xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại được nhân lên gấp bội, người dân Ninh Bình lại lên đường đánh giặc, xả thân vì đại nghĩa. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cùng với nhân dân cả nước, quân và dân Ninh Bình một lòng, một dạ đi theo Đảng làm cách mạng, góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên cách mạng tháng Tám năm 1945 thàng công. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình đã thể hiện ý chí kiên cường, vừa sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ, xây

dựng quê hương, không tiếc máu xương, làm trọn nghĩa vụ của hậu phương với tiền tuyến lớn, hàng vạn thanh niên Ninh Bình nhập ngũ, hàng ngàn người đã hy sinh, cống hiến trọn tuổi đời thanh xuân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

- Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, giúp đỡ nhau trong khó khăn, gian khổ, sẻ chia với nhau lúc vui, lúc buồn để cùng nhau vươn lên trong cuộc sống, xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu mạnh.

- Người dân Ninh Bình giàu lòng nhân ái, coi trọng đạo lý lối sống truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây. Thông qua đó để giáo dục các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh vì nghĩa lớn, và độc lập, tự do của Tổ quốc, của dân tộc.

- Trong lao động thì cần cù, chịu thương, chịu khó, thông minh, sáng tạo; hiếu học, ham học và trọng học. Luôn có ý chí vươn lên để thoát nghèo, làm giàu chính đáng; có ý thức, tổ chức kỷ luật và luôn tìm tòi biện pháp nâng cao năng suất lao động vì lợi ích của bản thân, của gia đình và xã hội.

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, cần kiệm, trung thực, cầu thị tiến bộ, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy định của khu dân cư, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, luôn đặt quyền lợi của tập thể, của đất nước lên trên lợi ích của cá nhân.

Những phẩm chất đạo đức cao đẹp đó đã và đang trở thành nguồn nội sinh quý giá không thể thay thế trong sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn Ninh Bình. Tuy nhiên bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp trên, cũng nảy sinh những hiện tượng tiêu cực trong tư tưởng, trong đạo đức, lối sống, đặc biệt ở một bộ phận thế hệ trẻ, lười lao động sống thực dụng, coi thường đạo lý, đề cao lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích tập thể; các tai tệ nạn xã hội có xu hướng ngày càng gia tăng đã và đang ảnh hưởng tới tương lai của một bộ phận cán bộ, đoàn viên, thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Bình (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)