7. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình
3.3.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích,
thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nông thôn Ninh Bình
3.3.3.1. Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Huy động các nguồn lực để bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế khá trong khu vực đồng bằng Sông Hồng và đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường chính sách để huy động các nguồn lực trong tỉnh, thu hút mạnh các nguồn đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nguồn nhân lực.
Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục - đào tạo chất lượng cao, nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thông tin thị trường cho nhà đầu tư.
Chú trọng cải thiện nhanh việc giải quyết các thủ tục đầu tư, giải tỏa đền bù đất đai, xây dựng nhà ở cho công nhân, đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư…nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Từng bước đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các lĩnh vực có hiệu quả kinh tế cao gắn với đảm bảo môi trường, chuyển từ tăng trưởng nhờ vốn và lao động giản đơn sang tăng trưởng theo hướng dựa chủ yếu vào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và NNL chất lượng cao. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên lợi thế cạnh tranh của tỉnh và theo định hướng của Chính phủ về phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng thủ đô, trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu, nhưng phải đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả. Tiếp tục phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa, hướng mạnh các chính sách ưu tiên cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phát triển nhanh và mạnh công nghiệp và dịch vụ đồng thời hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Để đạt được mục tiêu, căn cứ vào các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và sẽ ban hành về công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực để tỉnh xây dựng cơ chế thông thoáng, giải quyết thủ tục nhanh chóng, nhiệt tình với các nhà đầu tư để thu hút các dự án đầu tư.
Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của Nhà nước, chú trọng các hình thức đầu tư mới gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư.
3.3.3.2. Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực
Việc bố trí kinh phí đào tạo nhân lực vừa phải thực hiện hàng năm và phải duy trì liên tục trong suốt quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH của tỉnh từ nay đến năm 2020. Chi ngân sách cho đào tạo NNL cần trở thành một khỏan mục chi thường xuyên của ngân sách tỉnh, đây là biện pháp tác động trực tiếp của chính quyền tới quá trình hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nhân lực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Ngân sách Nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục, đào tạo. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển nhân lực trong tương quan với các ngành khác, đặc biệt chú ý đến vấn đề đào tạo lại cho nhân lực đang làm việc.
Có chính sách huy động nguồn đóng góp từ phía doanh nghiệp cho đào tạo nghề, bao gồm chính sách khuyến khích thành lập các Trung tâm đào tạo có chất lượng cao. Hỗ trợ kinh phí đào tạo một số nghề mà nhiều doanh nghiệp tại địa phương có nhu cầu. Việc đào tạo tập trung như vậy sẽ giúp cho
doanh nghiệp có được lao động lành nghề và tích cực sử dụng lao động tại địa phương hơn.
Quản lý sử dụng vốn ngân sách cho phát triển NNL, ban hành quy chế quản lý, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học. Sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả ngay từ khâu lập kế hoạch đầu tư; tập trung, dứt điểm và không dàn trải, đặc biệt là các trường trọng điểm; quản lý cấp phát vốn đầu tư theo quy hoạch dự án; giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch sử dụng nguồn vốn trong đào tạo cho có hiệu quả chất lượng, đúng mục đích.
3.3.3.3. Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội và nâng cao sức khỏe cho người lao động
- Đẩy mạnh đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa đơn vị sử dụng lao động và cơ sở đào tạo; phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp, của xã hội.
- Đa dạng hóa các kênh giao dịch việc làm, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm giới thiệu việc làm; sàn giao dịch việc làm…; xây dựng hệ thống thông tin, dự báo về việc làm và nhân lực của tỉnh, kết nối với các địa phương lân cận và hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia.
- Tiếp tục triển khai tới các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương, tiền công, phúc lợi, khen thưởng…tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về các quy định trên; tuyên truyền thông tin cho người lao động về các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và hướng dẫn người lao động sử dụng các công cụ xã hội - pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Tăng đầu tư nhằm cải tiến tổ chức cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh để không ngừng nâng cao thể lực của người lao động. Nâng cấp và hiện đại hóa mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các dịch vụ y tế.
Xây dựng và phát triển hệ thống y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh một cách rộng khắp và có hiệu quả. Đẩy mạnh tuyên truyền và có biện pháp hữu hiệu nhằm phòng chống và ngăn ngừa HIV/AIDS, giảm mạnh tai nạn giao thông, các tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác.
Nâng cao chất lượng các phong trào rèn luyện thân thể, tập thể dục, nâng cao thể lực…
3.3.3.4. Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh chất lượng, và điều này có nghĩa là chất lượng của NNL là lợi thế quan trọng hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, Ninh Bình cần nỗ lực tập trung phát triển nhân lực của mình. Trong số các giải pháp thì phát triển giáo dục và đào tạo được coi là quan trọng nhất. Đây là ngành dịch vụ có tác động trực tiếp đến phát triển nhân lực. Thật vậy, thực tế đã chứng minh hoạt động kinh doanh kém hiệu quả do người thuê lao động không thể tìm được lao động có chất lượng đáp ứng được yêu cầu công việc. Do đó phải liên kết với các trường Đại học trong nước để đào tạo NNL chất lượng cao đối với những ngành mà tỉnh có nhu cầu, đồng thời cử những cán bộ có năng lực, trình độ và có triển vọng phát triển đi đào tạo tại nước ngoài. Kinh phí đào tạo, tài liệu học tập, nghiên cứu trong thời gian học tập tỉnh đài thọ 100%, hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê nhà trọ, đồng thời giữ nguyên tiền lương và phụ cấp khi đi học.
Bên cạnh chính sách đào tạo NNL thì chính sách thu hút người tài sẽ nhanh chóng cải thiện tình hình thiếu nhân lực cấp cao hiện tại.
Có chính sách thỏa đáng về tiền lương, nhà ở nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về tỉnh xây dựng và phát triển kinh tế. Ngoài cơ chế chính sách trực tiếp đối với cán bộ, chuyên gia giỏi, cần có các chính sách khuyến khích ưu tiên đối với những người đi cùng (gia đình) để cán bộ, chuyên gia yên tâm công tác. Trước mắt, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ thuê các doanh nhân giỏi về tỉnh quản lý các doanh nghiệp.
Tỉnh cần có chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác (ngoài tiền lương, phụ cấp, trợ cấp của Nhà nước đã quy định) cho những chuyên gia, nhân tài về tỉnh công tác, nghiên cứu.
Có cơ chế, chính sách đãi ngộ khác như: Bổ nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn; giao các nhiệm vụ quan trọng để họ phát huy khả năng vốn có; cấp đất làm nhà ở, bố trí phương tiện đi lại…bố trí nhà ở cho bản thân và nếu có gia đình đi kèm, nơi làm việc, điều kiện nghiên cứu để họ phát huy khả năng.
3.3.3.5. Chính sách phát triển thị trường lao động
Chuyển sang kinh tế thị trường, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, không thể không phát triển các thị trường, trong đó có thị trường sức lao động. Nhấn mạnh vai trò của thị trường sức lao động, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “ Đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm; phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới. Có chính sách nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý ở những ngành, nghề cần ưu tiên phát triển” [15, tr.82]. Do vậy cần thực hiện một số nội dung:
+ Nhanh chóng xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Mạng lưới này
sẽ thực hiện chức năng làm cầu nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động.
+ Nâng cao chất lượng và hiện đại hóa các Trung tâm dịch vụ việc làm. + Đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp phân loại danh mục ngành nghề chủ yếu và các yêu cầu về chất lượng, trình độ tiêu chuẩn của nhân lực trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh để thông tin và cung cấp cho các trường, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm… thông qua hệ thống thông tin tại sàn giao dịch lao động việc làm của tỉnh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần hỗ trợ thông tin đến các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề với những ngành, nghề đào tạo nhằm giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể lựa chọn nơi đào tạo nhân lực theo yêu cầu của mình, giảm thiểu chi phí cho hoạt động đào tạo lại của doanh nghiệp.
+ Tổ chức các hội chợ việc làm.