7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Ninh Bình có vị trí địa lý : Nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bô ̣ (Đồng bằng sông Hồng ), cách Hà Nội hơn 90km về phía Nam. Ranh giới của tỉnh được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam + Phía Đông giáp tỉnh Nam Định + Phía Đông Nam giáp biển Đông
+ Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa + Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình.
Với vị trí đó Ninh Bình có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội, vì Tỉnh nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam, nối vùng trọng điểm phía Bắc (tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) với duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng Nam Bộ.
Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.378,1km2. Dân số năm 2012 của tỉnh là 915.945 người, mật độ dân số 648 người/km2; người dân tộc kinh chiếm trên 98% dân số, dân tộc Mường chiếm 1,7% dân số, còn lại số ít là các dân tộc khác.
Các đơn vị hành chính: có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 6 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã. Toàn tỉnh có 145 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 122 xã, 16 phường và 7 thị trấn.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của Ninh Bình đa dạng, thấp dần từ vùng đồi núi phía Tây Bắc sang vùng đồng bằng trũng xen kẽ núi đá vôi và xuống đồng bằng phì nhiêu, bãi bồi ven biển phía Đông. Địa hình hội tụ đầy đủ điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội với thế mạnh của từng vùng.
- Vùng đồi núi phía Tây: gồm các dãy núi đá vôi với độ dốc lớn và đồi đan xen thành các vùng lòng chảo hẹp, trọng điểm vùng có dạng địa hình bình nguyên. Vùng này chủ yếu nằm ở huyện Nho Quan, phía Bắc - Đông Bắc huyện Gia Viễn và phần lớn thị xã Tam Điệp. Diện tích chiếm 30% tổng số diện tích tự nhiên của tỉnh. Vùng này thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp - sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ… trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Vùng đồng bằng trũng trung tâm xen kẽ núi đá vôi. Có ruộng trũng, hồ, ao xen kẽ nhiều dãy núi đá vôi với các hang động đẹp. Vùng này gồm có huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, phần còn lại của huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và một phần của huyện Yên Mô. Vùng này có diện tích chiếm 40% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Tiềm năng phát triển của vùng này là thương nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, may, trồng lúa, rau màu…
- Vùng đồng bằng, bãi bồi ven biển: gồm toàn bộ huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh và phần còn lại của huyện Yên Mô. Vùng này có đất đai phì nhiêu và bờ biển dài 18km, nên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, diện tích của vùng chiếm 30% diện tích của tỉnh.
2.1.1.3. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên.
Thứ nhất, khí hậu và thủy văn * Về khí hậu:
Ninh Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa; mùa Đông khô lạnh có gió mùa đông bắc; mùa xuân ấm, ẩm có mưa xuân; mùa hạ nóng có mưa rào và có gió đông nam, thường xuyên có bão (4 - 5 cơn bão/ năm); mùa thu mát dịu. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 khoảng 13 - 150C và trung bình cao nhất vào tháng 7 khoảng 29,50C. Tổng số giờ nắng trong năm đạt trên 1.100 giờ, tập trung chủ yếu vào mùa hạ. Tổng nhiệt độ trong năm đạt tới 8.5000C, có tới 8 tháng nắng trong năm và có nhiệt độ trung bình trên 200C, về lượng mưa trung bình trong năm từ 1.500 - 1.900 mm, độ ẩm 80 - 90%. Nhìn chung khí hậu trên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên tính biến động của thời tiết như bão, dông, gió tây, gió bắc… đòi hỏi phải có hệ thống phòng chống lũ, bão, lụt, hạn.
* Về thủy văn:
Tỉnh Ninh Bình có 03 con sông lớn (sông Đáy, sông Vạc, sông Càn) và 02 con sông khá lớn chảy qua (sông Hoàng Long, sông Bôi). Ngoài ra còn có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Nhìn chung hệ thống thủy văn của Ninh Bình thuận lợi về nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Với 03 cửa sông đổ ra biển tạo sự lắng đọng phù sa và bồi đáp phù sa ven biển là thế mạnh của Ninh Bình.
Tuy vậy, hàng năm Ninh Bình phải đầu tư sức người, sức của cho việc đắp đê, tu bổ đê sông, đê biển, đồng thời phải thau chua rửa mặn đất nông nghiệp ở ven biển do ảnh hưởng của thủy triều.
Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên
Ngoài tài nguyên đất đã trình bày ở trên, Ninh Bình còn có những tài nguyên sau:
- Tài nguyên khoáng sản: khá phong phú, trước hết là đá vôi với trữ lượng hàng chục tỷ mét khối, thuận lợi cho sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, đá xây dựng. Về đất sét, phân bố rải rác ở các vùng đồi thấp, tương đối bằng phẳng thuộc thị xã Tam Điệp, Yên Mô thuận lợi sản xuất gạch ngói. Và có Đôlômít, than bùn…
- Tài nguyên rừng: Ninh Bình có diện tích rừng đạt trên 28.000 ha chiếm 20,5% tổng diện tích tự nhiên. Có đủ 3 loại rừng: rừng sản xuất (diện tích nhỏ), rừng phòng hộ (đầu nguồn, ven biển), rừng đặc dụng (diện tích lớn). Đặc biệt có rừng Cúc Phương, rừng ngập nước Vân Long, rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn.
- Tài nguyên thủy sản: Phong phú và đa dạng từ hải sản nước mặn, nước lợ đến nước ngọt. Về cá, có nhiều loại được đánh bắt từ biển, từ khai thác ở sông, đầm, hồ. Khả năng khai thác lên tới 50 nghìn tấn/ năm. Về tôm, cua, ghẹ và các loại hải sản khác cũng rất phong phú; khai thác lên tới hàng nghìn tấn/ năm.
- Tài nguyên phục vụ du lịch: Rất phong phú và đa dạng, như: khu Tam Cốc - Bích Động, quần thể danh thắng Tràng An; khu tâm linh chùa Bái Đính; khu cố đô Hoa Lư; khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long; rừng nguyên sinh quốc gia Cúc Phương; khu quần thể nhà thờ đá Phát Diệm…Đặc biệt quần thể danh thắng Tràng An, Cố đô Hoa Lư đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới (với tiêu chí hỗn hợp).
- Làng nghề truyền thống: Tỉnh có gần 75 làng nghề truyền thống, trong đó có những làng nghề tiêu biểu: Làng nghề chạm khắc đá mỹ nghệ Ninh Vân; làng thêu ren Ninh Hải; làng nghề cói mỹ nghệ Kim Sơn, Yên Khánh; làng nghề mộc Ninh Phong; làng nghề xây dựng Bình Hải; làng nghề mây tre đan Nho Quan…