7. Kết cấu của luận văn
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
1.1.2. Đặc điểm nông thôn, TNNT và cung cầu lao động thanh niên tác động tớ
tác động tới giải quyết việc làm
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ vùng, khu vực hành chính phân biệt với thành phố, thị xã, là khu vực lãnh thổ rộng lớn nằm ngoài thành thị. Đây là địa bàn cư trú của 70,4% dân số Việt Nam (tính đến 2009), ở đó người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Nông thôn là khu vực rộng lớn, đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nông thôn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp “sạch” với những cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Khu vực nông thôn miền núi là địa bàn có mật độ dân cư thấp, trình độ dân trí không cao, phong tục tập quán, tâm lý làng xã ở một số nơi còn nặng nề. Một bộ phận dân cư nông thôn có tâm lý trông chờ, ỷ lại, thiếu động lực phấn đấu vươn lên.
Địa bàn nông thôn cũng là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao trong các nước. Lao động nông thôn chủ yếu là lao động thủ công ở trình độ thấp, số lao động đã qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề còn chiếm tỷ lệ thấp. Do đó nông thôn là khu vực có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp của cả nước.
Bên cạnh đó, địa bàn nông thôn cũng tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. Vấn đề dân tộc, tôn giáo diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo gây chia rẽ trong đồng bào, nhằm làm cho nhân dân không yên tâm lao động sản xuất, mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước ta, tạo sự mất ổn định trong đời sống chính trị - xã hội để thực hiện âm mưu chống phá. Do vậy nếu không có những chính sách phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, hỗ trợ người dân tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống thì sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và vấn đề công bằng trong chính sách phát triển các vùng, miền và ưu tiên các dân tộc thiểu số.
Về ưu điểm, phần đông TNNT cần cù, chịu khó, có khả năng chịu đựng khó khăn gian khổ vì họ đã quen với những điều kiện khó khăn và buộc phải đương đầu với những vất vả trong cuộc sống ngay từ nhỏ.
Bên cạnh đó, TNNT cũng đứng trước không ít hạn chế. Trình độ học vấn của đối tượng này nhìn chung còn thấp, vì vậy khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật không cao, khó tiếp cận các ngành nghề mới, ngại làm các công việc đòi hỏi khả năng tư duy. Năng lực tổ chức làm kinh tế của TNNT cũng ở trình độ thấp, điều này cản trở quá trình giải quyết việc làm và tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của phần đông TNNT còn thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn ít, ý thức kỷ luật của nhiều TNNT chưa cao. Do đó TNNT khó có cơ hội tìm được việc làm ở những ngành nghề có thu nhập cao. Cũng do việc tiếp cận thông tin chưa thuận lợi và rộng rãi nên cơ hội tiếp cận với việc làm và tự tạo việc làm của TNNT cũng hạn chế hơn các đối tượng khác. Điều này đòi hỏi các cấp ngành phải quan tâm, tạo điều kiện cung cấp thông tin chính thống, định hướng nghề nghiệp, việc làm một cách đầy đủ và đồng bộ để TNNT có sự lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với điều kiện của gia đình, khả năng của bản thân và đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lược của địa phương, đất nước.
Nhiều TNNT có tâm lý dễ thoả mãn với hiện tại nên thiếu động lực vươn lên trong cuộc sống. Sự tự ty, ỷ lại, thiếu năng động, sáng tạo cũng làm cho TNNT ngại “bươn chải” với cuộc sống như phần đông thanh niên đô thị. Thêm vào đó, một bộ phận TNNT còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các phong tục, tập quán lạc hậu như xây dựng gia đình và sinh con sớm, kết hôn cận huyết... Do đó, chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực không cao. Một số thanh niên nhận thức mơ hồ, lệch lạc về kinh tế thị trường cùng với sự
nông nổi của tuổi trẻ dễ dẫn đến thất bại trong sản xuất kinh doanh và dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
1.1.2.3. Đặc điểm cung, cầu lao động thanh niên tác động tới giải quyết việc làm
Xét về cung lao động, thanh niên là lực lượng trẻ, có tiềm năng lao động rất lớn, thể hiện ở thể chất, trí tuệ và tinh thần của từng cá nhân. Cộng đồng thanh niên đang độ sung sức, phát triển nhanh. Tuy nhiên, lao động thanh niên đang trong độ tuổi phát triển và chưa trưởng thành, nên cung lao động thanh niên có một số điểm yếu: Lao động mới tăng thêm đều ở độ tuổi thanh niên trong đó có một bộ phận là lao động chưa qua đào tạo nghề. Số lao động thanh niên đã qua đào tạo nhưng khi tham gia thị trường lao động phải có thời gian nhất định để làm quen, thích nghi với công việc và phải tiếp tục được đào tạo nâng cao. Kinh nghiệm tích luỹ của lao động thanh niên trong thực tiễn còn hạn chế. Trong đó, TNNT là đối tượng hạn chế hơn về trình độ, nhận thức, năng lực hoạt động thực tiễn, số thanh niên được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp nên khó khăn hơn trong tìm kiếm việc làm.
Trên thị trường lao động thanh niên, yếu tố cung là rất lớn. Khi thanh niên bước vào tuổi lao động chỉ có một trong hai khả năng để lựa chọn: tiếp tục đi học hoặc tham gia ngay vào thị trường lao động. Lúc này, phản ứng của cung với cầu lao động thanh niên là rất thấp, thậm chí có thể coi đường cung lao động thanh niên là một đường nằm ngang (độ co giãn bằng 0). Tiền lương được hình thành trên thị trường lao động do tác động của cung - cầu lao động. Tuy nhiên do lao động thanh niên chủ yếu là trình độ tay nghề thấp, kinh nghiệm chưa nhiều nên đa số chấp nhận mức thu nhập thấp, cung lao động thanh niên không phải lúc nào cũng là đại lượng đồng biến với tiền lương
Xét về cầu lao động, cầu lao động thanh niên có hai loại: Cầu bù đắp là cầu thay thế chỗ làm việc trống do người lao động cũ vì lý do nào đó rời khỏi nơi làm việc. Cầu mở rộng là cầu tăng thêm do chỗ làm việc mới được tạo ra như: đầu tư mở rộng sản xuất, thành lập mới doanh nghiệp... Nhìn chung cầu lao động thanh niên là một đường nghịch biến trong tương quan giữa cầu lao động thanh niên và tiền công, tiền lương.
Trạng thái cân bằng cung - cầu lao động trên thị trường lao động thanh niên chỉ là tạm thời, trạng thái mất cân bằng là phổ biến. Thanh niên thường khó khăn trong tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động chủ yếu là do: Cung lao động rất lớn trong khi cầu lao động thanh niên lại rất chọn lọc; thanh niên, nhất là TNNT thiếu sự chuẩn bị trong đào tạo nghề nghiệp; thiếu sự ăn khớp hoặc bất cập giữa hệ thống đào tạo với yêu cầu của thị trường lao động; lao động thanh niên chưa đủ thời gian để tích luỹ kinh nghiệm nên khó có được những vị trí làm việc tốt. Thêm vào đó, hệ thống thông tin thị trường lao động, tư vấn hướng nghiệp và việc làm, giới thiệu và cung ứng lao động còn nhiều bất cập, mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của lao động thanh niên; hiện tượng tiêu cực, lừa đảo người lao động vẫn còn nhiều.