7. Kết cấu của luận văn
2.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO TNNT TỈNH BẮC GIANG
2.2.1. Tình hình lao động, việc làm trong TNNT tỉnh Bắc Giang
2.2.1.1. Tình hình TNNT tỉnh Bắc Giang
Năm 2011, tỉnh Bắc Giang có 449.112 thanh niên. Trong đó khu vực thành thị là 36.041 người, khu vực nông thôn 413.071 người. Bắc Giang có
tới 91,97% TNNT sinh sống tại các xã điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Biểu 2.1: Thanh niên chia theo độ tuổi, giới tính, khu vực, năm 2011
ĐVT: người
Độ tuổi
Tổng số Thành thị Nông thôn
T. số Nam Nữ T. số Nam Nữ T. số Nam Nữ 16-19 tuổi 132768 67858 64910 11168 5572 5596 121600 62286 59314 20-24 tuổi 144741 75941 68800 10071 5301 4770 134670 70640 64030 25- 30 tuổi 171603 86000 85603 14802 6782 8020 156801 79218 77583 Tổng số 449112 229799 219313 36041 17655 18386 413071 212144 200927
Nguồn: Số liệu điều tra Cục Thống kê tỉnh Bắc giang năm 2011 * Tỷ lệ biết chữ của thanh niên nông thôn Bắc Giang
Trong những năm gần đây, tỷ lệ biết chữ của thanh niên nói chung và TNNT trong toàn tỉnh nói riêng có xu hướng tăng lên. Năm 2009, toàn tỉnh có 96,97% thanh niên biết chữ, cao hơn bình quân chung của thanh niên cả nước 3,07%. Tỷ lệ biết chữ của TNNT cao hơn bình quân chung của địa bàn nông thôn trên cả nước là 4,1%. Chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa TNNT và thanh niên thành thị ở Bắc Giang không lớn, khoảng cách chênh lệch là 1,74%.
Biểu 2.2: Tỷ lệ biết chữ của thanh niên theo nhóm tuổi, khu vực, 2009
ĐVT: %
Cả nước 93,90 97,20 92,40
Toàn tỉnh 96,97 98,24 96,5
16 - 19 tuổi 99,31 99,54 99,29
20 - 24 tuổi 98,94 99,42 98,89
25 - 30 tuổi 98,35 99,09 98,28
Bình quân thanh niên 98,86 99,35 98,82
Nguồn: Số liệu điều tra cục thống kê tỉnh Bắc giang năm 2009 .
* Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của TNNT Bắc Giang
Biểu 2.3: Trình độ học vấn, chuyên môn của TNNT theo nhóm tuổi năm 2011 Đơn vị tính: người Nhóm tuổi TN tốt nghiệp các bậc học Tiểu học THCS Sơ cấp nghề THPT Trung cấp nghề Trung cấp Cao đẳng nghề Cao đẳng Đại học Sau Đại học 16-19 76450 3882 46418 917 24407 506 139 75 106 0 0 20-24 131954 9623 62793 2024 42560 5232 3827 1104 2527 2257 7 25-30 132975 18684 70389 1780 24194 3873 3723 823 3122 6317 70 T. số 341379 32189 179600 4721 91161 9611 7689 2002 5755 8574 77 Tỷ lệ (%) 76,01 7,16 39,99 1,05 20,29 2,14 1,71 0,44 1,28 1,90 0,01
Nguồn: Số liệu điều tra của Cục Thống kê năm 2011.
Tính đến năm 2011, số TNNT có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật đã tăng lên đáng kể. Trong đó, số TNNT có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên 341.379/449.112 chiếm 76,01%, số thanh niên tốt nghiệp từ Trung học cơ sở trở lên 309.190/449.112 chiếm 68,84% tổng số thanh niên. Đây là một kết quả khả quan của quá trình nỗ lực đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở và nâng cao dân trí trên địa bàn tỉnh.
Số TNNT có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, có 129.590/449.112 thanh niên có trình độ từ sơ cấp nghề trở lên, chiếm 28,85% tổng số thanh niên và chiếm 41,91% so với thanh niên tốt nghiệp từ THCS trở lên. Đây thực sự là con số đáng báo động về chất lượng nguồn nhân lực trẻ của địa phương, tạo ra áp lực rất lớn cho công tác giải quyết việc làm.
Số TNNT được đào tạo nghề từ sơ cấp nghề đến cao đẳng tăng khá chậm. Lý do bậc đào tạo này chưa được TNNT quan tâm mặc dù trong những năm qua các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được thành lập và phát triển khá nhiều, song việc sử dụng lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên chưa thu hút nhiều TNNT tham gia học nghề.
Mặc dù đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học những năm gần đây đều có xu hướng tăng cả về cơ cấu và số lượng 33.708/449.112 chiếm 7,50%. Tuy nhiên tỷ lệ 7,50% TNNT có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên vẫn ở mức khá thấp.
Như vậy, TNNT của tỉnh về cơ bản chưa qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. Số đã được đào tạo thì cơ cấu ngành nghề chưa cân đối so với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương. Một số chuyên ngành còn thiếu trầm trọng như ngành y dược, thợ kỹ thuật và chuyên gia quản lý kinh tế bậc cao.
2.2.1.2. Tỷ lệ thanh niên tham gia lực lượng lao động
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là một trong những số đo chung nhất về mức độ tham gia lực lượng lao động của dân số. Nó được định nghĩa là số phần trăm những người thuộc lực lượng lao động chiếm trong dân số.
Năm 2011, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên tỉnh Bắc Giang là 77.31%, thấp hơn bình quân chung của tỉnh là 11.67% nhưng cao hơn tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên cả nước 1.91% (Năm 2011, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên cả nước là 75,4%).
Biểu 2.4: Tỷ lệ thanh niên tham gia lực lƣợng lao động theo nhóm tuổi, giới tính, 2011 ĐVT: % Độ tuổi Tổng số Nam Nữ Toàn tỉnh 88,98 88,72 89,27 16 - 19 tuổi 40,72 39,01 42,69 20 - 24 tuổi 92,93 95,96 89,75 25 - 30 tuổi 98,29 98,64 97,91
Bình quân thanh niên 77,31 77,87 76,78
Nguồn: Số liệu cục thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011.
TNNT tham gia lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao hơn thanh niên đô thị. Nguyên nhân chủ yếu là số TNNT sau khi tốt nghiệp trung học tiếp tục đi học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ít hơn thanh niên đô thị nên chuyển sang học nghề và trực tiếp lao động tại địa phương.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới tính là một trong những số đo tin cậy về xu hướng thay đổi hoạt động kinh tế, vì nó độc lập với cơ cấu tuổi và giới tính của dân số. Mức chênh lệch tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam thanh niên và nữ thanh niên của tỉnh là 0,55%.
2.2.1.3. TNNT làm việc trong các ngành kinh tế
Trong những năm qua, nguồn nhân lực theo cơ cấu ngành nghề đã có chuyển biến rõ rệt. Nếu như năm 2003 cơ cấu nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ lần lượt là: 79,2%; 8,4%; 12,4% đến năm 2010 đã có sự chuyển dịch rõ rệt, tương ứng là: 67,7%; 15,3%; 17,0 %. Như vậy, cơ cấu nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nông lâm thuỷ sản có xu hướng giảm dần và tăng dần ở các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Nguyên nhân chính là trong những năm qua tỉnh đã có một số chính sách ưu đãi cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Một
viên Phân đạm và hóa chất Hà Bắc, Công ty TNHH Việt Thắng, Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Bắc Giang... đã thu hút hàng ngàn lao động tại địa phương tham gia với thu nhập ổn định. Hệ thống các cửa hàng kinh doanh dịch vụ được đầu tư mới đã thu hút không nhỏ số lượng lao động tại địa phương tham gia loại hình này.
Theo số liệu thống kê năm 2010 có: 976.413 lao động hoạt động trong các ngành kinh tế, trong đó ngành nông – lâm – thủy sản có 661.125 người, chiếm 67,7%, ngành công nghiệp – xây dựng có 149.257 người, chiếm 15,3%, ngành dịch vụ: 166.031người, chiếm 17,0 %.
Đến năm 2011 đã có sự chuyển biến rõ rệt, trong tổng số 992.674 lao động hoạt động trong các ngành kinh tế thì ngành nông lâm thuỷ sản có 622.429 người chiếm 62,7%, ngành công nghiệp xây dựng có 193.801 người chiếm 19,5%, ngành dịch vụ có 176.444 lao động chiếm 17,8 %. Như vậy, nền kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm so với yêu cầu đặt ra, chưa tương xứng với khả năng và tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Thanh niên nông thôn làm việc trong các ngành kinh tế ở Bắc Giang năm 2011 37 5. 35 1 9 3 .8 0 1 7 3 .4 2 5 35 .3 28 62 2. 42 9 17 6. 44 4 0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 Số LĐ trong ngành (Người) Số TNNT trong ngành (Người)
Nông, Lâm, Ngư nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ - Du lịch
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang.
Theo bảng số liệu thống kê, TNNT làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản có 375.350 người, chiếm 60,30% tổng số lao động trong ngành. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 73.425 TNNT làm việc trên tổng số 193.801 lao động trong ngành, chiếm 37,88 %. Lĩnh vực dịch vụ và du lịch có 35.328 TNNT làm việc trong ngành, chiếm 20,02 % số lao động trong ngành. Điều này cho thấy TNNT là lực lượng quan trọng, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động của các ngành kinh tế, là lực lượng có thế mạnh, đóng góp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Tuy vậy, phần lớn lao động TNNT làm việc trong các thành phần kinh tế của tỉnh vẫn là lao động giản đơn. Thị trường lao động phát triển chậm và vẫn ở mức thấp. Vấn đề đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong những lĩnh vực tỉnh còn thiếu đang được đặt ra hết sức cấp bách.
2.2.1.4. TNNT có việc làm theo loại hình kinh tế
Biểu 2.5: TNNT có việc làm theo loại hình kinh tế, 2011
TT Loại hình kinh tế Tỷ lệ lao động Tỷ lệ TNNT
1 Cá nhân, hộ SXKD cá thể 81,9 77,05
2 Tập thể 0,38 0,36
3 Tư nhân 5,89 5,2
4 Nhà nước 6,78 3,72
5 Có vốn đầu tư nước ngoài 4,96 4,60
6 Khác 0,12 0,11
Nguồn: Sở Lao động, Thương binh & Xã hội tỉnh Bắc Giang
Lao động thanh niên có việc làm theo loại hình kinh tế tập trung chủ yếu ở loại hình cá nhân - hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Năm 2005, thành phần này chiếm 84,9%, đến năm 2011 chiếm 81,9%.
Nhóm thứ 2 là thành phần kinh tế nhà nước. Năm 2005 thành phần này chiếm 5,04 %, năm 2011 chiếm 6,78%.
Nhóm thứ 3 là thành phần kinh tế tư nhân. Thành phần này có xu hướng tăng cả về tỷ trọng và số lao động. Năm 2005 thành phần này chiếm 0,14%, năm 2011 chiếm 5,89%.
2.2.1.5. TNNT không hoạt động kinh tế
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người từ đủ 16 tuổi trở lên không phải là những người có việc làm và cũng không phải những người thất nghiệp trong tuần nghiên cứu. Theo đó, TNNT không hoạt động kinh tế là những thanh niên từ 16 đến 30 tuổi ở khu vực nông thôn không phải là những người có việc làm và cũng không phải những người thất nghiệp trong tuần nghiên cứu.
Biểu 2.6: Thanh niên không hoạt động kinh tế chia theo khu vực và giới tính, 2011
ĐVT: % Độ tuổi Tổng số Khu vực Giới tính Thành thị Nông thôn Nam Nữ Toàn tỉnh 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 16-19 tuổi 59,0 78,3 57,5 60,7 57,1 20-24 tuổi 6,7 21,5 5,5 3,7 9,9 25-30 tuổi 1,7 5,4 1,3 1,3 2,1 Bình quân thanh niên 22,5 35,1 21,4 21,9 23,0
Nguồn: Số liệu điều tra Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011.
Trong số thanh niên không tham gia hoạt động kinh tế, số người từ 16 đến 19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,0%. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều TNNT trong độ tuổi này đang đi học hoặc làm những công việc nhà và làm nội trợ trong gia đình, hoặc đang chuẩn bị tay nghề để tham gia vào thị trường lao động. Số không muốn đi làm chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ do chưa có sự chuẩn bị về nghề nghiệp và tâm lý.
Ở độ tuổi 20 - 24 và 25 - 30 tuổi, tỷ lệ thanh niên không tham gia hoạt động kinh tế giảm rất nhiều, trong đó TNNT không tham gia hoạt động kinh tế thấp hơn thanh niên đô thị. Nguyên nhân chủ yếu là ở độ tuổi này, TNNT đã xác định được tương lai, lựa chọn được công việc để làm, xây dựng gia đình và lo cho tương lai của gia đình mình. Trong khi đó, thanh niên đô thị còn theo đuổi sự nghiệp học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2011 là 1,64%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 1,94%, cao hơn bình quân chung của tỉnh là 0,30%.
Biểu 2.7: Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên chia theo khu vực, giới tính, nhóm tuổi, 2011.
ĐVT: %
Độ tuổi Tổng số
Khu vực Giới tính
Thành
thị Nông thôn Nam Nữ
Cả nước 2,27 3,60 1,71 4,90 4,20 Toàn tỉnh 1,64 4,89 1,05 1,76 1,48 16 - 19 tuổi 1,68 12,02 1,15 1,81 1,50 20 - 24 tuổi 2,48 10,80 1,30 2,39 2,59 25 - 30 tuổi 1,67 5,15 0,99 1,62 1,74 Tỷ lệ trung bình 1,94 9,32 1,17 1,94 1,94
Nguồn: Số liệu điều tra Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2011.
Biểu số liệu 2.7 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở nhóm 20 - 24 tuổi (chiếm 2,48%), tiếp đến là nhóm 16 - 19 tuổi (chiếm 1,68%). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong thanh niên cao một phần xuất phát từ việc thị trường lao động được bổ sung thêm nhiều nhân lực, trong khi nền kinh tế của tỉnh chưa đạt đến quy mô và tốc độ tăng trưởng phù hợp để đáp ứng nhu cầu việc làm đó. Ngoài ra, chất lượng lao động thanh niên tương đối thấp, số lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, lại thiếu kinh nghiệm và kỹ năng lao động nên khó đáp ứng yêu cầu của trị trường lao động.
Biểu số liệu 2.7 cũng cho thấy: tỷ lệ thất nghiệp của TNNT không cao, chỉ bằng 0,60 lần tỷ lệ thất nghiệp chung của thanh niên toàn tỉnh và bằng
0,12 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực đô thị. Tuy vậy, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của TNNT còn thấp. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp của TNNT tuy không cao nhưng nhiều TNNT thiếu việc làm, việc làm không ổn định, thu nhập thấp.
Biểu số liệu 2.7 cũng cho thấy: tỷ lệ thất nghiệp của nhóm nữ thanh niên trong độ tuổi sinh đẻ (20 - 24 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất (2,59%). Đây là vấn đề xã hội cần đặc biệt quan tâm vì trong giai đoạn này nữ thanh niên thực hiện thiên chức làm mẹ, vì vậy họ sẽ khó khăn hơn nam thanh niên về cơ hội tìm kiếm việc làm.