7. Kết cấu của luận văn
1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO TNNT
1.2.2. Chất lượng nguồn lao động trẻ tác động tích cực đến hiệu quả giải quyết việc
giải quyết việc làm cho TNNT
Chất lượng nguồn lao động được thể hiện qua những tiêu chí về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, sức khoẻ - thể lực và trí lực của người lao động. Do vậy, đó là nhân tố quan trọng xác định chất lượng cung lao động và tác động quan trọng đến cầu lao động.
Với mỗi quốc gia, địa phương, nền giáo dục và đào tạo quyết định trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động. Giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tri thức, năng lực, kỹ năng cần thiết cho người lao động. Nhiều nhà nghiên cứu về kinh tế - xã hội cho rằng nếu đầu tư một đơn vị vật chất cho giáo dục sẽ tiết kiệm được bảy đơn vị vật chất trong tương lai. Bởi vậy, đa số các nước phát triển đều coi trọng phát triển giáo dục. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Ở các quốc gia phát triển, lao động có thể lực tương đối tốt, trí lực tinh thông, được đào tạo khá bài bản nên chất lượng nguồn lao động khá tốt, đáp ứng cơ bản yêu cầu của nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, có khả năng cung cấp đội ngũ chuyên gia có trình độ cao cho các quốc gia khác. Ngược lại, các quốc gia kém phát triển, thể lực người lao động yếu, việc đào tạo
không bài bản làm cho chất lượng lao động không đáp ứng yêu cầu, nhất là những lĩnh vực cần lao động ở trình độ cao. Do vậy, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động phải tính tới thực trạng về trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động, thể lực và trí lực của người lao động.
Đối với địa bàn nông thôn, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn khu vực đô thị nên nhìn chung lao động có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật và nhận thức thấp hơn, khả năng thành thạo của người lao động, ý thức tổ chức kỷ luật cũng thấp hơn, bản thân người lao động có tầm vóc nhỏ bé hơn nên nhìn chung chất lượng lao động không cao. Vì vậy, giải quyết việc làm cho TNNT cần đặc biệt chú trọng đến yếu tố này.
1.2.3. Cơ chế chính sách phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho TNNT
Mỗi chính sách phát triển kinh tế - xã hội như: chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dự án trọng điểm, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm, phát triển kinh tế biển, đảo… đều có tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho người lao động.
Nền kinh tế thị trường nước ta có nhiều thành phần tham gia như: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và thành phần kinh tế hỗn hợp; đồng thời hình thành nhiều loại thị trường như: thị trường hàng hoá, thị trường tài chính - chứng khoán, thị trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản, thị trường lao động … Thông qua thị trường lao động với các dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn và giới thiệu việc làm, cung - cầu lao động có điều kiện gặp nhau. Người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn công việc phù hợp với mức lương hợp lý,
người sử dụng lao động cũng có cơ hội lựa chọn được người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc.
Đặc biệt, các chính sách của Chính phủ về dạy nghề và giải quyết việc làm đều có tác động trực tiếp đến lực lượng lao động, tạo cơ hội hoặc cản trở lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm. Thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách về giải quyết việc làm cho lao động như: Đề án 103 về “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015”, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, chính sách dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ ... đã tạo ra những hành lang pháp lý cơ bản, giúp thanh niên thuận lợi hơn trong tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm.