7. Kết cấu của luận văn
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH BẮC GIANG TÁC ĐỘNG
GIANG TÁC ĐỘNG TỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO TNNT
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Giang tác động tới giải quyết việc làm cho TNNT. việc làm cho TNNT.
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 9 huyện và 1 thành phố, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (207 xã, 7 phường, và 16 thị trấn). Bắc Giang nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; có hệ thống giao thông thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy tới thủ đô Hà Nội, cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển quốc tế Hải Phòng, Cái Lân… rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các trung tâm kinh tế trong và ngoài nước.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối và các loại đất khác. Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía Nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị
chia cắt nhiều. Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa xuân độ ẩm trung bình trong năm là 83%, một số tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 85%. Điều kiện tự nhiên của Bắc Giang tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp. Bên cạnh đó, Bắc Giang có các danh lam thắng cảnh, hệ động thực vật phong phú cùng nhiều điểm di tích văn hóa, lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái và du lịch gắn với hoạt động tâm linh.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang tác động tới giải quyết việc làm cho TNNT. quyết việc làm cho TNNT.
Năm 2011, dân số toàn tỉnh có 1.567,6 nghìn người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi có 1.008,6 nghìn người, chiếm 64,3% tổng dân số. Trong tổng số 992.674 lao động hoạt động trong các ngành kinh tế thì ngành nông lâm thuỷ sản có 622.429 người chiếm 62,7%, ngành công nghiệp xây dựng có 193.801 người chiếm 19,5%, ngành dịch vụ có 176.444 lao động chiếm 17,8 %. Lực lượng lao động bình quân hàng năm giai đoạn (2006-2011) tăng 1,8%/năm. So với với tốc độ tăng bình quân chung của cả nước cùng thời kỳ, tốc độ tăng lực lượng lao động của tỉnh thấp hơn khoảng 0,8%.
Theo mô hình của Liên hợp quốc, dân số của tỉnh Bắc Giang đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng (cơ cấu dân số tối ưu) khi tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp từ 2 đến 3 lần nhóm dân số phụ thuộc. Việc tận dụng cơ cấu dân số vàng sẽ tạo cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương, song đòi hỏi phải có chính sách phù hợp về giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2011 là 9%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước (6,9%/năm), trong đó công
nghiệp - xây dựng tăng 17,9%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,6%; dịch vụ tăng 9,8%. Một số ngành có mức tăng trưởng cao đó là ngành cơ khí, điện tử, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng... Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Năm 2011, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng đạt 33,2%, dịch vụ 34,1%, nông nghiệp 32,7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 650 USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Giai đoạn 2006 – 2011 toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 110.969 lao động, trong đó: Thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp: 4.204 người; lĩnh vực phi nông nghiệp: 78.197 người; xuất khẩu lao động: 28.568 người. Lao động qua đào tạo là 341.935 người chiếm 33,5% tổng số lao động trong độ tuổi, tăng 8,2% so với năm 2006.
Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều các điểm di tích lịch sử cấp quốc gia, như: chùa Vĩnh Nghiêm (Trí Yên, huyện Yên Dũng) là ngôi chùa được coi là trường Đại học Phật giáo đầu tiên của Việt Nam với bộ mộc bản được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương; chùa đình làng xóm Giữa với cây dã hương nghìn năm tuổi (Tiên Lục, Lạng Giang); Khu di tích và đền thờ nghĩa quân Hoàng Hoa Thám; khu di tích thành Xương Giang....cùng với hệ thống giao kết nối với các khu du lịch nổi tiếng của cả nước như: Yên Tử, Quảng ninh; Đồ Sơn, Hải Phòng; Lạng Sơn...tạo điều kiện thuận lợi phát triển các loại hình du lịch và dịch vụ, nhất là du lịch sinh thái gắn với hoạt động tâm linh.