7. Kết cấu của luận văn
2.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO TNNT TỈNH BẮC GIANG
2.2.3. Những vấn đề đặt ra về giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc Giang
Giang
Giải quyết việc làm cho người lao động, cho lao động nông thôn thực chất là giải bài toán nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc giải đúng bài toán này sẽ giúp sử dụng tối ưu nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thời gian lao động nông nhàn.
Trước hết, ngành Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức chặt chẽ việc phân luồng học sinh từ cuối bậc THCS để định hướng về nghề nghiệp và việc làm. Theo đó, một tỷ lệ nhất định học sinh không đủ điều kiện tiếp tục theo học THPT và các bậc học cao hơn cần được chuyển sang học nghề kết hợp với học bổ túc THPT.
Tỉnh cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề, đặc biệt là dạy nghề cho TNNT, chú trọng đến những ngành nghề
thị trường lao động đang có nhu cầu cao và những ngành nghề có xu hướng phát triển ổn định, bền vững. Phương đào tạo nghề cần linh hoạt theo hướng đào tạo nghề dài hạn tập trung tại cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện, đào tạo nghề ngắn hạn đưa về cơ sở theo hướng gắn với thực tiễn. Cân đối cơ cấu đào tạo giữa các ngành nghề nông – lâm nghiệp – thủy sản với công nghiệp và dịch vụ; bố trí hợp lý tỷ lệ giữa đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn.
Một bộ phận TNNT tỉnh Bắc Giang có tâm lý muốn gắn bó với làng xã, không muốn rời quê hương đi làm ăn xa. Thêm vào đó, tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông - lâm nghiệp với cây trồng vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Do đó, cần đẩy mạnh giải quyết việc làm tại chỗ cho TNNT với những ngành nghề có thế mạnh của địa phương; đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống; phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ ở địa bàn nông thôn để giải quyết việc làm, tăng thời gian lao động cho TNNT lúc nông nhàn.
Tỉnh cần có cơ chế cụ thể cho đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên, nhất là TNNT. Theo đó, cần có trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm của thanh niên; đồng thời quy định cụ thể tỷ lệ thanh niên tham gia học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề. Trong chương trình hợp tác phát triển ký kết với các tỉnh, thành phố lớn cần quan tâm hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Giải quyết việc làm theo hướng đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một trong những giải pháp tích cực để giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy vậy, việc đưa TNNT đi lao động có thời hạn ở nước ngoài cần có lộ trình thích hợp, trong đó đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục định hướng, trang bị kỹ năng cho lao động thanh niên trước khi ra nước ngoài.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO TNNT TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO TNNT BẮC GIANG
3.1.1. Thuận lợi trong giải quyết việc làm cho TNNT Bắc Giang
Thứ nhất, về tài nguyên rừng, Bắc Giang là tỉnh có tài nguyên rừng khá phong phú, đất dành cho lâm nghiệp tương đối lớn, vì vậy tài nguyên rừng và đất rừng là lợi thế lớn nhất mà tỉnh có được cho phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Trong khi lao động thủ công vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động nông - lâm nghiệp của địa phương thì đây là lĩnh vực thu hút lao động tại chỗ tương đối lớn, nhất là lực lượng lao động trẻ, có sức khoẻ, được tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Bắc Giang có 83,5 nghìn ha rừng tự nhiên, và rừng trồng là 41,1 nghìn ha với hệ động, thực vật phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ và dược liệu quý.
Thứ hai, về nguồn tài nguyên khoáng sản. Bắc Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản tuy không lớn, không tập trung nhưng rất đa dạng. Trên địa bàn tỉnh có mỏ vàng (Yên Thế), mỏ đồng ở Phong Vân (Lục Ngạn), mỏ than (Đồng Hưu, Đông Sơn – Yên Thế), mỏ bạc ở Lang Cao (Tân Yên), Thác Bạc (Yên Thế), mỏ sắt ở Xuân Lương (Yên Thế), mỏ chì, kẽm ở Mỏ Trạng Yên Thế…, sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên cùng nhiều loại vật liệu xây dựng như sét, cuội, sỏi ở Hiệp Hoà, Lục Nam… Đây là một lợi thế trong phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, lĩnh vực thu hút lực lượng lao động nông thôn thiếu việc làm, nhất là lao động thuộc các địa bàn khai thác và chế biến khoáng sản.
Thứ ba, về các danh thắng tự nhiên và các điểm di tích văn hóa, lịch sử. Bắc Giang có nhiều danh lam thắng cảnh, du lịch, tiêu biểu như: cây đại cổ
thụ Dã Hương ngàn năm tuổi; khu chùa Quang Phúc có niên đại xây dựng vào khoảng thời Lê - Nguyễn (thế kỷ XVII-XIX), đặc biệt là chùa Vĩnh Nghiêm, một trung tâm truyền bá Phật pháp có tiếng ở thế kỷ XIII, nơi thờ Tam Tổ Trúc Lâm (với đầy đủ tượng chân dung của ba vị tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang) và cũng là nơi lưu giữ bộ mộc bản nổi tiếng; đình Lỗ Hạnh, được xây dựng dưới thời nhà Mạc (thế kỷ XVI với các mảng chạm khắc, trang trí điêu luyện, được mệnh danh là “đệ nhất Kinh Bắc”; đình Thổ Hà, được xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII, trong đó các bức chạm cửu phẩm, hoa lá, vũ nữ mặc yếm, cưỡi rồng, cưỡi hạc được xem là những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Ngoài ra còn có Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, hồ Cấm Sơn; khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử và quần thể khu di tích chiến thắng Xương Giang...Các điều kiện trên là tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá - lịch sử của Bắc Giang. Lĩnh vực này có khả năng tạo ra nhiều việc làm cho người dân nói chung và thanh niên nói riêng, nhất là phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu du khách trong và ngoài nước như: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn du lịch, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống là bản sắc văn hóa các dân tộc của địa phương để phục vụ du khách.
Thứ tư, về truyền thống cách mạng. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống cách mạng, có ý chí kiên cường, trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Thanh niên các dân tộc được nuôi dưỡng bởi truyền thống của địa phương nên cần cù, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, có ý thức vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý chí vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Thứ năm, về địa bàn trung chuyển trong tương lai. Bắc Giang nằm giữa trung tâm trung chuyển hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh do đó sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tỉnh thúc đẩy
nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa sẽ tạo điều kiện phát triển công tác đào tạo nghề và phân bố nguồn lao động hợp lý và hiệu quả hơn. Đây là một lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương khi hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc phát triển toàn diện; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giải quyết việc làm cho thanh niên.
3.1.2. Khó khăn trong giải quyết việc làm cho TNNT Bắc Giang
Từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội địa phương và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có thể khái quát một số khó khăn như sau:
Thứ nhất, địa hình Bắc Giang chủ yếu là miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh), chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao. Bên cạnh đó vị trí địa lí của Bắc Giang được coi là “phên dậu” của đất nước, là một trong tứ trấn, có vị trí đặc biệt trong bố trí tuyến phòng thủ. Chính vì vậy, vấn đề quy hoạch các vùng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo việc làm ổn định, lâu dài cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng.
Thứ hai, hạn chế về môi trường sản xuất kinh doanh. Môi trường sản xuất kinh doanh của địa phương tuy đã được cải thiện song vẫn còn yếu kém, số lượng doanh nghiệp sản xuất ít, phần lớn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng - giao thông, rất ít doanh nghiệp đầu tư lớn trong lĩnh vực du lịch, nông - lâm nghiệp và công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Do đó, số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp.
Thứ ba, yếu kém trong công tác quy hoạch. Công tác quy hoạch của địa phương chưa được quan tâm đầu tư thoả đáng, chất lượng quy hoạch còn chưa cao, nhất là quy hoạch phát triển đối với những lĩnh vực tỉnh có tiềm năng và lợi thế như: Quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch sản xuất vật liệu xây
dựng, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái Suối mỡ, Khuôn Thần, Khe Rỗ. Điều này gây khó khăn, tạo tâm lý không yên tâm cho các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương, do đó hạn chế trong giải quyết việc làm cho lao động thanh niên.
Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Nguồn nhân lực của địa phương còn nhiều bất cập, nhất là nguồn lao động nông thôn. Phần lớn lực lượng lao động của tỉnh chưa được đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Hệ thống trường nghề, trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề tuy đã phát triển song vẫn còn chậm so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển địa phương và thị trường lao động trong và ngoài nước.
Thứ năm, tư duy kinh tế còn hạn chế, thụ động. Phương thức sản xuất của người dân địa phương nhỏ lẻ, manh mún; tư duy sản xuất hàng hoá, tư duy kinh tế thị trường còn chậm phát triển; còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước ở một bộ phận người dân, ý thức vươn lên làm giàu chưa cao. Một số hủ tục, tập quán lạc hậu vẫn còn duy trì ở một số địa phương làm cản trở quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ sáu, hạ tầng giao thông còn yếu kém. Bắc Giang có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội; nằm giữa trung tâm giao lưu của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là điểm giao thông quan trọng vận chuyển ở phía Bắc. Giao thông đến trung tâm các xã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên giao thông liên thôn vẫn còn khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu giao lưu hàng hoá trong tỉnh với các tỉnh khác.
3.1.3. Cơ hội trong giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc Giang
Trong những năm qua, Trung ương đã có các cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong đó có Bắc Giang. Các chính sách đầu tư thực hiện trên địa bàn đã phát huy hiệu quả nhất định,
đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được cải thiện rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, lao động có việc làm ổn định hơn. Do đó trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ đặc thù cho các tỉnh nghèo. Đây là cơ hội để Bắc Giang có thêm nguồn lực phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thu hẹp khoảng cách phát triển với các tỉnh khác.
Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường trong nước liên tục vận động và phát triển, do vậy Bắc Giang có nhiều cơ hội để hội nhập sâu hơn vào thị trường trong và ngoài nước, nhất là thị trường lao động và thị trường tài chính. Hội nhập kinh tế cũng tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh như rau quả, sản phẩm nông nghiệp sạch, lâm sản… đồng thời trên thị trường vốn các dòng đầu tư cũng sẽ dịch chuyển về Bắc Giang là nơi có thị trường lao động chi phí thấp. Các ngành công nghiệp nhẹ với nhu cầu nguyên liệu ngày càng cao cũng có cơ hội biết đến Bắc Giang là một thị trường đầu vào tiềm năng.
Thêm vào đó, Bắc Giang có lợi thế là địa phương đi sau trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực du lịch - một ngành mũi nhọn của cả nước và của địa phương. Vì vậy, tỉnh sẽ có nhiều cơ hội để phát triển du lịch. Nếu được quy hoạch và đầu tư thoả đáng, ngành này sẽ phát huy lợi thế để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho một bộ phận dân cư.
Mặt khác, nhu cầu về tài nguyên, khoáng sản trên thế giới đang ngày càng tăng cao do tình trạng khai thác cạn kiệt tài nguyên. Trong khi đó, tỉnh Bắc Giang cũng có những mỏ khoáng sản để cung cấp cho thị trường.
3.1.4. Thách thức trong giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc Giang
Trong xu thế hiện nay, toàn cầu hoá bao trùm tất cả các lĩnh vực, vừa thúc đẩy sự hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về thị trường
lao động trong khu vực và quốc tế, đòi hỏi chất lượng lao động ngày càng cao. Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực của địa phương, nhất là lao động TNNT còn thấp, tư duy quản lý kinh tế, lãnh đạo điều hành của địa phương còn mang nặng phương pháp truyền thống, tư duy, nhận thức và ý thức tự vươn lên trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm của người dân nói chung và thanh niên nói riêng còn nhiều hạn chế, khó khắc phục trong thời gian trước mắt.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của tỉnh vẫn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng do nền kinh tế được thúc đẩy phát triển với tốc độ cao hơn nhiều so với các năm trước nên đã tạo điều kiện thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển nhanh hơn. Tuy vậy, việc làm cho lao động xã hội nói chung và lao động thanh niên vẫn là vấn đề rất bức xúc. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự phát triển.
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận nhanh chóng với các nền văn hóa với trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ tiến tiến. Tuy nhiên quá trình hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho thanh niên không ít thách thức như: Sự tác động của các văn hóa phẩm độc hại có thể làm sói mòn các giá trị văn hóa truyền thống; các tệ nạn xã hội, các loại hình tội phạm ngày càng tinh vi và đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo, chuyển hóa thanh niên theo hướng tiêu cực...
3.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế, xã hội và giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
3.2.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015, và Chương trình phát triển kinh tế-xã hôi tỉnh giai đoạn 2011- 2015 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bắc Giang phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm 11-12%, đến năm 2015 cơ cấu trong GDP: công