7. Kết cấu của luận văn
2.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO TNNT TỈNH BẮC GIANG
2.2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc Giang thời gian qua
gian qua
2.2.2.1. Những kết quả đạt được trong giải quyết việc làm cho TNNT tỉnh Bắc Giang thời gian qua
* Tạo cơ chế, chính sách về giải quyết việc làm cho TNNT
Giải quyết việc làm là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Ngày 10/5/2006, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TU về 5 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2006 - 2010, trong đó Chương trình phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình giảm nghèo đã đề ra nhiệm vụ mở rộng các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn cách làm ăn, cách sản xuất kinh doanh cho người nghèo. Bên cạnh đó Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh đề ra nhiều chương trình nhằm giải quyết việc làm cho người lao động như: HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 08/7/2008 trích Ngân sách tỉnh 15 tỷ đồng, thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trở lên và giao
UBND tỉnh tổ chức thực hiện; UBND tỉnh ban hành Đề án số 34/ĐA-UBND ngày 16/8/2007 về xuất khẩu lao động giai đoạn 2007 – 2010; Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 về việc phê duyệt Dự án đầu tư nâng cao năng lực hoạt động Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 – 2015...
UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban, ngành chức năng đẩy mạnh sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị, công nghệ, thu hút nhiều lao động; xây dựng và triển khai các chính sách ưu đãi về đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh; đồng thời hàng năm giao chỉ tiêu giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cho từng huyện, thành phố và xác định đây là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động tỉnh tích cực tham gia, triển khai, giám sát các chương trình, dự án như: Dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số theo Chương trình 135, dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, dạy nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ giai đoạn 2006 - 2010; dự án vay vốn giải quyết việc làm thuộc CTMTQG về việc làm.
Trên cơ sở các kế hoạch, đề án, chỉ tiêu của tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã xây dựng, cụ thể hóa thành các kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả tốt.
Hàng năm, ngân sách Trung ương phê duyệt bổ sung nguồn vốn cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của tỉnh. Tổng nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2011 là 28 tỷ đồng để cho vay theo các dự án hỗ trợ việc làm. Kết quả 6 năm (2006 -2011) có 2.097 dự án được duyệt, vay với số tiền vay luân chuyển là trên 101 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 8.970 lao động (bình quân mỗi năm
là 1.281 người), chiếm 5,45% tổng số lao động được giải quyết việc làm hằng năm của tỉnh. Việc quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích đã góp phần đáng kể trong việc thay đổi nhận thức của TNNT về việc làm, khuyến khích thanh niên phát triển sản xuất, tự tạo việc làm cho bản thân và tạo việc làm mới cho lao động xã hội. Qua đó tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn.
* Phát triển kinh tế, xã hội tạo việc làm cho TNNT
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3.355 doanh nghiệp, với 2.480 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 74%), trong đó có khoảng 1.660 doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, còn lại 820 doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng gặp nhiều khó khăn, 312 doanh nghiệp đăng ký nhưng chưa hoạt động, chiếm 9,3% tổng số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: chế biến lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên 164.612 người, thu nhập bình quân của lao động khoảng 3.500.000 đồng/người/tháng. Như vậy số lao động còn lại khoảng 219.256 người là lao động tự do trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản hoặc tự làm việc trong gia đình.
Theo số liệu điều tra lao động việc làm cũng như báo cáo tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp thì số lao động có việc làm ổn định trong các doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 80%, còn 20% là lao động mùa vụ. Đối với số lao động khác thì tỉ lệ có việc làm ổn định thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 70%. Lí do cơ bản là lao động nông thôn vẫn chỉ lao động sản xuất với tính chất tự cung, tự cấp, làm việc theo mùa vụ.
Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của tỉnh khá thấp, cơ cấu lao động trong các ngành nghề đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, song chất lượng và hiệu quả việc làm không cao. Do đó, Bắc Giang vẫn là
tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao, việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng việc làm là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của địa phương.
* Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho TNNT
Cùng với công tác giải quyết việc làm, UBND tỉnh, Sở Lao động, Thương binh & Xã hội đã chủ động thực hiện công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn, thúc đẩy các hoạt động đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của tỉnh đang từng bước được hoàn thiện. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 87 cơ sở đào tạo nghề, tăng 4 đơn vị so với năm 2010, cụ thể: Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Giang trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Trung tâm Dạy nghề thuộc các huyện; cơ sở đào tạo nghề của các hội, đoàn thể có đăng ký hoạt động dạy nghề; 01 Trung tâm đào tạo lái xe thuộc Trường Dạy nghề Xương Giang và các trung tâm dạy nghề khác. Đề án đã huy động hơn 71 tỷ đồng, trong đó ngân sách T.Ư hỗ trợ 66 tỷ đồng cho lĩnh vực đào tạo nghề. Nhờ sự quan tâm của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án các cấp, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh được đầu tư nâng cấp, mua sắm thiết bị dạy nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường từ tỉnh đến cơ sở. Hình thức dạy nghề đa dạng như: Đào tạo tập trung, tổ chức lưu động tại các thôn, bản, trang trại, DN, làng nghề truyền thống… góp phần phát huy tính chủ động, tích cực của người học. Trong đó, một số mô hình dạy nghề được học viên ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Chăn nuôi gà đồi, thỏ, trồng nấm.
Quy mô, cơ cấu, số lượng, trình độ các nghề đào tạo đã có chuyển biến. Theo đánh giá của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), qua hơn ba năm thực hiện Đề án, các cơ sở đã đào tạo nghề cho hơn 23 nghìn lao động (trong đó nhóm nghề nông nghiệp: 10.4 nghìn người, nhóm nghề công nghiệp - dịch vụ: 11.8 nghìn người, nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp: 920
người), nâng tổng số lao động toàn tỉnh được đào tạo nghề là 72.4 nghìn người, đạt 64,2% mục tiêu năm 2015. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng lao động lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; giảm lao động nông - lâm - ngư nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 7%, hiện đạt khoảng 40,5%. Qua đó đã góp phần đào tạo và cung ứng lực lượng lao động có tay nghề theo nhu cầu thực tế, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đáng kể trong công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
Về cơ cấu nghề đào tạo:
Đào tạo nghề nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi thú ý, nuôi trồng thủy sản) cho lao động nông thôn để phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (mây tre đan xuất khẩu, thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm...) để lao động nông thôn có thêm việc làm trong lúc nông nhàn, tăng thời gian sử dụng lao động, tăng thu nhập cải thiện đời sống.
Đào tạo nghề phi nông nghiệp (cơ khí, điện, sủa chữa ô tô, xe máy, May công nghiệp, lái xe ....) để lao động nông nghiệp có việc làm mới, phát triển dịch vụ ở địa bàn nông thôn hoặc chuyển đổi lao động sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ hoặc đi xuất khẩu lao động.
Điều này cho thấy việc đào tạo nghề cho lao động nói chung và TNNT nói riêng vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp để phục vụ nhu cầu lao động tại địa phương, chưa thực sự gắn kết với thị trường lao động và hướng ra xuất khẩu lao động.
Điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng dạy nghề từng bước được cải thiện. Chương trình, giáo trình dạy nghề được các cơ sở dạy nghề chủ động biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giáo trình
dạy nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên được xây dựng theo nhu cầu của người học. Các chương trình khung của từng nghề ở trình độ trung cấp do Bộ Lao động Thương binh & Xã hội mới ban hành bắt đầu được triển khai ở các cơ sở dạy nghề. Chương trình, giáo trình môn học chung (chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, quốc phòng an ninh, tin học, ngoại ngữ) cũng được Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội ban hành và được các cơ sở dạy nghề áp dụng thống nhất.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề luôn được đào tạo bồi dưỡng chuẩn hóa và đào tạo nâng cao trình độ, phương pháp dạy học từng bước được đổi mới; các phong trào thi đua nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề được quan tâm đẩy mạnh. Nội dung, chương trình đào tạo nghề thường xuyên được cập nhật, bổ sung và đổi mới theo hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề không ngừng được đầu tư tăng cường và đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Đến nay, toàn tỉnh có 606 phòng học lý thuyết (tăng 284 phòng so với năm 2006), trong đó 415 phòng học kiên cố, chiếm 68,5%; 191 phòng cấp bốn, chiếm 31,5%; 392 xưởng, phòng học thực hành (tăng 155 xưởng so với năm 2006), trong đó 204 xưởng kiên cố, chiếm 52%; 188 xưởng cấp bốn, chiếm 48%. Đa số các cơ sở dạy nghề có đủ thiết bị dạy nghề cơ bản cho các nghề đào tạo, một số cơ sở dạy nghề trọng điểm đã được đầu tư trang thiết bị dạy nghề hiện đại phù hợp với công nghệ sản xuất thực tế và yêu cầu của thị trường lao động.
Công tác xã hội hóa dạy nghề được quan tâm, nhiều cơ sở dạy nghề ngoài công lập được thành lập, đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho dạy nghề. Toàn tỉnh hiện có 52 cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm 63%. Hầu hết các khoản chi thường xuyên của các cơ sở dạy nghề ngoài công lập do người học đóng góp.
Một số ít cơ sở dạy nghề đã liên kết với các doanh nghiệp để học sinh thực tập, tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại mà doanh nghiệp đang sử dụng trong sản xuất nhằm gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, giữa đào tạo với thực tiễn.
* Kết quả đào tạo nghề cho TNNT
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhưng công tác đào tạo nghề của tỉnh những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần đáng kể trong việc nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương, nhất là đối với TNNT.
Quy mô dạy nghề đã tăng nhanh. Trong 03 năm 2009-2011 toàn tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 81.960 người, đạt 100,24% kế hoạch; đạt 58,38% so với mục tiêu cả giai đoạn, trong đó:
Cao đẳng nghề: 1.526 người, đạt 64,12% so với kế hoạch, đạt 31,14% so với mục tiêu cả giai đoạn.
Trung cấp nghề: 7.946 người, đạt 76,55% so với kế hoạch, đạt 41,14% so với mục tiêu cả giai đoạn;
Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng: 72.488 người, đạt 105,05% so với kế hoạch, đạt 61,7% so với mục tiêu cả giai đoạn.
Quy mô tuyển sinh dạy nghề tăng từ 25.235 người năm 2010 lên 28.160 người năm 2011.
Hình thức dạy nghề đã được đa dạng hoá: đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề, đào tạo lưu động tại các thôn bản, đào tạo tại trang trại, đồng ruộng, nơi sản xuất, đào tạo tại doanh nghiệp, kèm cặp tại các làng nghề…
Tỷ lệ lao động qua đào tạo được tăng từ 33,5% năm 2010 lên 43,5% năm 2011, vượt mục tiêu đề ra 0,5%.
Phần lớn học viên tham gia các lớp dạy nghề cả ngắn hạn và dài hạn đều là đối tượng TNNT. Do đó, khả năng tiếp thu kiến thức của học viên thanh niên nhanh nhạy hơn các đối tượng khác, thuận lợi cho việc chuyển tải những kiến thức đã học đến các thành viên trong gia đình và cộng đồng dân cư để đưa khoa học kỹ thuật đến với khu vực nông thôn.
* Kết quả giải quyết việc làm cho TNNT thông qua các chương trình
Tổng số lao động được đào tạo giai đoạn 2006-2010 là 113.668 người, trong đó: Cao đẳng nghề: 1.186 người, trung cấp nghề: 13.387 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng: 99.095 người. Giải quyết việc làm được tiến hành thông qua các chương trình cụ thể như: xuất khẩu lao động được 28.580 người (TNNT: 19.839) người; thông qua Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm hơn 6.405 lao động;
Trong 02 năm 2010-2011, Trung ương cấp 10.420 triệu đồng từ nguồn Chương trình mục tiêu dự án dạy nghề cho lao động nông thôn, tỉnh cấp 4.000 triệu đồng ngân sách địa phương hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho 14.582 lao động nông thôn phân theo 03 nhóm nghề sau:
Nhóm 1: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tạo việc làm mới hoặc chuyển đổi việc làm. 6.494 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo các nghề: May công nghiệp, Sửa chữa xe máy, Điện dân dụng, Điện lạnh, Gò - Hàn, Sửa chữa máy nông nghiệp... Trên 70% lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm ổn định, mức thu nhập bình quân từ 2 triệu đến 5 triệu đồng/người/tháng, một số lao động nghề Cơ khí (Gò - Hàn, Tiện, Nguội) đạt mức thu nhập bình quân từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng/người/tháng.
Nhóm 2: Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp ngay tại địa phương 7.273 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo các nghề: Trồng rau sạch, trồng hoa ly, trồng lúa cao sản, trồng và chăm sóc nấm, trồng cây thuốc lá, chăn nuôi gà
đồi, chăn nuôi thỏ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá…. Trên 80% lao động nông thôn học nghề nông nghiệp đã biết vận dụng những kiến thức đã học vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi, biết cách chăm sóc vật nuôi cây trồng và phòng chống một số dịch bệnh thông thường nên đã mạnh dạn đầu tư tăng quy mô sản xuất từ 5 đến 15 lần, thu nhập tăng từ 3 đến 6 lần.
Nhóm 3: Đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn để tạo việc làm