4. Kết cấu luận văn
1.2 Cơ sở cho phát triển dịch vụ tín dụng của NHTM đối với các doanh
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ tín dụng của ngân hàng thương
Về cơ bản, hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
- Nhóm nhân tố chủ quan
+ Định hướng đầu tư của NHTM: Thực tế cho thấy, sự phát triển của hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI ở ngân hàng thương mại chủ yếu là do chính nội lực của ngân hàng quyết định, nhân tố tiên quyết là định hướng phát triển của ngân hàng. Nếu ngân hàng không có một định hướng về phát triển cho vay doanh nghiệp FDI thì cũng có nghĩa là không có một động lực nào từ phía ngân hàng dành cho sự phát triển của hoạt động này, đồng thời cũng không nuôi dưỡng được mối quan hệ lâu dài với bên đi vay để phục vụ các nhu cầu về tài chính của họ.
Nếu một ngân hàng chú trọng vào công tác phát triển cho vay doanh nghiệp FDI, ngân hàng sẽ đưa ra các sản phẩm dịch vụ phục vụ riêng cho phân khúc khách hàng FDI, đào tạo nhân sự, xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại.
Điều đáng lo hiện nay là nhiều NHTM bị sức ép về chỉ tiêu kinh doanh, lợi nhuận nên mở rộng việc cho vay cho nh ng lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao thu về lãi suất, lợi nhuận cao. Chính vì vậy, các NHTM cần quan tâm đến quản trị rủi ro tín dụng, đưa ra chiến lược hoạt động tín dụng hợp lý, không nên chạy theo nhu cầu thị trường sẽ mang lại rủi ro lớn, tăng mức nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn.
Việc thẩm định các khoản vay đòi hỏi phải đúng quy định, quy trình, tránh làm tắt dẫn tới khoản nợ xấu. Thẩm định phải đảm bảo tính khách quan, đánh giá đúng năng lực của doanh nghiệp cũng như tiềm năng của dự án hoặc phương án kinh doanh. Kiểm tra sau cho vay là nhiệm vụ hết sức quan trọng giúp xác định sớm dấu hiệu chậm trả, quá hạn và phát sinh nợ xấu, đồng thời
tăng cường nỗ lực thu hồi nợ khi rủi ro bất ngờ xảy ra . Sự tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của bên vay sớm.
Nguồn vốn của ngân hàng gi một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI nói riêng. Bởi vì thông thường, cho vay doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp FDI cần nguồn vốn lớn hơn rất nhiều so với việc cho vay tiêu dùng hoặc cho vay các doanh nghiệp trong nước. Vốn của ngân hàng càng lớn, ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng cũng như đi vào chiều sâu của hoạt động thông qua việc đầu tư vào trang thiết bị, vào nhân lực,.. đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
+ Khả năng tài chính của NHTM
Khả năng tài chính của NHTM có quan hệ mật thiết đến việc định hướng tín dụng của ngân hàng thương mại tập trung vào đối tượng khách hàng nào. Bởi vì việc tập trung phát triển cho vay doanh nghiệp FDI đòi hỏi NHTM phải có nguồn vốn dồi dào. Bên cạnh đó, ngân hàng nào cũng cần đa dạng hóa danh mục tín dụng đầu tư nhằm phân tán rủi ro. Do vậy, nếu khả năng tài chính không đủ lớn thì NHTM sẽ khó có thể tập trung vào phát triển việc đầu tư cho vay doanh nghiệp FDI.
+ Nhân tố con người:
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp luôn được đặt lên hàng đàu đối với mỗi cán bộ tín dụng và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn tín dụng khi phát triển mở rộng hoạt động tín dụng.. Nếu một cán bộ tín dụng
ích tập thể. Song song với đó thì cán bộ tín dụng cần phải có trình độ nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu công việc, trình độ ngoại ng để có thể giao tiếp, hiểu biết, để đi sâu đi sát nắm bắt khách hàng để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, có lợi ích cho ngân hàng.
Công tác thẩm định nhanh chóng, chính xác, không phiền hà, đó là một nghệ thuật để lôi kéo khách hàng. Mục đích chính của việc thẩm định là đưa ra được các quyết định đùng đắn về khách hàng và khoản cho vay. Một phương pháp thẩm định có hiệu quả sẽ mang lại độ an toàn cho ngân hàng.
- Nhóm nhân tố từ phía khách hàng
Đó là các vấn đề về tư cách người đứng đầu, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Các nhân tố khách quan khác
+ Tình hình kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Đối với 1 quốc gia đang có tình hình xã hội ổn định, không có tranh chấp chiến tranh, tình hình kinh tế phát triển sẽ có tiềm năng lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI của NHTM mới có cơ hội để phát triển.
Ngược lại một quốc gia chiến tranh liên miên, tình hình xã hội bất ổn, kinh tế kém phát triển sẽ khó có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó cũng sẽ kìm hãm sự phát triển về tín dụng FDI của các NHTM
+ Các quy định của pháp luật
Điều này thể hiện trước hết ở luật đầu tư, ở việc các cơ chế chính sách thu hút FDI của nước sở tại. Một quốc gia có nh ng quy định về đầu tư rõ
ràng thông thoáng, có nh ng chính sách ưu đãi thì sẽ thu hút được nhiều