4. Kết cấu luận văn
1.3. Kinh nghiệm hoạt động dịch vụ tín dụng từ một số ngân hàng trong nước
nước và ngân hàng nước ngoài đối với doanh nghiệp FDI
1.3.1. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam( VietcomBank)
1.3.1.1. Mô hình tổ chức hỗ trợ phát triển phân khúc khách hàng FDI
Là ngân hàng thương mại trong nước đầu tiên thành lập Phòng Khách hàng FDI tại Hội sở chính (gồm Japandesk, Chinese desk, Korean Desk, EU- US Desk) cùng lợi thế hợp tác chiến lược với Mizuho, hợp tác với ~60 ngân hàng địa phương Nhật Bản.
1.3.1.2. Về chiến lược phát triển khách hàng doanh nghiệp FDI
tiếp thị các doanh nghiệp FDI: thường xuyên tổ chức các cuộc gặp cấp cao tới các khách hàng lớn, phối hợp với các Định chế tài chính nước ngoài tổ chức các hội nghị, hội thảo hướng tới các doanh nghiệp, sẵn sàng lắp đặt ATM đối với các khách hàng FDI lớn, tạo dựng mối quan hệ để phát triển trong thời gian sau, thực hiện cấp tín dụng các Khu công nghiệp tập trung nhiều doanh nghiệp FDI để khai thác kênh giới thiệu nguồn khách hàng FDI.
- Xây dựng các cơ chế giá phí linh hoạt, cạnh tranh trên cơ sở tính toán tổng hòa lợi ích với từng đối tượng khách hàng FDI, đặc biệt tập trung vào nh ng sản phẩm được khách hàng FDI quan tâm như: Thanh toán quốc tế, thanh toán tiền mặt, Giao dịch ngoại tệ.
- Vietcombank áp dụng chính sách cấp tín dụng cho DN FDI, đảm bảo phù hợp với đặc thù và đặc điểm hoạt động của DN FDI. Đây là được nhìn nhận là điểm khác biệt trong cạnh tranh của BIDV trong chiếm lĩnh thị phần phân khúc KH FDI giảm.
- Thường xuyên áp dụng chính sách lai suất cho vay cạnh tranh đối với nhóm DN FDI để thu hút các doanh nghiệp FDI quan hệ tín dụng và qua đó khai thác bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác, gia tăng lợi ích cho ngân hàng.
1.3.2. Ngân hàng Công Thương Việt Nam( VietinBank)
1.3.2.1. Mô hình tổ chức hỗ trợ phát triển phân khúc khách hàng FDI
Tương tự như VCB và BIDV, Vietinbank xác định phân khúc FDI là phân khúc KH chiến lược, cần đẩy mạnh trong thời gian tới. Vietinbank cũng đã thành lập phòng khách hàng FDI tại Hội sở chính với khoảng 30-40 người, chia nhóm KH Hàn Quốc-Nhật Bản- Hoa Ng và Quốc tế và thành lập bộ phận phục vụ FDI tại các địa bàn trọng điểm, hướng tới trở thành Ngân hàng hàng đầu phục vụ các KH FDI.
Vietinbank tập trung tiếp cận, tiếp thị các KH FDI lớn, đặc biệt là các KH Nhật Bản (từ lợi thế hợp tác chiến lược với Ngân hàng The Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ, Ltd.), ví dụ như Honda, Toyota, Posco, Hyosung, Lotte, Metro … Vietinbank thực hiện chiến lược tiếp cận, tiếp thị khách hàng FDI rất chuyên nghiệp thông qua các hình thức: (i) đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng phòng giao dịch, triển khai lắp đặt ATM tại các khu công nghiệp, khu công xưởng có nhiều khách hàng FDI; (ii) Tổ chức gặp gỡ, xúc tiến đầu tư và tư vấn tài chính đối với các tập đoàn lớn của các quốc gia, kết nối hoạt động kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam; (iii) lập tổng đài chăm sóc khách hàng hỗ trợ bằng tiếng Nhật, Việt, Anh.
- Vietinbank xây dựng (i) cơ chế, chính sách ưu đãi cho chi nhánh nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động bán hàng cũng như tổ chức chương trình thi đua FDI Champion nhằm thúc đẩy tinh thần phát triển nền khách hàng FDI trong toàn hệ thống, tổ chức đào tạo huấn luyện nâng cao nhận biết, nghiệp vụ, tư duy trong phục vụ khách hàng doanh nghiệp FDI của các chi nhánh và cán bộ khách hàng doanh nghiệp trên toàn hệ thống.
- Xây dựng các cơ chế giá phí linh hoạt, cạnh tranh hơn trên cơ sở tính toán tổng hòa lợi ích với từng đối tượng khách hàng FDI.
1.3.3. Ngân hàng Nước ngoài
1.3.3.1. Mô hình tổ chức hỗ trợ phát triển phân khúc
Toàn bộ bộ máy chi nhánh của các ngân hàng này tại Việt Nam chính là một cỗ máy chuyên quản FDI. Nhân sự của các NHTM bản địa này cũng vượt trội về khả năng nghiệp vụ, am hiểu khách hàng do quan hệ lâu dài với cả công ty mẹ và công ty tại Việt Nam, thành thạo ngoại ng (tiếng Anh, tiếng bản địa), văn hóa, v.v... Một số NH có nh ng bộ phận riêng với người bản địa (cùng quốc tịch với các Doanh nghiệp) phụ trách, cơ cấu gọn nhẹ, đơn
giản và nhận được sự hỗ trợ chung từ các phòng ban khác hỗ trợ.
1.3.3.2. Về chiến lược phát triển khách hàng doanh nghiệp FDI
Đối với các Ngân hàng bản địa lớn (từ Nhật bản, Hàn quốc), chiến lược của các NH này nhắm đến các khách hàng bản địa rất rõ ràng. Tuy nhiên, qua thời gian, khi số lượng doanh nghiệp bản địa FDI từ các quốc gia này tại Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt phân bố không chỉ ở các đô thị, và phân bố quy mô cũng đa dạng hơn (số lượng SMEs ngày càng tăng), khả năng đáp ứng tất cả các khách hàng của các Ngân hàng này chưa đầy đủ do nguồn lực, mạng lưới hạn chế. Vì vậy, để có thể gi v ng thị phần, các Ngân hàng có xu hướng hợp tác và trở thành đối tác chiến lược của các NHTM nội địa, biến các NH nội địa (như hiện này VCB, Vietinbank, Techcombank, Eximbank, v.v.), trở thành cánh tay nối dài, khắc phục các điểm yếu như nêu trên của các NH này tại Việt Nam. Với các NHTM toàn cầu, khác với nhóm các NHTM lớn của các nước bản địa, nhóm NH này không chỉ tập trung vào phân khúc FDI mà hướng tới phục vụ đa dạng đối tượng, đa quốc gia, thậm chí là tấn công cả phân khúc khách hàng Việt Nam truyền thống của các NHTM Việt nam.
- Với lợi thế am hiểu các khách hàng FDI và mối quan hệ sẵn với Công ty mẹ của các doanh nghiệp FDI hoặc khả năng nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ của các doanh nghiệp FDI tốt hơn các Ngân hàng TMCP trong nước khác, chính sách cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng này rất linh hoạt.
- So với các NHTM trong nước lãi suất cho vay của các ngân hàng nhóm này rất cạnh tranh. Các nhóm khách hàng này thường được hậu thuẫn nguồn cung giá vốn rẻ trực tiếp từ công ty/ngân hàng mẹ hoặc từ nguồn khách hàng lớn với chính sách tổng hòa lợi ích, cân bằng gi a lãi suất nhận gửi- cho vay thấp.
CHƢƠNG 2
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Quy trình nghiên cứu
Để trả lời được các câu hỏi và vấn đề nghiên cứu của đề tài, tác giả đã thực hiện quy trình nghiên cứu gồm sáu bước như sau:
Bước 1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Bước 2. Nghiên cứu lý thuyết và các công trình đã nghiên cứu Bước 3. Thiết kế nghiên cứu
Bước 4. Thu thập d liệu Bước 5. Phân tích d liệu
Bước 6. Tổng hợp, đánh giá kết quả, viết luận văn.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp các lý luận kinh tế học được sử dụng cho toàn bộ đề tài nghiên cứu. Kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp, suy diễn và quy nạp để đánh giá các sự việc hiện tượng trong mối quan hệ, có liên quan, tác động ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển biến và phát triển, từ đó rút ra kết luận về bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Tính khách quan và tính thực tiễn được thể hiện trong phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử,trong nghiên cứu dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Việt Á, vì vậy tránh được sự nghiên cứu phiến diện, cô lập đối tượng nghiên cứu, tránh được nh ng nhận xét, đánh giá chủ quan, duy ý chí.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu, tài liệu
Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn giấy để trực tiếp thu thập d liệu, số liệu, tài liệu có sẵn, đọc và nghiên cứu.
Đây là phương pháp phổ biến để thực hiện việc đánh giá ban đầu, thu thập số liệu thông qua các báo cáo, niêm giám thống kê, các bài nghiên cứu khoa học. Tác giả nghiên cứu, thu thập d liệu có sẵn từ các nguồn sách, báo, tạp chí…. Thông tin có thể dưới dạng giấy tờ hoặc dạng số hóa về các vấn đề như: tổng quan tình hình dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP nói chung, tại Ngân hàng TMCP Việt Á nói riêng trên các tạp chí, báo điện tử, các luận văn cũng như các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về lĩnh vực liên quan.
Việc khai thác triệt để nguồn thông tin sẽ mang lại thành công trong quá trình nghiên Thông tin được lấy từ các nguồn như: qua hệ thống Internet (như các trang web của tạp chí tài chính: http://tapchitaichinh.vn/, hiệp hội Ngân hàng: http://www.vnbaorg.info/), các cơ quan thống kê, qua các sách, báo, tạp chí và các nguồn tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu có được từ việc sưu tầm, mua hoặc mượn...
Phương pháp phổ thông nhất, thuận tiện nhất, vì giúp tiết kiệm chi phí, phù hợp mọi điều kiện và chủ động về mặt thời gian chính là nghiên cứu tại bàn. Tuy nhiên, nh ng mặt hạn chế như thông tin chậm được cập nhật và mức độ tin cậy thấp. Kết quả nghiên cứu tại bàn kết hợp với việc trực tiếp đi nghiên cứu thực tế để có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề sự vật, sự việc đang nghiên cứu.
*Thu thập d liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn từ các nguồn sau:
- Các báo cáo, nghiên cứu về tình hình cho vay doanh nghiệp của Việt Nam
- Các báo cáo, nghiên cứu về tình hình cho vay doanh nghiệp FDI của Việt Nam
- Báo cáo tình hình cho vay DN FDI tại Ngân hàng TMCP Việt Á
- Các báo cáo phân tích tình hình thị trường tài chính ngân hàng
Số liệu được tác giả thu thập d liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu uy tín và có căn cứ khoa học, ví dụ như các sách, giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các báo cáo khoa học khác.
Ưu điểm của d liệu thứ cấp là sẵn có, không tốn thời gian để tìm kiếm và thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nước vì không giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn d liệu rất phong phú và đa dạng để thu thập và sử dụng trong luận văn. Tuy nhiên, đây là nh ng d liệu đã được nghiên cứu và đánh giá trước đó bởi nh ng tác giả trước nên việc áp dụng các d liệu này vào đề tài nghiên cứu trong thời điểm nghiên cứu có chút sai lệch về thời gian .
2.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu
Từ việc thu thập các thông tin, tài liệu, d liệu, tác giả áp dụng các phương pháp để xử lý số liệu như phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp được để sử dụng trong việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ tín dụng của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI.
Phương pháp thống kê so sánh:
Tác giả sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp FDI . Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế. Dựa vào việc mô tả biến động, các số liệu thống kê được và xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội để đưa ra nh ng giải pháp để hiện tượng phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
hiện các số liệu cụ thể về dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp FDI tại ngân hàng TMCP Việt Á, nhằm mục đích so sánh kết quả từ đó đưa ra các số liệu dự báo cho công tác quản lý và diễn giải, phân tích các vấn đề đặt ra trong đề tài. Bảng thống kê, biểu đồ là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng bảng thống kê, biểu đồ nhằm thuận lợi hơn trong việc phân tích thống kê. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học, phù hợp trong bảng thống kê giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau để đưa ra nh ng đánh giá vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích th c chứng
Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm làm nổi bật thực trạng về dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp FDI. Giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học là phân tích thông tin. Việc phân tích thông tin sẽ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng, giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ gi a các hiện tượng phải được phân tích phải xác định cụ thể, để rút ra nh ng kết luận khoa học về bản chất, quy luật của vấn đề nghiên cứu
Bên cạnh đó, luận văn còn tham khảo các tài liệu để tổng hợp các kết quả đã đạt được, kế thừa, tiếp thu nh ng lý luận đã công bố, hệ thống hoá lại cho phù hợp với nội dung của nghiên cứu.
CHƢƠNG 3:
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI GIAI ĐOẠN
2015 -2018
3.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Việt Á
3.1.1. Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank) là một trong nh ng ngân hàng trẻ tại Việt Nam. Được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: Công ty tài chánh cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Đà Nẵng, trải qua 15 năm hoạt động, VietABank đã và đang từng bước xây dựng và phát triển v ng mạnh, đạt nhiều thành tựu và dần khẳng định vị thế là đơn vị tài chính tiên phong. VietABank chính là điểm tựa an toàn cho khách hàng cá nhân cũng như sát cánh với các doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam với phương châm “Đồng hành cùng khát vọng”
Với mục tiêu lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm của hoạt động kinh doanh, VietABank liên tục hoàn thiện cơ chế hoạt động, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên toàn hệ thống nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. VietABank luôn nỗ lực để khẳng định vị trí là ngân hàng uy tín cao trên thị trường, cùng với chất lượng dịch vụ tốt và mặt bằng lãi suất hấp dẫn, qua đó cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, an toàn và linh hoạt.
Hiện nay, VietABank đang triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ ưu đãi như: Tài khoản ký quỹ dành cho các doanh nghiệp, Gói cho vay ưu đãi 1.000 tỷ, Chương trình gắn kết phát triển dành cho Hội viên Hội Doanh Nhân Trẻ Việt Nam…Đặc biệt, VietABank luôn nỗ lực hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm tiện lợi hóa giao dịch khách hàng với mức độ an toàn và bảo mật cao nhất.
Trong năm 2017, VietABank đã nhận được nh ng giải thưởng uy tín như: Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Thương hiệu Mạnh Việt Nam, Top 10 Thương hiệu tín nhiệm, Thương hiệu vì cộng đồng, Doanh nghiệp phát triển bền v ng,…VietABank sẽ không ngừng nâng cao chất