4. Kết cấu luận văn
3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP Việ tÁ đố
3.2.3. Kết quả về dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp FDI
3.2.3.1. Số liệu về tín dụng FDI tại VAB
a. Về tăng trưởng số lượng khách hàng
Ngân hàng đã tập trung tìm kiếm và tăng số lượng khách hàng vay vốn
Bảng 3.5. Số lƣợng khách hàng vay vốn tại VietABank (2015 - 2018)
Phân khúc
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng KHDN lớn 20 16% 30 17.6% 45 20.1% 55 22.2% KHDN vừa và nhỏ 80 64% 100 58.8% 125 55.8% 132 53.4% KHDN FDI 5 4% 10 5.9% 17 7.6% 20 8.1% KHDN siêu vi mô 20 16% 30 17.6% 37 16.5% 40 16.2% Tổng 125 100% 170 100% 224 100% 247 100%
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng số lượng doanh nghiệp FDI có nhu cầu vay vốn tăng dần qua các năm. Mới đầu vào năm 2015 số lượng KHDN FDI mới chỉ là con số 5 doanh nghiệp FDI có giao dịch với VAB, nguyên nhân cũng bởi VietAbank vẫn còn là ngân hàng nhỏ so với các ngân hàng VCB, BIDV, Vietin bank và doanh nghiệp FDI chủ yếu giao dịch với các ngân hàng ngoại đặt tại Việt Nam, trong khi công nghệ, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nội không hề thua kém.
Nhưng đến thời điểm năm 2018 thì số lượng doanh nghiệp FDI có quan hệ với VAB lên đến 20 doanh nghiệp và xu hướng tăng dần theo các năm. Điều đó chứng tỏ VAB ngày càng chú trọng vào phát triển nguồn khách hàng tiềm năng này. Cùng với nh ng quy định, ưu đãi của Chính Phủ, VAB cũng có nh ng sản phẩm phù hợp, chính sách ưu đãi như miễn giảm phí...
b. Về doanh số
Căn cứ danh sách khách hàng FDI tại thời điểm 30.06.2018, quy mô dư nợ tăng theo các năm
Bảng 3.6: Sự tăng trƣởng dƣ nợ FDI qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2016/2015 2017/2016 2018/2017
Tăng
trưởng Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng Tuyệt đối Tỷ trọng
+300 35.29% +200 19.05% +155 12.86%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm từ 2015-2018
- Dư nợ cuối kỳ phân khúc FDI năm 2016 tăng 2.96% so với năm 2015, năm 2017 tăng 4.4% so với năm 2016, năm 2018 đã tăng tiếp tục tăng đạt
- Với quy mô tín dụng nói trên, VAB chiếm thị phần nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng dần theo các năm cho thấy VAB đang chú trọng tìm kiếm các doanh nghiệp FDI, hứa hẹn phát triển doanh số tín dụng cho doanh nghiệp FDI trong thời gian tới.
- Các ngân hàng đối thủ chính của VAB trong cuộc đua giành thị phần tín dụng FDI đối với các doanh nghiệp FDI. Theo đó, VAB cần có định hướng rõ rệt đối với hoạt động cấp tín dụng FDI để mở rộng thị phần cũng như rút ngắn khoảng cách với các ngân hàng đối thủ.
Dƣ nợ theo loại tiền
- Dư nợ VND và USD chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt đạt 57.26% (tương đương 1.205 tỷ đồng) và 41.13% (tương đương 985 tỷ đồng) tại năm 2018.
- Dư nợ VND có xu hướng tăng đồng thời dư nợ USD có xu hướng tăng trở lại nhờ áp dụng các gói tín dụng USD cạnh tranh, góp phần gia tăng quy mô dư nợ FDI đến năm 2018. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp FDI có nhu cầu vay USD rất lớn, phù hợp với đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp FDI (có nguồn doanh thu bằng ngoại tệ đến từ hoạt động xuất khẩu sản phẩm đầu ra).
Dƣ nợ theo kỳ hạn
Dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm trong khi dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng, cụ thể:
- Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng từ 42.09% năm 2016 (tương đương 357.765 tỷ đồng) lên 62.43% cuối năm 2017 (tương đương 655.515 tỷ đồng) trong khi đó dư nợ trung dài hạn giảm từ 57.91% năm 2016 (tương đương 492.235 tỷ đồng) xuống còn 37.57% cuối 2017 (tương đương 319.345 tỷ đồng)
- Tăng trưởng dư nợ ngắn hạn đạt 16.5% cuối năm 2018 so với 2017 trong khi dư nợ trung dài hạn tăng trưởng âm 12.7%.
Cơ cấu kỳ hạn tuy có sự dịch chuyển phù hợp với định hướng của Ban Lãnh đạo hiện nay tuy nhiên việc sụt giảm trung dài hạn cũng tác động ít nhiều đến quy mô và hiệu quả của nhóm khách hàng FDI có quan hệ tín dụng trung dài hạn. Do đó, bên cạnh định hướng gia tăng cho vay ngắn hạn, vẫn cần tiếp tục tăng trưởng tín dụng trung dài hạn, làm bàn đạp để bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác, đặc biệt xét trong bối cảnh chất lượng nợ tín dụng hiện nay, các khoản vay trung dài hạn của phân khúc khách hàng FDI tại VAB đều thuộc nợ nhóm 1.
Có thể thấy, thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và định hướng tín dụng, Ngân hàng TMCP Việt Á đã chú trọng vào việc đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ ở phân khúc khách hàng doanh nghiệp FDI, đầu tư lựa chọn các doanh nghiệp FDI tốt, tập trung tài trợ các doanh nghiệp có vòng quay vốn nhanh, ưu tiên cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời cũng chủ động tài trợ cho các dự án trung dài hạn hiệu quả.
Trong nh ng năm gần đây, VietABank đã chú trọng việc tập trung dư nợ vào phân khúc KHDN FDI nhằm tận dụng tối đã lợi thế, là đang thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng tạo động lực để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như môi trường phong cách làm việc để có thể hòa mình vào xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng mạnh mẽ.
3.2.3.2. Về chất lượng dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp FDI
Chất lượng dư nợ phân khúc FDI tại VAB được cải thiện đáng kể qua các năm, cụ thể:
- Nợ xấu giảm từ 1.91% năm 2016 xuống còn 0.75% năm 2018
Nhìn chung, chất lượng nợ tại VietABank khá tốt, nợ nhóm 2, nợ xấu chỉ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ phân khúc KHDN của chi nhánh. Chất lượng nợ của phân khúc khách hàng FDI của VietABank rất tốt, chi nhánh chưa từng phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu đối với phân khúc khách hàng này. Điều này khẳng định công tác thẩm định khách hàng khi cho vay đã được chi nhánh làm hết sức nghiêm túc. Bên cạnh đó, việc kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng thường xuyên cũng đã giúp VietABank kiểm soát được chất lượng nợ.
Bảng 3.7. Chất lƣợng nợ tại Việt Á Bank
Đơn vị tính: tỷ đồng
2015 2016 2017 2018
Tổng dư nợ 20.552 30.703 35.226 37.916
Tỷ lệ nợ nhóm 2 5.02% 1.10% 0.15% 0.13%
Tỷ lệ nợ xấu 1.91% 0.60% 0.75% 0.55%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm từ 2015-2018
Tính đến thời điểm cuối năm 2018, tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu của KH FDI đang thấp hơn khách hàng doanh nghiệp lớn và SME và thấp hơn nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng theo công bố của Ngân hàng nhà nước là 2.09%.
Bảng 3.8. Chất lƣợng của hoạt động cấp tín dụng FDI
FDI KHDNL SME
Tỷ lệ nợ nhóm 2 0.15% 3.20% 2.61%
Tỷ lệ nợ xấu 0.25% 1.13% 2.42%
Nhìn chung, chất lượng nợ tại VietABank khá tốt, đang được kiểm soát tương đối tốt , nợ nhóm 2, nợ xấu chủ yếu phát sinh ở nhóm khách hàng DN vừa và nhỏ và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ phân khúc KHDN của chi nhánh (khoảng gần 2,42%). Chất lượng nợ của phân khúc khách hàng FDI của VAB tương đối tốt, tỷ lệ phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu khá thấp đối với phân khúc khách hàng này. Điều này khẳng định công tác thẩm định khách hàng khi cho vay đã được VAB làm hết sức nghiêm túc. Bên cạnh đó, việc kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng thường xuyên cũng đã giúp Ngân hàng Việt Á kiểm soát được chất lượng nợ.
3.3. Đánh giá về dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Việt Á