Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 42 - 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.2.1. Đối với các dữ liệu thứ cấp.

Luận văn tiến hành thu thập, lựa chọn, tổng hợp dữ liệu thứ cấp thông qua các báo cáo nghiên cứu chuyên đề, báo cáo tổng kết của các cơ quan tại địa phƣơng nhƣ: Chi cục Thống kê, Phòng Lao động - Thƣơng binh và xã hội, Phòng Nội vụ, Ban Tổ chức Huyện ủy, Huyện đoàn Thanh niên; các công trình nghiên cứu, bài báo, tài liệu, giáo trình, các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên.

2.2.2. Đối với các dữ liệu sơ cấp.

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ “Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang”, tác giả đã tổ chức thực hiện phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại với 25 đối tƣợng là cán bộ, lãnh đạo huyện, lãnh đạo 19 xã, thị trấn (đối tƣợng xây dựng, thực thi các chính sách về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên), và thực hiện phỏng vấn trực tiếp với 96 đối tƣợng là thanh niên (đối tƣợng thụ hƣởng các chính sách về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên).

2.2.2.1. Về phỏng vấn cán bộ, lãnh đạo các xã, thị trấn.

Thời gian thực hiện phỏng vấn: từ tháng 4/2014 đến tháng 5/2014

Sử dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu chỉ định để thực hiện phỏng vấn 25 đối tƣợng là cán bộ, lãnh đạo huyện Xín Mần và lãnh đạo 19 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Kết quả phỏng vấn: thu thập đƣợc thông tin phục vụ nghiên cứu thực trạng xây dựng, thực thi các chính sách, các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên và tham khảo những kiến nghị, đề xuất của đội ngũ cán bộ lãnh

đạo các xã, thị trấn để nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang.

2.2.2.2. Về phỏng vấn đối tượng thanh niên.

Thời gian thực hiện phỏng vấn: từ tháng 6/2014 đến tháng 7/2014.

Sử dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu thuận tiện để thực hiện phỏng vấn với 95 đối tƣợng thanh niên, dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tƣợng ở những nơi có nhiều khả năng gặp đƣợc để thực hiện phỏng vấn, chẳng hạn nhƣ: tại các nơi tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; tại các phiên chợ, đƣờng phố, cửa hàng,... để xin thực hiện cuộc phỏng vấn.

Kết quả phỏng vấn: lấy ý kiến của các đối tƣợng là thanh niên để đánh giá trung thực về thực trạng áp dụng cũng nhƣ hiệu quả thực hiện của các chính sách về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên, những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và yêu cầu đặt ra cần nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)