ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 72 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc.

Những năm qua dƣới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện và sự tham mƣu tích cực của Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của huyện, các cơ chế, chính sách về GQVL cho thanh niên đƣợc huyện triển khai kịp thời và cụ thể hóa thành chƣơng trình, đề án giải quyết việc làm để các cấp, các ngành thực hiện. Bằng cơ chế, chính sách này đã tạo đƣợc môi trƣờng lành mạnh để thanh niên phát triển sản xuất, tạo và tự tạo việc làm. Khu vực kinh tế tƣ nhân, hộ gia đình, làng nghề truyền thống, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đóng vai trò tích cực trong tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Chƣơng trình cho vay vốn giải quyết việc làm đã góp phần tích cực, tạo “cú huých” kích thích thanh niên tạo việc làm. Từ hoạt động của chƣơng trình đã xuất hiện nhiều mô hình tạo việc làm có hiệu quả từ nguồn vốn vay nhƣ: phát triển sản xuất các làng nghề truyền thống; các dự án phát triển kinh tế trang trại; dự án sản xuất nông - lâm nghiệp... Chính sách cho vay vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách huyện Xín Mần đã góp phần quan trọng giúp các hộ chuyển sang sản xuất hàng hóa; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa một lƣợng vốn mà thiếu nó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút thêm thanh niên vào làm việc tạo thu nhập.

Vai trò của Nhà nƣớc, các cấp ủy Đảng, các ngành, các tổ chức đoàn thể

đã giúp chuyển từ tạo việc làm trực tiếp sang thực hiện trợ giúp giải quyết việc làm và khuyến khích tự tạo việc làm. Kết quả, cung lao động thanh niên đã dần đƣợc kiểm soát, cầu lao động thanh niên đã tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, thất nghiệp và thiếu việc làm đã phần nào đƣợc cải thiện, thị trƣờng lao động thanh niên ngày càng đƣợc mở rộng, nâng cao tính linh hoạt và tính cạnh tranh.

ngành nghề; chính sách về đầu tƣ cho đào tạo lao động về tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật đã đƣợc xây dựng; việc đào tạo lao động xuất khẩu đƣợc đƣa vào chƣơng trình đào tạo nghề của địa phƣơng và doanh nghiệp; chất lƣợng đào tạo từng bƣớc đƣợc nâng cao.

Nhận thức, năng lực, trách nhiệm về tạo việc làm đƣợc nâng cao, thanh

niên đã đứng vào vị trí trung tâm, năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho ngƣời khác, không thụ động, trông chờ vào Nhà nƣớc; ngƣời sử dụng lao động thanh niên đƣợc khuyến khích đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm.

Nhà nƣớc tập trung ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo môi rƣờng và cơ hội thuận lợi để thanh niên tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội. Các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phƣơng luôn có trách nhiệm cụ thể hóa các chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

* Nguyên nhân đạt được thành tựu:

Huyện đã tích cực, thu hút nhiều nguồn vốn từ đó mà nguồn vốn phân bổ cho tỉnh, huyện lớn để thực hiện các dự án, chƣơng trình trên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các ngành nghề, làng nghề... phát triển, thu hút đƣợc số lƣợng lớn lao động thanh niên.

Tỉnh Hà Giang đã rất quan tâm và dành nguồn vốn nhất định cho huyện thực hiện các chƣơng trình, dự án … mặc dù điều kiện ngân sách còn khó khăn.

Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng và sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện các chƣơng trình việc làm.

Nhận thức của đối tƣợng vay vốn đã chuyển biến tích cực, không chỉ trông chờ vào Nhà nƣớc mà chủ động tự tạo việc làm cho mình và tạo việc

làm cho ngƣời khác thông qua dự án vay vốn, đã có những suy nghĩ về phƣơng thức làm ăn mới, vừa nâng cao thu nhập, tăng tích lũy, vừa tham gia hoạt động sản xuất có hiệu quả

3.4.2. Những khó khăn tồn tại.

Ban chỉ đạo của chƣơng trình hỗ trợ ngƣời lao động vay vốn GQVL chƣa đƣợc thành lập thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Bên cạnh đó, cơ chế của chƣơng trình còn nhiều điểm chồng chéo trong quản lý và cho vay do cơ chế hỗ trợ cho vay tín dụng việc làm khác cơ chế cho vay tín dụng ngƣời nghèo cả về đối tƣợng ƣu tiên cho vay, mức vay, thời gian cho vay, hình thức cho vay, giám sát, kiểm tra, đánh giá... Chính vì vậy, quá trình tổ chức triển khai thực hiện và chỉ đạo kiểm tra, giám sát cũng gặp khó khăn.

Hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện còn mới chƣa chuyển

đổi kịp với yêu cầu của thị trƣờng lao động, chất lƣợng dạy nghề thấp, dạy nghề chƣa gắn với việc làm sau đào tạo, nên sức hút lao động vào học nghề hạn chế. Chính sách xuất khẩu lao động chƣa đƣợc quán triệt để thực hiện sâu rộng trong các cấp, các ngành địa phƣơng. Công tác đào tạo chuẩn bị nguồn cho xuất khẩu lao động chƣa đƣợc chú trọng nên khả năng cạnh tranh thấp, làm những ngành nghề đơn giản không có ngoại ngữ, lƣơng thấp, rủi ro cao. Nhu cầu có việc làm luôn luôn là vấn đề bức xúc của xã hội do cung vẫn lớn hơn cầu nhiều, tỷ lệ thất nghiệp…, lao động nông thôn dƣ thừa còn lớn trong khi việc chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm chƣa theo kịp với chuyển đổi cơ cấu kinh tế; chất lƣợng lao động và năng suất lao động chƣa cao, khả năng tiếp cận thị trƣờng và cạnh tranh của lao động còn yếu, thiếu lao động có tay nghề...

3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại.

Việc tổ chức chỉ đạo công tác giải quyết việc làm cho lao động nói chung, thanh niên nói riêng chƣa chặt chẽ, còn nhiều lúng túng trong điều hành, cơ chế

chính sách chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời trong việc thực hiện vốn vay nên mức vay còn mang tính bình quân, chƣa gắn với nhu cầu của các dự án hiệu quả cao.

Hoạt động tƣ vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên chƣa thực sự gắn

với thị trƣờng lao động, xu hƣớng nghiêng về đào tạo hơn là tƣ vấn và tìm việc làm, trong khi đó chất lƣợng đào tạo nghề chƣa gắn với thị trƣờng lao động, nên mặc dù cung lao động còn lớn, nhƣng một số nghề đang có nhu cầu lao động có tay nghề chƣa đƣợc đáp ứng, làm mất cân đối cung cầu lao động, sức ép việc làm ngày càng cao.

Công tác đào tạo nghề ở địa phƣơng chƣa đƣợc quy hoạch, chƣa quan

tâm đúng mức đến dạy nghề nên lao động thanh niên có tay nghề thấp; mặt khác đào tạo chƣa gắn nhu cầu thị trƣờng nên khả năng tạo việc làm còn hạn chế, kể cả xuất khẩu lao động.

Một nguyên nhân nữa là do đa số thanh niên có trình độ văn hoá thấp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm dẫn đến hậu quả thanh niên thiếu và không có việc làm.

Công tác tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về GQVL ở huyện Xín Mần cần đƣợc đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)