CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN
3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Xín Mần.
Đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc, sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan, các cấp chính quyền địa phƣơng cùng với những thế mạnh đặc trƣng của vùng, trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện Xín Mần đã có tăng trƣởng mặc dù chƣa thực sự cao.
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất một số ngành kinh tế của huyện Xín Mần –Hà Giang Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) GTSX (triệu đ) Cơ cấu (%) GTSX (triệu đ) Cơ cấu (%) GTSX (triệu đ) Cơ cấu (%) GTSX (triệu đ) Cơ cấu (%) 11/10 12/11 13/12 BQ Tổng 867.025,5 100,0 1.144.374,0 100,0 1.292.097,6 100,0 1.444.789,2 100,0 132,0 112,9 111,8 118,9 1. Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản 426.428,3 49,2 575.502,4 50,3 616.457,8 47,7 664.221,7 46,0 135,0 107,1 107,7 116,6 - Nông nghiệp 346.911,4 40,0 477.568,0 41,7 517.753,4 40,1 550.852,3 38,1 137,7 108,4 106,4 117,5 - Lâm nghiệp 77.308,4 8,9 95.001,3 8,3 95.362,8 7,4 109.305,5 7,6 122,9 100,4 114,6 112,6 - Thủy sản 2.208,5 0,3 2.933,1 0,3 3.359,6 0,3 4.063,9 0,3 132,8 114,5 121,0 122,8 2. CN – XD 208.707,2 24,1 261.155,4 22,8 302.261,8 23,4 347.490,8 24,1 125,1 115,7 115,0 118,6 3. Dịch vụ 231.890,0 26,7 307.716,2 26,9 373.378,0 28,9 433.076,7 30,0 132,7 121,3 116,0 123,3
Qua bảng số liệu ta thấy nền kinh tế huyện Xín Mần có một số đặc điểm sau:
Giá trị sản xuất đạt 867.025,5 triệu đồng năm 2010, năm 2011 đạt 1.144.374,0 triệu đồng tăng 32 % so với năm 2010, tới năm 2012 giá trị sản xuất tăng 1.292.097,6 triệu đồng tăng 12,9 % so với năm 2010, năm 2013 đạt 1.444.789,2 triệu đồng tăng 11,8 % so với năm 2012. Tốc độ tăng bình quân là 18,9%/ năm. Tốc độ phát triển của nền kinh tế tƣơng đối khá. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là nhờ có sự đầu tƣ, hỗ trợ của Đảng và Nhà nƣớc trong công cuộc phát triển kinh tế của huyện Xín Mần.
Ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện, năm 2010 chiếm 49,2 % tổng GTSX nền kinh tế, năm 2011 chiếm 50,3 % tƣơng ứng tăng 35 % so với năm 2011, năm 2012 chiếm 47,6% năm 2013 chiếm 46%. Giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghịêp tăng dần qua các năm, trong đó: giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đạt 517.753,4 triệu đồng năm 2012, năm 2013 tăng lên 550.852,3 triệu đồng tƣơng ứng tăng 6,4 % so với năm 2012; giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp cũng tăng với tốc độ tăng bình quân là 12,6%/năm; giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bình quân 22,8 %. Điều này chứng tỏ ngƣời dân trên địa bàn huyện Xín Mần vẫn chú trọng phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản đây sẽ là một trong những khó khăn lớn cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khiến cho nền kinh tế khó có thể bứt phá.
Ngành Công nghiệp xây dựng năm 2010 đạt giá trị sản xuất là 208.707,2 triệu đồng (chiếm 24,1 % tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế), năm 2011 đạt 261.155,4 triệu đồng tăng 25,1 % so với năm 2010, đến năm 2012 đạt 302.261,8 triệu đồng tƣơng ứng tăng 15,7 % so với năm 20011, năm 2013 đạt 347.490,8 triệu đồng tƣơng ứng tăng 18,6 % so với năm 2012. Trong những năm gần đây ngành CN - XD huyện Xín Mần có những bƣớc
phát triển nhất định với tốc độ tăng trƣởng bình quân là 18,6%/năm, xây dựng cơ bản đƣợc thực hiện theo đúng kế hoạch của tỉnh giao, các công trình chuyển tiếp đƣợc đẩy nhanh thi công, các công trình mới đã đƣợc thi công, một số công trình đã hoàn thiện và đƣợc đƣa vào sử dụng.
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ có xu hƣớng tăng, năm 2012 đạt 373.378,0 triệu đồng, năm 2013 tăng 16% so với năm 2012, tốc độ tăng bình quân là 23,3%/năm. Hoạt động sản xuất kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ nghỉ dƣỡng, bƣu chính viễn thông, vận tải,.. tiếp tục đƣợc đầu tƣ và tăng trƣởng, có khả năng đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Các hoạt động kiểm tra, giám sát, tổ chức đo lƣờng chất lƣợng hoàng hóa, chống kinh doanh trái phép, buôn bán hàng giả, gian lận thƣơng mại đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng quan tâm hơn.
3.1.2.2. Về dân số và lao động.
Tổng dân số toàn huyện tính đến thời điểm 31/12/2013 là 62.457 ngƣời, với 18 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Nùng, Mông, Tày, La Chí,... Dân cƣ phân bố trên địa bàn 19 xã, thị trấn chia thành 186 thôn bản, nói chung dân cƣ phân bố rải rác trên khắp địa bàn, không tập trung trừ các tổ dân phố, tỷ lệ tăng đân số tự nhiên 1,74%, tăng cơ học 0,1%.
Tổng số lao động có 27.301 ngƣời chiếm 43,71% dân số. Số lƣợng lao động tƣơng đối dồi dào, song chủ yếu là lao động nông nghiệp, tập trung ở nông thôn chiếm 87%. Nói chung lực lƣợng lao động có truyền thống cần cù chịu khó, tích lũy kinh nghiệm và có sáng tạo trong lao động sản xuất. Song, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, không đƣợc qua các lớp đào tạo dài ngày hay ngắn hạn nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo hầu hết tập trung ở các cơ quan đơn vị khu vực Nhà nƣớc.