CHƢƠNG 4 : PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
4.2.1. Nhóm các giải pháp trực tiếp giải quyết việc làm
4.2.1.1. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và đạt mức tăng
trưởng cao, từ đó tạo việc làm cho thanh niên.
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn dựa vào thế mạnh của địa phƣơng để tạo việc làm. Đẩy mạnh chƣơng trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vậy nuôi; khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, lao động và các nguồn vốn. Khuyến khích phát triển ngành nghề, phát triển công nghiệp nông thôn và các dịch vụ ở khu vực NT để chuyển dịch cơ cấu lao động và tiêu thụ, chế biến nông sản, thực phẩm; Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; ƣu tiên các xã đặc biệt khó khăn. Với lợi thế về đất nông, lâm nghiệp, nhằm góp phần tăng trƣởng kinh tế, tạo nhiều việc làm thì huyện Xín Mần cần đẩy mạnh sản xuất lƣơng thực và các loại cây trồng theo hƣớng thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt khoảng 716 tỷ đồng.
Phát triển ngành công nghiệp - xây dựng: Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển công nghiệp năng lƣợng (thủy điện) ở các xã Quảng Nguyên, Cốc Pài, Nấm Dẩn, Thèn Phàng theo quy hoạch, xây dựng làng nghề công nghiệp nông thôn; duy trì và phát triển nghề rèn đúc nông cụ, thêu tay... Nâng cấp mạng lƣới đƣờng giao thông nông thôn, đƣờng ra cửa khẩu, đƣờng vành đai biên giới; hoàn
thiện việc nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông từ huyện đến xã và liên xã. Khuyến khích mọi TPKT phát triển sản xuất công nghiệp phù hợp với quy hoạch, lợi thế địa phƣơng và nhu cầu thị trƣờng. Nâng giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm 12%.
Mở rộng và phát triển các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo việc làm mới và việc làm thêm cho lao động thanh niên. Các làng nghề tập trung chủ yếu vào các nhóm nghề sản xuất nhƣ: sản xuất nông cụ cầm tay, chế biến chè, thêu tay, nấu rƣợu truyền thống... Tất cả những nghề đó có ý nghĩa lớn trong việc GQVL đồng thời, mang lại giá trị kinh tế và có ý nghĩa rất lớn về mặt văn hóa và du lịch. Với những nét đặc trƣng đó, Xín Mần cần quan tâm tạo điều kiện để các ngành nghề truyền thống này phát triển nhằm xây dựng những làng nghề chuyên sản xuất kinh doanh những mặt hàng này, vừa trở thành địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn vừa góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tạo việc làm cho ngƣời lao động. Để làm đƣợc điều này cần thực hiện một số giải pháp sau:
Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề để các cơ sở sản xuất có điều kiện mở rộng sản xuất và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất mới hình thành. Hỗ trợ về vốn cho các cơ sở sản xuất thuộc làng nghề truyền thống để GQVL, cụ thể là chính quyền địa phƣơng cần phối hợp với ngân hàng chính sách cho các cơ sở sản xuất thuộc làng nghề truyền thống vay với lãi suất ƣu đãi để duy trì cơ sở sản xuất, mở rộng sản xuất tạo chỗ làm việc cho ngƣời lao động. Hỗ trợ, giúp đỡ các cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống nắm bắt thông tin về thị trƣờng đầu ra và thị trƣờng nguyên liệu trong và ngoài nƣớc. Khuyến khích và hỗ trợ đào tạo nghề truyền thống, đặc biệt có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với các nghệ nhân, thu hút nghệ nhân vào công tác giảng dạy và truyền nghề cho thanh niên trong làng nghề.
4.2.1.2. Tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Tăng cƣờng hoạt động xuất khẩu lao động tại địa phƣơng bằng cách: khuyến khích, tạo điều kiện để các đơn vị có đủ tƣ cách pháp nhân về huyện trực tiếp tuyển chọn lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, phấn đấu mỗi năm có khoảng 150-200 ngƣời đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài. Mở rộng thị trƣờng nhận lao động địa phƣơng, xã hội hóa công tác xuất khẩu lao động, đa dạng hóa hình thức và ngành nghề xuất khẩu lao động; tăng cƣờng đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu. Để thực hiện tốt xuất khẩu lao động thì:
Mỗi năm đều phải điều tra, đánh giá cung - cầu lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.
Hỗ trợ các tổ chức xuất khẩu lao động khảo sát, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lao động.
Cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay các đối tƣợng chính sách vay vốn đi xuất khẩu lao động.
Hỗ trợ kinh phí dạy nghề, ngoại ngữ, pháp luật và giáo dục định hƣớng cho lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài.
4.2.1.3. Nâng cao hiệu quả tạo việc làm thông qua chương trình vay vốn giải quyết việc làm.
Cần điều chỉnh một số chỉ tiêu cho vay vốn: Mức cho vay hiện nay là
quá thấp nên trong thời gian tới nhà nƣớc cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng cần điều chỉnh mức cho vay. Bởi mức cho vay quá thấp so với thực tế vốn phải đầu tƣ sẽ làm ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả SX-KD của hộ đi vay vốn, ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm. Do nguồn vốn của ngƣời dân có hạn, quy định về mức vay vốn nói trên đã phần nào hạn chế đối tƣợng cần vay. Nhiều ngƣời có kinh nghiệm SX-KD tạo việc làm nhƣng mức vốn vay quá thấp không đủ để triển khai dự án của mình nên không thực hiện đƣợc. Do đó, cần
trích một phần ngân sách của tỉnh để bổ sung vào quỹ GQVL để có cơ sở tăng mức cho vay vốn.
Điều chỉnh thời hạn cho vay vốn: Thời hạn cho vay vốn theo nhƣ quy định là quá thấp làm ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả SX-KD của ngƣời vay vốn. Do đó, nhà nƣớc cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng cần xem xét điều chỉnh thời hạn vốn dài hơn và phù hợp với đặc điểm về thời gian SX-KD của từng ngành nghề.
Về thẩm định dự án và giải ngân vốn vay:
Thứ nhất, nhà nƣớc cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng cần cải tiến, rút
bớt thời gian thẩm định và quyết định giải ngân vốn. Vì thực chất xét duyệt theo quy định hiện hành còn mang tính chất thủ tục hành chính, chƣa linh hoạt. Do đó, để rút ngắn thời gian xét duyệt, phải quy định lại trách nhiệm của các cơ quan tham gia, có sự phân công hợp lý hơn thẩm quyền xét duyệt dự án trên cơ sở tính chất, tầm quan trọng của các dự án.
Thứ hai, cần xem xét lại về kinh phí để thẩm định dự án. Kinh phí để
thẩm định dự án hiện nay là rất eo hẹp gây ảnh hƣởng đến tính hiệu quả và xác thực các dự án cho vay vốn GQVL hơn nữa có thể phát sinh các hiện tƣợng tiêu cực giữa cán bộ thẩm định và đối tƣợng đi vay vốn. Bên cạnh việc cho thanh niên vay vốn tự tạo việc làm từ nguồn vốn GQVL cần tích cực tuyên truyền hƣớng dẫn thanh niên cách thức SX -KD, cách chăn nuôi , trồng trọt…Bởi trình độ chuyên môn kỹ thuâ ̣t của thanh niên còn thấp , nhiều ngƣời không có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi nên không phải ai vay đƣợc vốn đều có thể đầu tƣ làm ăn hiệu quả.
Về tổ chức điều hành quỹ: Tăng cƣờng phối hợp giữa các ngành chức
năng, Phòng LĐTB&XH, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tổ chức tín dụng, các đoàn thể…, nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp tham gia quản lý điều hành quỹ GQVL của huyện. Tập
trung thu hồi vốn đến hạn ngay từ đầu năm, nhất là các dự án quá hạn để đảm bảo nguồn vốn cho vay.