Quy trình kiểm tra, thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, thanh tra tại cục thuế tỉnh lâm đồng (Trang 26 - 29)

1.2 Công tác kiểm tra, thanh tra thuế

1.2.2 Quy trình kiểm tra, thanh tra

Từng nội dung công việc trong công tác kiểm tra, thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro đều được quy trình hoá. Quy định cụ thể từng bước công việc gắn với trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ trong các quy trình. Quy trình kiểm tra, thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro gồm: quy trình nhập, chuyển đổi dữ liệu đầu vào; quy trình phân tích, nhận dạng, xếp hạng rủi ro; quy trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra, thanh tra; quy trình báo cáo và thẩm định kết quả thanh tra, kiểm tra. Nói chung tất cả các quy trình thanh tra, kiểm tra theo kỹ thuật mới từng bước được công nghệ hoá theo yêu cầu hiện đại hoá công tác quản lý thuế.

20

Kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế là phương pháp tiếp cận mới, đòi hỏi kỹ năng phân tích hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp rất cao với sự hỗ trợ chủ yếu của công nghệ và kỹ thuật máy tính. Do vậy sự thành công của công tác cải cách và hiện đại hoá công tác kiểm tra, thanh tra thuế không chỉ phụ thuộc vào việc thay đổi nhận thức, việc trang bị công nghệ máy tính hiện đại mà quan trọng hơn là phải trang bị kỹ năng phân tích rủi ro, kiến thức chuyên sâu về phân tích kinh tế ngành, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cho lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành để từng bước chuyển đổi toàn bộ hoạt động thanh tra, kiểm tra của ngành sang cơ chế thanh tra, kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro.

Quy trình kiểm tra, thanh tra thuế là các trình tự và các bước công việc cụ thể bắt buộc phải tuân thủ khi thực hiện một quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, một chương trình kiểm tra, thanh tra hay một kế hoạch kiểm tra, thanh tra cụ thể như sau:

1.2.2.1 Quy trình thanh tra thuế Bước 1, lập kế hoạch thanh tra

Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về NNT để đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra . Các trường hợp thanh tra đột xuất không phải lập kế hoạch: Qua kiểm tra người nộp thuế, Bộ phận kiểm tra thuế đề nghị chuyển sang hình thức thanh tra; Thanh tra NNT theo đơn tố cáo; Thanh tra NNT theo chỉ đạo của Thủ trưởng CQT hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng CQT cấp trên.

Bước 2, tổ chức thanh tra tại trụ sở NNT

Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong Quyết định thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanh tra được quyền yêu cầu NNT cung cấp và tiếp nhận các tài liệu, chứng từ kế toán; sổ sách kế toán; các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính; báo cáo giải trình... liên quan đến nội dung thanh tra.

Kết thúc từng nội dung thanh tra, từng thành viên phải lập Biên bản xác nhận số liệu thanh tra với người được NNT uỷ quyền làm việc với đoàn thanh tra.

21

Trưởng đoàn thanh tra có quyền thực hiện một số biện pháp trong quá trình thực hiện thanh tra: Quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra để đảm bảo nguyên trạng tài liệu. Kiểm kê tài sản khi phát hiện giữa sổ sách, chứng từ kế toán với thực tế có sự chênh lệch, bất hợp lý.

Bước 3, xử lý kết quả sau thanh tra

Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra; dự thảo kết luận thanh tra; dự thảo Quyết định xử lý truy thu thuế; dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế để báo cáo Lãnh đạo bộ phận thanh tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế. Trường hợp không phải xử lý truy thu về thuế; không phải xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì Thủ trưởng CQT chỉ ký kết luận thanh tra thuế.

1.2.2.2 Quy trình kiểm tra thuế

Bước 1, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT

Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế.Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế, Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế.

Nội dung kiểm tra hồ sơ thuế: Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế. Trường hợp phát hiện người nộp thuế không ghi chép, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung các chỉ tiêu chưa phản ánh trong hồ sơ khai thuế; Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế

Bước 2, kiểm tra tại trụ sở NNT

Lập biên bản kiểm tra gồm các nội dung chính như sau: Các căn cứ pháp lý để thiết lập biên bản; Mô tả diễn biến của sự việc theo nội dung đã kiểm tra. Nêu kết quả số liệu của Đoàn kiểm tra so với số liệu kê khai, báo cáo của người nộp thuế; giải thích lý do, nguyên nhân có sự chênh lệch; Kết luận từng nội dung đã tiến

22

hành kiểm tra, xác định hành vi, mức độ vi phạm và đề xuất xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Kiến nghị biện pháp xử lý không thuộc thẩm quyền của đoàn kiểm tra.

Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế: Trường hợp phải xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Thuế phải ký Quyết định xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp không phải xử lý truy thu về thuế; không phải xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Thuế phải ký kết luận kiểm tra thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, thanh tra tại cục thuế tỉnh lâm đồng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)