Phương pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, thanh tra tại cục thuế tỉnh lâm đồng (Trang 71)

2.2 Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Lâm

2.2.3 Phương pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế

Các chứng từ gốc

o Hoá đơn (Giá trị gia tăng)

o Hoá đơn bán hàng

o Phiếu xuất kho

o Phiếu nhập kho

o Các chứng từ gốc khác (hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, biên bản kiểm nhận, biên bản kiểm kê, cước phí vận chuyển, bốc dỡ… Bảng phân bổ vật liệu, dụng cụ Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật tư Bảng tổng hợp chi tiết vật tư sổ đăng ký CTG S Bảng cân đối tài khoản Sổ cái TK 152, 153

Báo cáo kế toán

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng chứng từ

ghi sổ

65

2.2.3.1 Thực hiện truy lần số liệu trên sổ sách, chứng từ kế toán tại trụ sở người nộp thuế

a, Thực hiện kiểm tra ngược số liệu từ báo cáo tổng hợp (báo cáo tài chính và báo cáo thuế) đến sổ sách kế toán (sổ tổng hợp) đến Nhật ký chứng từ

sổ chi tiết và cuối cùng đến chứng từ gốc.

Ví dụ 1: Để kiểm tra về số phát sinh doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu nội bộ của người nộp thuế trong niên độ quyết toán năm thì cần xem xét chỉ tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mã số A1, trên tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập năm của người nộp thuế. Muốn xem chỉ tiêu này được phản ánh ra sao thì tiến hành theo các bước sau:

Trước hết, đối chiếu số liệu ở chỉ tiêu này với số liệu ở chỉ tiêu mã số 01 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” cột luỹ kế từ đầu năm trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của người nộp thuế có khớp đúng không?

Tiếp theo kiểm tra số liệu ở chỉ tiêu này với luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” trong năm báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái.

Tiếp đến số liệu để ghi vào sổ cái hoặc nhật ký sổ cái được căn cứ vào nhật ký chứng từ số 8 phản ánh số phát sinh bên Có của Tài khoản 511, Tài khoản 512.

Để có số liệu ghi vào Nhật ký chứng từ số 8 phần phát sinh bên Có của Tài khoản 511 và Tài khoản 512 thì căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng dùng cho Tài khoản 511 và Tài khoản 512 phần ghi có.

Cuối cùng các Chứng từ gốc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phát sinh hàng ngày (hoá đơn bán hàng; phiếu xuất kho) là căn cứ để ghi sổ chi tiết bán hàng. Sổ này được mở theo từng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán hoặc đã cung cấp cho khách hàng thanh toán tiền ngay hay chấp nhận thanh toán sau.

66

b, Thực hiện kiểm tra xuôi theo đúng trình tự hạch toán bắt đầu từ chứng từ gốc đến bảng kê và bảng phân bổ đến nhật ký đến sổ cái và cuối cùng là các báo cáo tổng hợp.

2.2.3.2 Chứng cứ phục vụ trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế

Việc xác định chứng cứ trong hoạt động công tác kiểm tra, thanh tra có một vị trí hết sức quan trọng, giúp cho Đoàn kiểm tra, thanh tra và thanh tra viên tiến hành thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ đúng với quy định của pháp luật và xác định đúng vị trí, vai trò của từng chứng cứ trong tổng hợp cuả các chứng cứ.

Tuy nhiên, các loại sổ sách, chứng từ kế toán, các báo cáo, giải trình của của người nộp thuế được thanh tra hoặc các đối tượng có liên quan, các giấy tờ, tài liệu khác mà chúng ta thu thập được trong quá trình thanh tra hoặc do các cá nhân, đơn vị cung cấp mới chỉ là phương tiện hay công cụ được Đoàn kiểm tra, thanh tra sử dụng để làm sáng tỏ các nội dung, vấn đề đang cần chứng minh của cuộc thanh tra.

Từ đó, tuỳ theo yêu cầu, tính chất, nội dung của từng cuộc kiểm tra, thanh tra mà Đoàn kiểm tra, thanh tra, Thanh tra viên cần có hướng xác định nguồn chứng cứ cho sát với nội dung thanh tra để hạn chế việc thu thập tràn lan, tốn nhiều thời gian trong việc xem xét, đánh giá chứng cứ sau này. Chẳng hạn như việc thu thập chứng cứ chủ yếu vào các loại tài liệu, sổ sách kế toán trong trường hợp nội dung của cuộc thanh tra có tính chất hẹp (ví dụ như chỉ thanh tra về thuế GTGT hay thuế TNDN). Chính sự định hướng chính xác nguồn chứng cứ như vậy sẽ giúp cho Đoàn kiểm tra, thanh tra, Thanh tra viên tiếp cận với chứng cứ nhanh, rút ngắn được thời gian thanh tra, sớm làm rõ yêu cầu, nội dung thanh tra và hạn chế sự phiền hà cho người được thanh tra, góp phần quan trọng vào kết quả của cuộc kiểm tra, thanh tra.

a, Thu thập, đánh giá, sử dụng, bảo quản chứng cứ trong kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế.

Trong hoạt động kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật thuế để làm rõ ưu, khuyết điểm, tính chất, mức độ, nguyên nhân của sai phạm, xác định

67

rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan thì việc tiến hành thu thập chứng cứ là điều kiện không thể thiếu.

Thực chất của thu thập chứng cứ trong hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế là tổng hợp các hành vi phát hiện, ghi nhận, thu giữ chứng cứ. Đó là quá trình tìm tòi, phát hiện có mục đích, có kế hoạch để đưa ra những căn cứ làm cơ sở cho các kết luận, kiến nghị, quyết định về thanh tra thông qua sử dụng một cách tổng hợp, toàn diện, hoàn chỉnh các biện pháp nghiệp vụ thanh tra trong quá trình thanh tra. Qua thực tiễn kiểm tra, thanh tra cho thấy, không ít doanh nghiệp thể hiện trên sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ khi báo cáo các cơ quan chức năng là rất hợp lý và chấp hành đầy đủ chế độ, chính sách thuế, tuy nhiên đi sâu vào nghiên cứu các chứng cứ thu thập được từ bên trong và bên ngoài thì đã phát hiện doanh nghiệp đã sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ không hợp pháp, sử dụng nhiều hợp đồng kinh tế… nhằm mục đích là trốn thuế và tránh được sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng. Như vậy, để phát hiện ra sự thật của việc chấp hành chính sách thuế của doanh nghiệp là có thể đi từ việc tìm hiểu, kiểm tra, đối chiếu, xác minh các hợp đồng mua bán, các khoản phải thu, phải trả, số lượng hàng thực tế giao nhận … của khách hàng để tìm ra các quan hệ thực tế giữa doanh nghiệp và khách hàng. Từ đó xác định chứng cứ để chứng minh hành vi trốn thuế, không chấp hành các chính sách pháp luật Thuế đã được Nhà nước quy định.

Trong quá trình thu thập thông tin, chứng cứ nếu áp dụng biện pháp thu thập đúng, chứng cứ thu thập được sẽ có chất lượng cao, không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức cho Đoàn kiểm tra, thanh tra, thanh tra viên mà còn cho cả người được kiểm tra, thanh tra. Nếu áp dụng biện pháp thu thập thông tin, chứng cứ không đúng như chỉ nghe báo cáo hoặc nặng về suy diễn, dọa dẫm, áp đặt, không nghe ý kiến giải trình, không kiểm tra, xác minh thực tế… thì tài liệu, số liệu thu được sẽ không có giá trị chứng minh và không thể sử dụng làm chứng cứ được và như vậy sẽ không đáp ứng được yêu cầu, mục đích của cuộc kiểm tra, thanh tra đã đề ra.

68

b, Sự cần thiết phải nghiên cứu thực hiện thu thập thông tin, xác minh chứng cứ phục vụ trong thanh tra chấp hành Pháp luật thuế

Thực tiễn hoạt động kiểm tra, thanh tra về thuế đã chứng minh rằng: Tính khách quan, chính xác của các kết luận, quyết định xử lý trong kiểm tra, thanh tra thuế phụ thuộc chủ yếu vào kết quả thu thập thông tin, xác minh chứng cứ. Hay nói một cách khác thu thập chứng cứ càng đầy đủ, đánh giá chứng cứ càng chính xác thì kết luận, quyết định xử lý trong thanh tra có hiệu lực càng cao, qua đó giúp cho người quản lý có được những đánh giá chuẩn xác nhằm phục vụ trong quá trình quản lý. Ngược lại, nếu thu thập chứng cứ không đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, thiếu chính xác thì kết luận, quyết định xử lý trong thanh tra về thuế sẽ kém hiệu lực và đương nhiên, điều đó cũng làm cho người quản lý có những nhận định thiếu chuẩn xác và hậu quả là có thể đưa ra những giải pháp không sát hợp với yêu cầu quản lý, thậm chí còn làm cho mục tiêu quản lý bị chệch hướng.

Mỗi hành vi vi phạm khác nhau cần phải có cách thức thanh tra phát hiện khác nhau, việc thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ trong công tác thanh tra thuế để tổ chức thực hiện nhằm chống thất thu NSNN ở một số trường hợp trốn thuế, kê khai thiếu thuế đã được thử nghiệm và đúc kết trong quá trình thanh tra tại trụ sở người nộp thuế.

Một số vấn đề về trình tự thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ hoạt động thanh tra nhằm chống thất thu trong lĩnh vực thuế với các mục tiêu sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu, phân tích làm rõ vai trò, đặc điểm của chứng cứ trong hoạt động thanh tra chống thất thu trong lĩnh vực thuế.

Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn hoạt động thu thập thông tin, xác minh sử dụng và bảo quản chứng cứ trong thanh tra về thuế để qua đó những điểm còn bất cập, cần bổ khuyết về nghiệp vụ thanh tra thuế cũng như các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản chính sách thuế nói riêng ngày được đồng nhất.

69

Từ kết quả nghiên cứu về hai vấn đề trên đây sẽ rút ra những kết luận, kiến nghị cụ thể và các biện pháp tăng cường hiệu quả trong hoạt động kiểm tra, thanh tra chống thất thu trong lĩnh vực thuế.

Công tác kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện thống nhất theo quy trình và theo việc thu thập, xác minh chứng cứ đã nâng cao chất lượng, hiệu quả của các cuộc thanh tra, rút ngắn thời gian thực hiện, giảm bớt phiền hà cho người nộp thuế, đồng thời thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN. Mặc khác các kẽ hở trong cơ chế, chính sách được phát hiện để kiến nghị sửa đối bổ sung.

Việc thu thập thông tin, chứng cứ có thể được thực hiện theo nhiều cách khách nhau : Chứng cứ được phản ánh trên số sách kế toán, thu thập từ người thứ ba và có thể đi khảo xác thực tế.... Nhưng bản chất của nghiệp vụ kinh tế thì không thể thay đổi nên sẽ có cách thức kiểm tra, phát hiện và điều chỉnh hợp lý. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có cách thức che dấu và phát hiện khác nhau.

Qua thực hiện đã được thể hiện cụ thể theo từng cuộc kiểm tra, thanh tra và kết quả theo từng chuyên đề đã nêu ở phần trên.

2.2.4 Kết quả xử lý qua kiểm tra, thanh tra thuế

Căn cứ pháp lý khi tiến hành thanh tra, kiểm tra người nộp thuế: Chức năng nhiệm vụ được giao, Quyết định của người có thẩm quyền

Những thông tin chung về người nộp thuế: Tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ liên hệ, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, người đại diện của người nộp thuế

Phạm vi cuộc thanh tra, loại hình thanh tra, kiểm tra; kỳ thanh tra, kiểm tra; Kết quả thanh tra, kiểm tra theo nội dung; giải thích lý do tăng, giảm so với kê khai của người nộp thuế, những biện pháp đã xử lý theo thẩm quyền

Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải được phát hiện và đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính về thuế phải được tiến hành kịp thời, công khai, minh

70

bạch, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Các tổ chức chỉ bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã được quy định tại các luật thuế, pháp lệnh về thuế, Nghị định quy định chi tiết thi hành các luật thuế, pháp lệnh về thuế tại Chương XII, Luật Quản lý thuế và Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007.

Trong tổng thu NSNN đã nêu ở phần thực trạng thì số tiền thuế truy thu và phạt VPHC qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế như sau: (xem bảng 2.3)

Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế 4 năm 2008-2011 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Xây dựng kế họach Số lượt NNT được kiểm tra, thanh tra Số lượt NNT vi phạm qua kiểm tra, thanh tra Số thuế truy thu và phạt VPHC Giảm lỗ qua kiểm tra, thanh tra % Hòan thành so với kế hoạch 2008 810 812 798 22,6 40,7 100% 2009 823 840 828 40,5 60,2 102% 2010 873 906 890 57,9 82,8 104% 2011 931 940 920 79,9 97,1 101% Cộng 3.437 3.498 3.436 200,9 280,7 102%

( Nguồn: Báo cáo của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng năm 2008 - 2011)

Từ những cải cách trong hệ thống thuế nói chung công tác kiểm tra, thanh tra nói riêng nên hiệu quả trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế cho thấy, qua 4 năm ngành thuế tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức kiểm tra, thanh tra được 3.498 lượt NNT, cụ thể như sau: năm 2008: 812 lượt NNT, năm 2009: 840 lượt NNT, năm 2010: 906 lượt NNT, năm 2011: 940 lượt NNT, đã xử lý truy thu, phạt VPHC vào NSNN qua 4 năm là 200,9 tỷ đồng. (trong đó: năm 2008: 22,6 tỷ đồng; năm 2009: 40,5 tỷ

71

đồng; năm 2010: 57,9 tỷ đồng; năm 2011: 79,9 tỷ đồng). Đồng thời qua kiểm tra, thanh tra giảm lỗ và giảm khấu trừ thuế GTGT là 280,7 tỷ đồng.

2.3. Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra và Quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng tỉnh Lâm Đồng

2.3.1 Những kết quả đạt được

Ngay từ khi thành lập, ngành thuế tỉnh Lâm Đồng đã nhận thức được kiểm tra, thanh tra thuế là một khâu tất yếu của quá trình Quản lý thu thuế. Vì vậy, ngành thuế Lâm Đồng đã xây dựng được bộ phận thanh tra chuyên trách. Bộ phận kiểm tra, thanh tra ngày càng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng.

Thực hiện Quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai, tự nộp, công tác kiểm tra, thanh tra thuế đã dần hoàn hiện, đó là kiểm tra, thanh tra thuế dựa trên kết quả phân tích, đánh giá, phân loại đối với từng cơ sở doanh nghiệp về mức độ thực hiện chính sách, chọn lọc để kiểm tra, thanh tra thuế đúng đối tượng, không tràn lan và không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế.

Thường xuyên quán triệt cho cán bộ thể hiện được vai trò trách nhiệm, nâng cao nhận thức về ý thức kỷ luật, chuyên môn, nghiệp vụ công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Cán bộ công chức thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, nâng cao đạo đức, phẩm chất, tác phong của cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế.

Thực hiện công tác phối hợp tốt với các cơ quan chức năng như Cơ quan Công an, Sở Công thương - Quản lý thị trường, Sở Tài nguyên & Môi trường, thanh tra tỉnh trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế các doanh nghiệp trốn thuế, mua, bán sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gian lận thương mại.

Nhờ đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra thuế xử lý các vi phạm về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế; trước tiên là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạnh thành lập “doanh nghiệp ma” để kinh doanh hóa đơn bất hợp pháp, kê khai khống một phần hoặc toàn bộ tiền hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN. Góp phần làm cho việc thực thi các luật và chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, thanh tra tại cục thuế tỉnh lâm đồng (Trang 71)