Nội dung kiểm tra, thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, thanh tra tại cục thuế tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 33)

1.2 Công tác kiểm tra, thanh tra thuế

1.2.4 Nội dung kiểm tra, thanh tra

Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế, nhóm phân tích phải thực hiện quá trình tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu tại cơ quan thuế nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính thông tin, các

25

nghi vấn cần doanh nghiệp cung cấp thêm thông tin hoặc những nội dung nghi ngờ cần tiếp xúc với doanh nghiệp để làm rõ (thông tin chung về doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán, liên doanh liên kết, đối tác kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng, tăng giảm tài sản, biên bản xác nhận công nợ nội bộ, công nợ người bán, người mua...).

Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp tại trụ sở của NNT được thực hiện tuỳ theo phạm vi, quy mô, nội dung cuộc thanh tra, kiểm tra. Các nội dung kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp gồm: Kiểm tra hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, mã số thuế, tình hình đăng ký sử dụng hoá đơn...; Kiểm tra đối chiếu tài liệu, hồ sơ gửi cơ quan thuế với thực tế xuất trình của doanh nghiệp: báo cáo quyết toán tài chính quí, năm; tờ khai thuế GTGT, bản xác định số thuế TNDN tạm nộp theo quí, tờ khai thuế TNDN tự quyết toán năm và các tờ khai quyết toán thuế khác liên quan đến nội dung ghi tại quyết định thanh tra, kiểm tra; Kiểm tra việc mở sổ sách và tính hợp pháp: sổ cái, các sổ theo dõi chi tiết theo các chuẩn mực kế toán nhà nước quy định, đối chiếu số liệu tổng hợp giữa sổ chi tiết với bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng kết tài sản.

Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể cần kiểm tra xem xét các tài liệu, hồ sơ liên quan khác: số thuế đầu kỳ trước chuyển sang, xác nhận của cơ quan thuế, cơ quan kho bạc nhà nước về số nộp ngân sách trong kỳ, các tài liệu liên quan đến hoàn thuế, miễn giảm thuế ...

Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng lý tại trụ sở NNT gồm các nội dung sau: Kiểm tra sổ sách, chứng từ và các hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra thuế; Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: đối chiếu số liệu hạch toán, số liệu tính, kê khai, thu nộp thuế và hạch toán thực tế của doanh nghiệp với các chuẩn mực nhà nước quy định (quy định luật, pháp lệnh thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; các cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán Nhà nước ban hành...). Thực hiện lập hồ sơ chứng lý thanh tra, kiểm tra, hồ sơ chứng lý được coi là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra, kiểm tra, gồm: Các biên bản ghi nhận kết quả đối chiếu; các bản sao chụp các tài liệu có liên quan kể cả các bức ảnh, đoạn băng ghi

26

lại những việc làm sai của DN (phân tán kho quỹ, cất giấu chứng từ, tài liệu...) Trường hợp cần thiết phải giám định tài liệu, cần lập biên bản thu giữ tài liệu ghi rõ tình trạng của tài liệu đó (kể cả hiện vật nếu có) để yêu cầu cơ quan có trách nhiệm giám định.

Kiểm tra, thanh tra người nộp thuế là nội dung cơ bản và quan trọng nhất của công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Theo quy định của pháp luật, người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, chế độ hạch toán kế toán, hoá đơn, chứng từ…Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều đối tượng vi phạm các quy định trên, vì vậy phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế nhất là theo cơ chế tự khai tự nộp thuế, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi sai phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, thanh tra tại cục thuế tỉnh lâm đồng (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)