2.3. Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra và Quản lý thuế tại Cục Thuế
2.3.1 Những kết quả đạt được
Ngay từ khi thành lập, ngành thuế tỉnh Lâm Đồng đã nhận thức được kiểm tra, thanh tra thuế là một khâu tất yếu của quá trình Quản lý thu thuế. Vì vậy, ngành thuế Lâm Đồng đã xây dựng được bộ phận thanh tra chuyên trách. Bộ phận kiểm tra, thanh tra ngày càng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thực hiện Quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai, tự nộp, công tác kiểm tra, thanh tra thuế đã dần hoàn hiện, đó là kiểm tra, thanh tra thuế dựa trên kết quả phân tích, đánh giá, phân loại đối với từng cơ sở doanh nghiệp về mức độ thực hiện chính sách, chọn lọc để kiểm tra, thanh tra thuế đúng đối tượng, không tràn lan và không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế.
Thường xuyên quán triệt cho cán bộ thể hiện được vai trò trách nhiệm, nâng cao nhận thức về ý thức kỷ luật, chuyên môn, nghiệp vụ công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Cán bộ công chức thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, nâng cao đạo đức, phẩm chất, tác phong của cán bộ kiểm tra, thanh tra thuế.
Thực hiện công tác phối hợp tốt với các cơ quan chức năng như Cơ quan Công an, Sở Công thương - Quản lý thị trường, Sở Tài nguyên & Môi trường, thanh tra tỉnh trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế các doanh nghiệp trốn thuế, mua, bán sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gian lận thương mại.
Nhờ đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra thuế xử lý các vi phạm về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế; trước tiên là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạnh thành lập “doanh nghiệp ma” để kinh doanh hóa đơn bất hợp pháp, kê khai khống một phần hoặc toàn bộ tiền hoàn thuế GTGT để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của NSNN. Góp phần làm cho việc thực thi các luật và chính sách thuế đạt kết quả tốt hơn.
72
Qua hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế đã góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thanh phần kinh tế.
Cùng với các biện pháp tuyên truyền hỗ trợ, công tác kiểm tra, thanh tra thuế góp phần nâng cao dần tính tuân thủ tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của người nộp thuế. Thời gian qua, hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế tại tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả sau:
* Góp phần răn đe, ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm, gian lận về thuế
Qua kết quả kiểm tra, thanh tra việc đăng ký thuế; kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn; kiểm tra hoàn thuế, miễn, giảm thuế, công tác thanh tra, kiểm tra đã ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế như sau:
- Về kiểm tra việc đăng ký thuế, ngành thuế đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát tất cả các tập thể và cá nhân đăng ký mã số thuế nhưng không kê khai nộp thuế, ngăn chặn các trường hợp thành lập doanh nghiệp kinh doanh trốn thuế; Kiểm tra việc sử dụng hoá đơn, chứng từ theo qui định, ngành thuế cũng đã phát hiện những trường hợp hoá đơn chênh lệch giữa các liên, hoá đơn bất hợp pháp, hoá đơn không đúng quy định; Công tác kiểm tra, thanh tra thuế không những phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về thuế mà còn là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa các vi phạm về thuế. Bởi vì với sự hiện hữu của tổ chức kiểm tra, thanh tra thuế là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả các đối tượng chịu sự kiểm tra, thanh tra rằng: pháp luật phải được tuân thủ; sự kiểm tra, thanh tra giám sát định kỳ, thường xuyên, hay đột xuất luôn tạo ra một “sức ép” thường trực lên các đối tượng, nhờ đó nó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật.
* Góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
Theo quan điểm của Đảng qua các kỳ Đại hội, về các thành phần kinh tế:
“Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước
73
pháp luật, càng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. [7, tr.212] Quán triệt quan điểm và đường lối đổi mới của Đảng, công tác Quản lý thuế tại tỉnh Lâm Đồng nói chung và công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói riêng luôn hướng tới mục tiêu công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, với việc ban hành các quyết định hành chính đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý đã tạo nên sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giúp các chủ thể kinh tế phát huy năng lực của mình. Điều đó thể hiện qua kiểm tra tốc độ tăng doanh nghiệp và tốc độ tăng thu của các năm như sau: (xem bảng 2.6; 2.7)
Bảng 2.6 Thống kê NNT theo lọai hình doanh nghiệp Tính đến ngày 31 tháng 12 2008 2009 2010 2011 Tổng cộng 19.620 25.649 35.137 37.789 I-Doanh nghiệp 2.272 2.995 4.434 4.941 1.DNNN 147 157 269 244 2.DN ĐTNN 97 114 149 155 3.DN NQD 2.028 2.724 4.016 4.542 II-Hộ cá thể, DN khác 17.348 22.654 30.703 32.848 Tốc độ tăng, giảm NNT 120% 131% 137% 108%
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng - Chương trình ứng dụng TIN năm 2008 - 2011)
Năm 2008, tốc độ tăng doanh nghiệp là 120 %, tốc độ tăng thu là 119% Năm 2009, tốc độ tăng doanh nghiệp là 131 %, tốc độ tăng thu là 122 % Năm 2010, tốc độ tăng doanh nghiệp là 137 %, tốc độ tăng thu là 129 % Năm 2011, tốc độ tăng doanh nghiệp là 108 %, tốc độ tăng thu là 116 %
Bảng 2.7 Tốc độ tăng thu từ năm 2008 - 2011
74 Nguồn thu 2008 2009 2010 2011 Bình quân 4 năm Tổng thu 2.211.991 2.688.330 3.461.962 4.005.342 3.091.906
I-Từ doanh nghiệp 1.036.742 1.047.096 1.232.769 1.674.921 1.247.882
1.DNNN 305.859 384.941 410.230 472.059 393.272
2.DN ĐTNN 28.003 65.045 50.632 117.665 65.336
3.DN NQD 702.880 597.109 771.907 1.085.197 789.273
II-Từ nguồn khác 1.175.249 1.641.234 2.229.193 2.330.421 1.844.024
Tốc độ tăng thu 119% 122% 129% 116% 122%
(Nguồn: Báo cáo của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng năm 2008-2011)
Việc các thành phần kinh tế phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đây là những biểu hiện đáng khích lệ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua và cũng là điều kiện cho sự phát triển kinh tế ở những năm tiếp theo.
* Kiểm tra, thanh tra NNT góp phần hoàn thiện chính sách thuế
Hệ thống thuế ở nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập. Chính vì vậy, kiểm tra, thanh tra là nơi cung cấp các căn cứ, chứng lý cụ thể, phản ánh chân thực, sống động các hoạt động diễn ra trong thực tế, từ đó chính sách thuế sẽ được hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn. Cụ thể, thời gian qua, Phòng thanh tra đã có những kiến nghị sửa đổi những bất cập các Luật thuế. Tham gia góp ý kiến dự thảo các Luật thuế, thông tư, quy trình nghiệp vụ.
* Nâng cao dần tính tuân thủ, tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của người nộp thuế
Thông qua mức xử phạt vi phạm đối với các hành vi kinh doanh trốn thuế của NNT, phần nào giúp người nộp thuế hiểu thêm về chính sách thuế, cẩn thận
75
hơn trong kinh doanh và có ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt hơn, thể hiện ở chỗ NNT không còn vi phạm qua những lần kiểm tra kế tiếp, nếu có cũng chỉ là những lỗi vô tình không cố ý.
Như vậy, cùng với các biện pháp như tuyên truyền, hỗ trợ, công tác kiểm tra, thanh tra thuế đã góp phần nâng cao dần tính tự giác tuân thủ trong việc chấp hành chính sách thuế của các NNT.
Bên cạnh những thành tựu mà kiểm tra, thanh tra thuế đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định mà thời gian đến ngành thuế Lâm Đồng phải khắc phục để phù hợp với công cuộc cải cách thuế mới.