Lịch sử ra đời và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, thanh tra tại cục thuế tỉnh lâm đồng (Trang 41 - 45)

2.1 Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800-1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật...và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Với 145 xã, phường, thị trấn; trong đó có 47 xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn. Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, hướng đông cách cảng biển Nha Trang 130Km.

Đất đai và khí hậu Lâm Đồng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, phát triển các cây con có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, thực hiện mùa vụ đa dạng, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Sản phẩm nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ. Lâm Đồng có 8 nhóm đất khác nhau. Đất có độ dốc dưới 25 độ trên 50%. Chất lượng đất Lâm Đồng khá màu mỡ, trong đó có 200.000 ha đất Bazan phân bố tập trung trên địa hình tương đối bằng phẳng tại cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh. Đứng đầu cả nước về diện tích chè với 26.700 ha, chiếm trên 33% diện tích chè cả nước, khả năng phát triển lên đến 28.000 ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 182.900 tấn, cung cấp cho công nghiệp chế biến khoảng 25.000 tấn thành phẩm/năm. Ngoài ra Lâm Đồng là địa phương có khí hậu thuận lợi, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của các loại rau, hoa, diện tích rau, hoa có 13.000 ha, chủ yếu tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương và Đức Trọng. Rau, hoa Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, trong đó có những loại có

35

giá trị cao. Hiện nay Lâm Đồng đang từng bước chuyển đổi sang sản xuất các loại rau an toàn và chất lượng cao. Lâm Đồng cũng có một số loại trái cây, diện tích 5.500 ha, sản lượng ước đạt 17.000-20.000 tấn, trong đó có một số trái cây đặc sản có giá trị cao như bơ, hồng, dâu tây...

Lâm Đồng có 676.236 ha đất lâm nghiệp, trong đó 617.000 ha có rừng, trữ lượng khoảng 50 triệu m3. Rừng Lâm Đồng thuộc loại đa dạng sinh học, có trên 400 loài cây gỗ, trong đó có nhiều loại lâm sản quý hiếm. Với sản lượng gỗ tròn khai thác hàng năm 20.000-30.000 m3, Lâm Đồng có nhiều tiềm năng trong công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu. Nguồn tre nứa, lồ ô của Lâm Đồng khá dồi dào, diện tích đất trống có khả năng trồng rừng nguyên liệu khoảng 50.000-70.000 ha, thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến giấy và bột giấy.

Lâm Đồng bao gồm hai thành phố: thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc trực thuộc và 10 huyện trực thuộc: Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Họai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạm Rông. Cơ cấu bộ máy ngành thuế tỉnh Lâm Đồng cũng được tổ chức thành 12 Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng. Với cách tổ chức đó, ngành thuế luôn bám sát địa bàn quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ đã được Nhà nước giao và không ngừng tăng thu cho NSNN trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Cùng với sự ra đời của hệ thống Thuế theo Nghị định số 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập Hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, cùng với sự phát triển ngành Thuế cả nước, tháng 9/1990 Cục Thuế Nhà nước tỉnh Lâm Đồng (nay là Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng) chính thức được thành lập theo cơ cấu chung của ngành mà tiền thân của nó là phòng Thu quốc doanh, phòng Thuế công thương nghiệp và phòng Thuế nông nghiệp trực thuộc Ban Tài chính vật giá thành phố sáp nhập theo quyết định số 314/QĐ-BTC ngày 21/8/1990 của Bộ Tài chính.

Ngay từ khi mới thành lập, Cục Thuế Nhà nước tỉnh Lâm Đồng đã cùng với cả nước thực hiện công cuộc cải cách thuế (1991-1999) với một hệ thống chính sách

36

thuế mới ra đời và áp dụng thống nhất đối với các thành phần, khu vực kinh tế gồm 09 sắc thuế cơ bản. Tuy nhiên, so với nhiệm vụ, yêu cầu phát triển kinh tế và thực tiễn lúc đó, hệ thống chính sách thuế đã bộc lộ một số khiếm khuyết nên hiệu quả chưa cao. Nhà nước đã ban hành Luật thuế GTGT thay thế cho thuế doanh thu; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế thuế lợi tức; sửa đổi, bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; sửa đổi luật thuế tiêu thụ đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế ổn định sản xuất, kinh doanh phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Cục Thuế Lâm Đồng là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế chịu sự chỉ đạo song trùng của UBND Tỉnh Lâm Đồng, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Một là, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hai là, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động.

Ba là, trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về

37

thuế đối với người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

Bốn là, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế…

Về chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng từ tháng 07/2007 cho đến nay thực hiện theo Quyết định 728/QĐ-TCT, ngày 18/6/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng; Ngành Thuế Lâm Đồng đã cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ chương trình cải cách và hiện đại hoá công tác thuế. Kết quả của công cuộc cải cách và hiện đại hoá toàn diện hệ thống Thuế, cùng với kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, số thu ngân sách tăng trưởng không ngừng, thuế trở thành nguồn thu chủ yếu, quan trọng của NSNN: tổng thu ngân sách qua các giai đoạn (1996-2000) là 1.856,3 tỷ đồng gấp gần 8,5 lần tổng thu NSNN giai đoạn (1991-1995); Tổng thu giai đoạn (2001-2005) là 3.552,3 tỷ đồng gấp gần 2 lần giai đoạn (1996-2000); đặc biệt, năm 2005 ngành Thuế Lâm Đồng chính thức bước vào câu lạc bộ 1.000 tỷ, đã thu được 1.203,7 tỷ đồng, đạt 109% dự toán địa phương giao, vượt 34% so với năm trước; giai đoạn (2006-2010) đã thu được 11.283,4 tỷ đồng tăng hơn 03 lần so với tổng thu giai đoạn (2001-2005).

Năm 2011 thu NSNN là: 4.005.3 tỷ đồng, đạt 136% dự toán năm TW, đạt 105% dự toán năm địa phương, đạt 97% chỉ tiêu phấn đấu và tăng 16% so cùng kỳ. Trong đó thu từ thuế phí: đã thu 2.164,1 tỷ đồng, đạt 125% dự toán TW, đạt 101% dự toán ĐP, đạt 94% chỉ tiêu phấn đấu và bằng 132% so cùng kỳ (các khoản thu thuế, phí tăng trưởng khá, có 2 loại thu giảm so cùng kỳ: thu DNNN địa phương bằng 93%, thu phí lệ phí bằng 87%).

38 Bảng 2.1 Bảng tổng hợp thu NSNN năm 2011 ĐVT: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Thực hiện thu NSNN % 2011/TW % 2011/ĐP % Chỉ tiêu phấn đấu % So cùng kỳ Tổng thu NSNN, trong đó: 4.005.343 105% 97% 116%

Thu cân đối, trong đó: 3.770.221 136% 101% 93% 109% Thu nội địa, trong đó: 3.561.321 139% 108% 99% 123% Thuế Quản lý, trong đó: 2.910.031 136% 106% 97% 122%

I Thuế & phí, trong đó: 2.164.129 125% 101% 94% 132%

1 Doanh nghiệp nhà nước 472.059 112% 85% 81% 115%

a DNNN TW 341.420 119% 88% 82% 127% b DNNN ĐP 130.639 97% 77% 77% 93% 2 DN có vốn ĐTNN 117.665 245% 120% 117% 232% 3 Thuế CTN-NQD 1.085.197 125% 108% 99% 141% 4 Phí - Lệ phí 73.928 161% 86% 78% 87% II Bán nhà, cấp đất, thuê đất 745.902 186% 124% 110% 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết thu NSNN năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, thanh tra tại cục thuế tỉnh lâm đồng (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)