Có thể nói ở Việt Nam đói nghèo có mặt ở hầu hết tất cả các vùng, miền trong cả nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ vùng đồng bằng cho đến các vùng núi cao. Tuy nhiên với những đặc điểm riêng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, nguồn nhân lực…ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng đã làm cho vấn đề đói nghèo nơi đây có những đặc điểm riêng biệt so với các vùng khác trong cả nước.
Theo kết quả điều tra xác định hộ nghèo tỉnh Lạng Sơn năm 2005, tồn tỉnh có 44.001 hộ nghèo chiếm 29,07% so với tổng số hộ dân; trong đó khu vực vùng nơng thơn 42.557 hộ chiếm 34,95%; khu vực thành thị 1.644 hộ chiếm 5,44%; toàn tỉnh có 47 xã nghèo có tỷ lệ từ 55% trở lên; 291/2303 thơn có tỷ lệ hộ nghèo từ 70% trở lên, trong đó có 47 thơn có tỷ lệ hộ nghèo 100%. Có 386 hộ nghèo diện chính sách người có cơng chiếm 0,19% so với hộ nghèo, 765 hộ nghèo diện chính sách xã hội chiếm 1,74% so với hộ nghèo; tồn tỉnh có gần 7000 hộ nghèo chiếm 15,77% so với hộ nghèo có nhà ở tạm, dột nát cần hỗ trợ; số hộ thiếu đất nông nghiệp là 7.260 hộ chiếm 16,49% so với hộ nghèo toàn tỉnh [40, tr.1].
Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo đói của Lạng Sơn so với cả nƣớc và khu
vực miền núi phía Bắc
Đơn vị %
Năm 2004 2006 2007 2008 2009
Cả nước 18,10 15,47 14,75 13,40 12,30
Trung du và miền núi phía Bắc 29,70 27,50 26,50 25,10 23,50
Lạng Sơn 28,50 27,05 21,82 18,81 17,85
Nguồn: Tổng hợp từ thời báo kinh tế Việt Nam 2009 - 2010 và báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lạng Sơn
Các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các tỉnh trong cả nước, trong đó có Lạng Sơn với các đặc điểm sau:
Thứ nhất, đặc điểm cơ bản của đói nghèo ở Lạng Sơn là đói nghèo
thường rơi vào nhóm hộ thuần nông, độc canh cây lúa và tự cung, tự cấp, thiếu việc làm nghiêm trọng và việc làm kém hiệu quả, thu nhập quá thấp, khơng có khả năng tích lũy và tái sản xuất giản đơn, chịu nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.
Thứ hai, nghèo đói ở Lạng Sơn thường là hậu quả trực tiếp của thiên
tai, mất mùa, của điều kiện địa lý bất lợi. Đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán...) khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn. Đặc biệt, sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng khác. Sự tách biệt đó đã làm cho nguời dân nghèo vùng này khó có thể tự thốt nghèo, vì vậy họ thường xuyên cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ ba, nghèo đói ở Lạng Sơn ln gắn liền với phong tục tập quán,
phương thức canh tác lạc hậu.
Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao với trên 90% số người nghèo sinh sống ở khu vực này bị cô lập về mặt địa lý, văn hoá, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục... Vì thế đây là nơi có trình độ dân trí rất thấp. Mặt khác, phần lớn số người nghèo ở vùng này là nhóm dân tộc ít người, họ là những người có đời sống văn hóa với khơng ít những phong tục, tập quán lạc hậu. Những thói quen, phong tục, tập quán lạc hậu này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây. Vì vậy, có thể nói việc thay đổi là khơng hề đơn giản. Mặt khác, do điều kiện vị trí, địa lý của một số huyện như Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng với đặc điểm là núi cao, giao thơng đi lại khó
khăn. Chính vì lẽ đó, việc tun truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khó có thể đến được với đồng bào nơi đây. Vì vậy, việc xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu lại càng thêm khó khăn. Như vậy, có thể khẳng định, phong tục tập quán lạc hậu là biểu hiện của trình độ dân trí thấp và trình độ dân trí thấp ln gắn với tập tục canh tác, sản xuất lạc hậu và như vậy, nghèo đói lại thường xuyên diễn ra.