Tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở lạng sơn (Trang 77 - 80)

I Chính sách hỗ trợ về y tế cho ngƣời nghèo

03 Hội Cựu chiến binh 54.757 517 8,9 283 6.797 04 Đoàn thanh niên 25.289 183 4,1 107 2

2.2.3. Tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn

2.2.3.1. Hệ thống chỉ đạo thực hiện

Thực hiện Nghị quyết số 03/NQ- TƯ, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 58/2006/NQ- HĐND ngày 21/7/2006 về Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010, đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 69/KH- UBND ngày 22/12/2007 về triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 trên địa bàn Lạng Sơn.

Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 1152/QĐ- UBND ngày 29/6/2007 về kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 2199/QĐ- BCĐ ngày 26/11/2007 ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh.

Trong đó trưởng ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh là Phó chủ tịch UBND tỉnh; Giám đốc Sở LĐ-TBXH là Phó trưởng ban Thường trực; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục trưởng Cục Thống kê Lạng Sơn là Phó Trưởng ban. Các thành viên tham gia ban chỉ đạo bao gồm: Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá; Phó Giám đốc Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban Dân tộc; Phó Giám đốc sở Y tế; Phó Giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo; Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH; Giám đốc Ngân hàng Chính sách - Xã hội. Ngồi ra, tỉnh cịn mời các thành viên tham gia bao gồm: Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Chủ tịch Hội nơng dân; Chủ tịch hội LHPN; Bí thư Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Chủ tịch hội Cựu chiến binh tỉnh.

Ở cấp huyện, thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện do Phó Chủ tịch huyện làm trưởng ban, trưởng phịng LĐ-TB&XH làm phó ban thường trực; các thành viên ban giảm nghèo cấp huyện bao gồm lãnh đạo các phòng, ban: Phòng Kế hoạch-tài chính; phịng Nơng nghiệp; Phịng Giáo dục; Phịng Dân tộc; Phịng Y tế; Ngân hàng Chính sách- Xã hội huyện.

Ở cấp xã, thành lập ban giảm nghèo xã do đồng chí Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch xã) làm trưởng ban. Ban giảm nghèo cấp xã huy động một số cán bộ xã, cán bộ thôn, bản trực tiếp tham gia cơng tác xóa đói giảm nghèo. Đây là lực lượng giữ vai trị vơ cùng quan trọng góp phần nâng cao vai trị Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Hàng năm UBND tỉnh chị đạo các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, gắn việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của nghành, của tỉnh; tham mưu đề xuất thực hiện các giải pháp có hiệu quả, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn, tồn tại, nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế cao, thực hiện tốt các mục tiêu văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, củng cố quốc phịng, an ninh.

2.2.3.2. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban, ngành

Sở LĐ-TB&XH: Là cơ quan thường trực chương trình, chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm và chăm lo công tác đào tạo cán bộ giảm nghèo, đào tạo nghề; theo dõi tổng hợp, sơ tổng kết kết quả hoạt động từng thời gian; Sở Kế hoạch và Đầu tư: Có trách nhiệm cân đối nguồn lực thực hiện lồng ghép các chương trình. Chỉ đạo hướng dẫn phối hợp thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn; Các sở, ban ngành khác được phân cơng trách nhiệm quản lý các dự án, chương trình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.

Các cơ quan thơng tin tun truyền: Có trách nhiệm tun truyền nâng cao nhận thức, tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình; tuyên truyền kết quả hoạt động, mơ hình cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả trong suốt q trình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo.

UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn: Chủ động huy động nguồn lực tại chỗ và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu của chương trình theo chỉ đạo của ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tỉnh. Phân công, phân cấp rõ trách

nhiệm của từng phòng, ban, đơn vị theo dõi chỉ đạo các cấp xã thực hiện chương trình.

2.2.3.3. Tổ chức ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết về cơng tác xóa đói giảm nghèo

Để thực hiện được các mục tiêu cụ thể về xóa đói giảm nghèo trên dịa bàn tồn tỉnh, Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh trình Tỉnh uỷ, HĐND ban hành các chỉ thị, nghị quyết về công tác xóa đói giảm nghèo. Cụ thể:

Nghị quyết số 03/NQ/TU ngày 12/7/2006 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh công tác XĐGN giai đoạn 2006-2010; Nghị quyết số 58/2006/NQ-HĐND ngày 21/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình XĐGN giai đoạn 2006-2010; Kế hoạch số 69/KH -UBND ngày 22/12/2007 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình giảm nghèo của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006-2010.

Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh đã phân công ngành LĐ-TB&XH làm cơ quan thường trực; Xây dựng quy chế hoạt động, trong đó có phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đồng thời phân công theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình giảm nghèo từng cơ sở. Ban chỉ đạo các cấp đều xây dựng được chương trình giảm nghèo tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào Nghị quyết của cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai; rà sốt kiện tồn lại Ban chỉ đạo để tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động. Hàng năm Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp đều tham mưu cho UBND giao chỉ tiêu giảm hộ nghèo cụ thể đến cấp xã.

2.2.3.4. Công tác truyền thông

Hoạt động truyền thông giảm nghèo của Lạng Sơn đã thực hiện được nhiệm vụ phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp

luật của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, chuyển biến thái độ, hành vi của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn về xóa đói giảm nghèo, tạo ra sự đồng thuận của toàn xã hội trong thực hiện các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo và xã hội hóa các nguồn lực trong và ngồi tỉnh phục vụ cơng tác xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở lạng sơn (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)